MH-17: Sáu mươi tám cảnh sát Malaysia tới Kiev điều tra vụ tai nạn
Sáu mươi tám cảnh sát Malaysia đã đến Ukraina để tham gia vào nhóm chuyên gia quốc tế điều tra tình tiết vụ tai nạn máy bay Malaysia Airlines ở khu vực Donetsk, theo Tiếng nói nước Nga.
Hiện đang có quan ngại nếu không được bảo vệ đúng cách, hiện trường vụ rớt máy bay sẽ bị sai lệch. Ảnh AFP
Trước đó 132 chuyên gia Malaysia đã đến Ukraina nghiên cứu tình hình.
Còn theo BBC News, cảnh sát Hà Lan và Australia cũng đang tới hiện trường.
Tình trạng giao tranh dữ dội tại khu vực khiến cảnh sát không thể tới nơi sớm hơn.
Họ muốn giúp duy trì hiện trạng ở nơi xảy ra vụ việc – một vùng rất rộng lớn do các phiến quân kiểm soát – để các mảnh vụn máy bay và thi thể các nạn nhân có thể được các chuyên gia tai nạn quốc tế giám định.
Video đang HOT
Hầu hết các thi thể đã được đưa đi, trong đó phần lớn được đưa tới Hà Lan.
Máy bay Boeing-777 hãng hàng không Malaysia Airlines khởi hành từ Amsterdam (Hà Lan) đi Kuala Lumpur (Malaysia) bị rơi ở miền đông Ukraina ngày 17 tháng Bảy.
298 hành khách và thành viên tổ lái đã thiệt mạng.
Theo NTD/Bizlive
Hàn Quốc xử tổ lái phà Sewol, bổ nhiệm Thủ tướng mới
Tòa án thành phố Gwangju , hôm nay (10/6), bắt đầu phiên xử phà trưởng và các thành viên tổ lái trên con phà chìm làm gần 300 người chết hồi tháng 4 ở ngoài khơi nước này.
Theo tin từ BBC và CNN, phà trưởng Lee Joon-seok, 69 tuổi, và 3 thành viên tổ lái bị các tội danh "giết người do lơ là cố ý". Nếu bị kết tội, họ có thể phải lĩnh án tử hình, mặc dù đã gần 20 năm qua chưa có trường hợp nào nhận khung hình phạt này ở Hàn Quốc.
Một số thành viên khác của tổ lái bị cáo buộc các tội bỏ rơi hành khách trên phà Sewol và vi phạm một đạo luật về an toàn hàng hải.
Phiên xử sẽ tập trung vào việc phà trưởng Lee Joon-seok đã bỏ chạy thoát thân trong khi hàng trăm người đang mắc kẹt trong con phà đang chìm dần. (Ảnh: AP)
Hầu hết các nạn nhân trong thảm họa này là học sinh trung học và nhiều người thân của các em đã kéo tới tòa để dự phiên xử.
Hiện một cuộc truy nã trên toàn Hàn Quốc cũng đang được tiến hành đối với thương gia Yoo Byung-Eun, người được tin là chủ Công ty Hàng hải Chonghaejin, hãng điều hành phà Sewol. Người con gái 47 tuổi của ông này, Yoo Som-Na, đã bị bắt hồi tháng 5 tại nhà riêng ở Paris theo lệnh bắt giữ quốc tế.
Các nhà chức trách Hàn Quốc cũng đang truy tìm con trai cả của ông ta là Yoo Dae-Kyun và đã treo giải thưởng 100.000 USD cho ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ đối tượng.
Bản thân Yoo bị truy tìm để thẩm vấn về các tội danh có thể gồm biển thủ và lơ là. Các công tố viên đã trao giải 500.000 USD tiền mặt cho ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ tỷ phú này.
Thân nhân những hành khách xấu số đòi các nhà chức trách xét xử nghiêm khắc các thành viên tổ lái bỏ chạy thoát thân. (Ảnh: Reuters)
Thảm họa chìm phà Sewol đã gây ra một làn sóng giận dữ trên toàn Hàn Quốc. Nhiều người đã lên tiếng đòi trừng phạt thật nghiêm khắc các thành viên tổ lái.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo bà Park Geun-hye đã bổ nhiệm tân Thủ tướng và chỉ huy cơ quan tình báo quốc gia.
Theo Tân Hoa xã, Moon Chang-keuk, cựu phóng viên báo JoongAng Ilbo, đã được chọn vào vị trí Thủ tướng thay ông Chung Hong-won, người xin từ chức sau thảm họa chìm phà để nhận trách nhiệm về vụ việc. Moon được mô tả là một nhân vật đầy quyết tâm, sẽ tích cực thúc đẩy các vấn đề chủ chốt của đất nước.
Cùng ngày, Đại sứ Hàn Quốc tại Nhật Bản Lee Byung-ki đã được bổ nhiệm vào vị trí chỉ huy cơ quan tình báo quốc gia (NIS). Ông Lee từng là Tổng giám đốc Cơ quan Hoạch định An ninh quốc gia và là một nhà nghiên cứu tại Học viện Ngoại giao Hàn Quốc, chuyên về các vấn đề an ninh và đối ngoại.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Cảnh bấn loạn trên phà chìm qua bản ghi liên lạc Những liên lạc cuối cùng giữa con phà chìm ở ngoài khơi Hàn Quốc với cơ quan điều hành vận tải cho thấy một cảnh tượng vô cùng bấn loạn trên phà cùng sự thiếu quyết đoán của tổ lái. Theo tin từ BBC, trong đoạn ghi liên lạc mới được công bố, một thành viên tổ lái liên tục hỏi liệu có...