MGM Studios chính thức về tay Amazon
Thương vụ thành công sẽ đóng góp cho dịch vụ Amazon Prime Video khoảng 4.000 phim và 17.000 chương trình truyền hình.
Vào thứ Năm (17/3), Amazon đã thông báo mua lại thành công MGM Studios với giá 8,45 tỷ USD, studio đứng sau những thương hiệu phim huyền thoại như James Bond và Rocky. Sự kiện này đã thể hiện hành động cạnh tranh đầy tham vọng của Amazon đối với các nền tảng phát hành trực tuyến khác như Netflix, HBO GO…
Nhà bán lẻ có trụ sở tại Seattle đã công bố giao dịch vào tháng 5/2021, theo đó MGM cung cấp một loạt nội dung để thu hút người tiêu dùng đến với dịch vụ phát trực tuyến Prime, và họ sẽ trả phí 14,99 đô la mỗi tháng tại Mỹ.
Ủy ban châu Âu kết luận rằng việc sáp nhập Amazon và MGM sẽ không làm giảm đáng kể sự cạnh tranh trên thị trường. Và thương vụ này đã được các cơ quan có thẩm quyền của Liên minh châu Âu (EU) chấp thuận thông qua vô điều kiện.
Video đang HOT
Trước đó, Amazon đã thông báo với FTC (Uỷ ban Thương mại Liên bang) rằng, đã tuân thủ phần lớn các yêu cầu cung cấp thông tin về thỏa thuận. Tuy nhiên, phía FTC vẫn chưa có động thái gì về sự kiện này, dù từng cho biết sẽ khởi kiện nếu phát hiện ra sai phạm.
Amazon cho biết họ sẽ chào đón tất cả nhân viên MGM đến công ty và làm việc với ban lãnh đạo của studio. Nhân viên của MGM sẽ tham gia tổ chức của Mike Hopkins, phó chủ tịch cấp cao của Prime Video và Amazon Studios.
“Chúng tôi hoan nghênh các nhân viên, người sáng tạo và tài năng của MGM đến với Prime Video và Amazon Studios, chúng ta hãy hợp tác cùng nhau để tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa để cung cấp những nội dung chất lượng,” ông tuyên bố.
Người dùng đang quay lại với đĩa CD
Lần đầu tiên sau gần 2 thập kỷ, doanh số bán ra đĩa CD tăng trở lại tại thị trường Mỹ.
Theo số liệu do Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Mỹ (RIAA) công bố, doanh số bán đĩa CD tại nước này trong năm 2021 đạt 46,6 triệu chiếc, tăng cao so với con số 31,6 triệu của năm trước đó. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2004, doanh số đĩa CD tăng trở lại.
Doanh thu của mặt hàng này cũng tăng từ 483,2 triệu USD lên 584,2 triệu USD sau một năm. Các số liệu của RIAA phù hợp với báo cáo tương tự được hệ thống thu thập dữ liệu MRC Data công bố vào đầu năm nay.
Lần đầu tiên sau gần 20 năm, doanh số đĩa CD tăng trở lại.
Con số này vẫn kém xa so với thời kỳ đỉnh cao vào năm 2000, khi mỗi năm có gần 1 tỷ CD được bán ra tại Mỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ gia tăng đáng kể so với trước đó một năm đánh dấu sự hồi sinh của hình thức âm nhạc truyền thống.
Doanh số bán đĩa vinyl tăng đều đặn trong hơn 15 năm qua và đạt 39,7 triệu chiếc ở Mỹ vào năm 2021, mang lại doanh thu 1 tỷ USD. Tính tổng cộng, doanh số đĩa nhạc vật lý truyền thống nói chung lần đầu tiên tăng trưởng kể từ năm 1996. Trong khi đó, hình thức phát trực tuyến vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường năm qua.
Doanh thu từ thuê bao trực tuyến trong năm 2021 đạt 8,6 tỷ USD, chiếm 57,2%, theo thống kê của RIAA. Đĩa CD và vinyl chiếm chưa đến 11%.
Theo The Verge, rất khó dự đoán về sự hồi sinh của đĩa CD trong giai đoạn tiếp theo. Hình thức lưu trữ này mang đến trải nghiệm ấn tượng khi giải trí tại nhà nhưng lại thiếu tính di động. Riêng với đĩa vinyl, âm thanh mà nó mang lại khác biệt rất nhiều so với nhạc kỹ thuật số hay CD.
Về cơ bản, đĩa CD chỉ là phương tiện lưu trữ nhạc kỹ thuật số chất lượng cao, tương tự nhạc lossless của Apple Music hay Amazon Music. Tuy nhiên, cảm giác cầm một vật thể đẹp trên tay, kèm theo ảnh bìa album và được toàn quyền sở hữu là điều mà dịch vụ âm nhạc trực tuyến không thể mang lại.
Ngoài ra, sở hữu đĩa CD vật lý cũng cho người hâm mộ cảm giác ủng hộ trực tiếp nghệ sỹ thần tượng của họ, thay vì trả tiền cho dịch vụ phát trực tuyến. Đây là một phần lý do nhiều người vẫn mua đĩa CD.
Microsoft khánh thành trung tâm dữ liệu thứ tư ở Ấn Độ Microsoft chính thức ra mắt trung tâm dữ liệu thứ tư tại Ấn Độ - một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của công ty. Ông Anant Maheshwari, người đứng đầu Microsoft Ấn Độ, cho biết công ty mẹ (Microsoft) đang đầu tư dài hạn vào quốc gia này. Tuy vậy, khi giới truyền thông địa phương yêu cầu xác nhận...