Mexico – miền đất hứa cho các nhà sản xuất ô tô
Kế hoạch khai thác xe của Toyota từ nhà máy Mazda tại Mexico vào năm 2015 là minh chứng mới nhất cho tầm quan trọng của quốc gia Nam Mỹ với các nhà sản xuất ô tô toàn cầu.
Theo hãng nghiên cứu LMC Automotive, công suất xe của Mexico đang trên đường đạt mốc kỷ lục 2,86 triệu chiếc trong năm 2012.
Trước đó, hàng loạt các tên tuổi khác cũng có động thái thâm nhập vào thị trườngMexico. Honda đang xây dựng nhà máy lắp ráp quy mô lớn đầu tiên, Nissan tăng thêm nhà máy thứ 3, Ford sản xuất xe sedan hạng trung và Audi mới công bố kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất xe sang đầu tiên ở quốc gia này vào năm 2016.
Mexico đang nổi lên như một điểm sáng đầu tư cho các nhà sản xuất ô tô.
Các nhà sản xuất đang tập trung đầu tư trong khoảng 483 km của thành phốMexico để tận dụng danh tiếng mới nổi về chất lượng của quốc gia này. Thỏa thuận thương mại của Mexico kết nối với 44 quốc gia khác cũng là điểm hấp dẫn để vận chuyển xe tới Nam Mỹ, châu Á, châu Phi, cũng như Mỹ và Canada.
Thương mại tự do
“Mexico có nhiều thỏa thuận thương mại tự do hơn Mỹ,” ông Sean McAlinden, nhà kinh tế ở Trung tâm nghiên cứu ôtô thuộc Ann Arbor, Mich nói. “Họ có một thỏa thuận thương mại tự do với EU, giúp tiết kiệm 10% thuế quan so với Mỹ”.
“Khu vực trung tâm Mexico chắc chắn sẽ là nơi đạt tỷ lệ tăng trưởng nóng nhất trong thập kỷ này”, Michael Robinet, giám đốc điều hành công ty tư vấn IHS Automotive nói. “Việc dịch chuyển tới Mexico không chỉ là nỗ lực chinh phục thị trường Mỹ và Canada mà còn mang ý nghĩa toàn cầu”.
Video đang HOT
Trong vòng 24 tháng qua, tổng số tiền đầu tư từ các nhà sản xuất ôtô vào Mexicođã đạt con số 7,8 tỷ USD.
Mazda đã đồng ý để sản xuất mẫu compact cỡ nhỏ mang thương hiệu Toyota dựa trên Mazda2 hatchback tại nhà máy trị giá 500 triệu USD đang được xây dựng ở trung tâm bang Guanajuato. Nhà máy này sẽ cung cấp cho Toyota 50.000 xe/năm khi đi vào sản xuất giữa năm 2015.
“Chất lượng cao nhất”
“So với tất cả các cơ sở sản xuất, chúng tôi tự tin dòng xe mới được sản xuất tạiMexico sẽ có chất lượng tốt nhất”, ông Steve Curits, một phát ngôn viên của Toyota Bắc Mỹ nói.
Toyota đã vận hành một nhà máy sản xuất Tacoma pickup nhỏ gần Tijuana,Mexico. Bên cạnh việc cung cấp xe cho thị trường Mỹ và Mexico, nhà máy này cũng giúp Toyota tuân theo nguyên tắc quốc gia yêu cầu các nhà sản xuất quan trọng phải có ít nhất 50.000 xe sản xuất tại địa phương hoặc đối mặt với thuế quan nhập khẩu.
Ford, hãng xe đang nỗ lực bắt kịp doanh số Toyota trong phân khúc sedan hạng trung tại Mỹ, năm nay bắt đầu sản xuất phiên bản Fusion sedan tại Hermosillo,Mexico. Khoản tiền đầu tư của Ford vào cơ sở này cũng lên tới 1,3 tỷ USD.
Các hãng xe Nhật như Nissan đang nỗ lực xây dựng cơ sở sản xuất tại Mexico
Tác động của đồng Yên
Đồng Yên tăng mạnh so với đồng đô-la buộc các hãng xe Nhật Bản tăng cường sản xuất ở bên ngoài lãnh thổ quốc gia họ để duy trì ưu thế cạnh tranh tại Mỹ, nơi Toyota và Honda đang gặt hái nhiều lợi nhuận.
Hiện tại, giá trị của đồng Yên so với đồng đô-la Mỹ đã tăng 3,7% so với cách đây 2 năm và 27% nếu so sánh từ năm 2007.
Làn sóng mới và những bến cảng bận rộn
Theo LMC, với làn sóng đầu tư mới, công suất xe du lịch của Mexico sẽ tăng 34%, đạt 3,83 triệu chiếc vào năm 2017. Trong khi đó, việc đạt khoảng 2,86 triệu xe năm nay sẽ đưa Mexico trở thành nhà sản xuất ôtô lớn thứ 8 trên thế giới.
Mặc dù doanh số nội địa tại Mexico thấp hơn đỉnh điểm năm 2006, nhưng Hiệp hội Các ngành công nghiệp ôtô Mexico cho biết lĩnh vực xuất khẩu đã tăng 12%, đạt kỷ lục 1,98 triệu xe trong 10 tháng đầu năm 2012.
Mỹ chiếm 63% tổng số xe xuất khẩu, tiếp đến là các quốc gia còn lại ở Mỹ La-tinh với 16% và châu Âu 9%. Xe xuất khẩu tới châu Phi cũng đạt 26.608 chiếc, còn sang châu Á tăng tới 83%, đạt 38.194 chiếc.
Veracruze (Mexico) là cảng xe hơi bận rộn nhất ở Bắc Mỹ năm ngoái khi là điểm chuyển giao 753.684 xe cho những thương hiệu như Ford, Nissan và Volkswagen.
Với những lợi thế nhất định, Mexico đang được xem như miền đất hứa cho các nhà sản xuất xe hơi toàn cầu tìm kiếm sự tăng trưởng trong tương lai.
GIA MINH
Theo Infonet
Cần 26.000 tỷ để "cứu" TPHCM khỏi ngập
Đến năm 2070, sẽ có gần 10.000 ha diện tích, 257.000 người dân, 1.494 km đường giao thông cùng nhiều diện tích cơ sở sản xuất, khu công nghiệp... bị ngập nước do tác động của triều cường cùng với nước biển dâng.
Ngày 13/11, tại TP.HCM, Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển COHED và Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM tổ chức hội thảo với chủ đề đánh giá rủi ro của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người tại Việt Nam.
Tại hội thảo này, ngoài các đánh giá về biến đổi khí hậu làm xuất hiện các loại dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng nặng nề đến ngập nước, đặc biệt là tại đô thị lớn như TP.HCM. Đặc biệt, một chuyên gia từ Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam đã đưa ra kịch bản ngập nước tại TP.HCM đến năm 2070 (chưa tính tác động của mưa).
Người dân TP.HCM vật lộn với triều cường chiều 17/10
Thạc sĩ Bùi Chí Nam - Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường phía Nam cho rằng, ngập nước ở TP.HCM là do nhiều tác động gây nên bao gồm mưa, triều cường cộng với mực nước thượng nguồn dâng lên. Bỏ qua yếu tố mưa, chỉ tính toán trên cơ sở triều cường cùng với mực nước biển dâng đã ảnh hưởng đến ngập nước của thành phố, ông Nam khẳng định, đến năm 2070, sẽ có gần 10.000 ha diện tích thành phố bị ngập, đặc biệt tại các khu vực huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, quận Thủ Đức, quận 12...
Từ những số liệu nghiên cứu, ông Nam chứng minh rằng, năm 2070 ngập nước do triều cường và mực nước biển dâng dưới tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm cho quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên nước, cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp và người dân bị ảnh hưởng nặng nề.
Cụ thể, nếu năm 2020 khi mực nước biển dâng thêm 8cm thì huyện Cần Giờ sẽ có 546 ha bị ngập nhưng đến năm 2070 khi mực nước dâng thêm 37cm thì diện tích đất bị ngập ở huyện ngoại thành này cũng sẽ tăng lên 1.565 ha (2,1% tổng diện tích toàn huyện). Đặc biệt, theo tính toán của Phân viện này, huyện Bình Chánh sẽ là huyện có diện tích bị ngập nhiều nhất với 17,59% diện tích toàn huyện (khoảng 4.447 ha vào năm 2070), kế đến là các quận 12, Thủ Đức, quận 2, huyện Bình Tân...
Theo ông Nam, ngập nước cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống đường giao thông. "Đến năm 2020 sẽ có khoảng 949 km chiều dài của các đường giao thông trong TP.HCM bị ngập. Còn đến năm 2070 sẽ tăng lên 1.494 km đường giao thông bị ngập", ông Nam nói. Hiện nay, TP.HCM có 3.897 tuyến đường với tổng chiều dài 3.534 km.
Các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất đến năm 2070 cũng sẽ bị ngập nước như KCN Lê Minh Xuân bị ngập 34,37% tổng diện tích, KCN Phong Phú bị ngập 29,11% tổng diện tích, Khu công nghệ cao (Q.9) cũng bị ngập 1,65% tổng diện tích...
Về dân cư, ông Nam cũng khẳng định rằng, sẽ có khoảng 257.000 người chịu ảnh hưởng bởi ngập nước, trong huyện Bình Chánh (68.808 người), quận 12 (62.687 người), quận Thủ Đức (34.818 người), quận Bình Tân... là những quận, huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
"Để ứng phó với biến đổi khí hậu, TP.HCM cần nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp một cách hợp lý và xây dựng kế hoạch hành động có hiệu quả", ông Nam nói.
Trước đó, trong một cuộc họp giữa UBND TP.HCM với các sở ban ngành, Sở Tài nguyên Môi trường thành phố đã đề xuất 26.000 tỷ đồng để xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2015.
Cụ thể, số tiền này sẽ tập trung cho các dự án liên quan đến quy hoạch đô thị, tài nguyên nước, năng lượng, nông nghiệp, chất thải, tuyên truyền nâng cao nhận thức biến đổi khí hậu trong cộng đồng dân cư...
Theo 24h
Dùng nước máy đóng bình "nước tinh khiết" Hôm qua, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM tiến hành kiểm tra 2 cơ sở sản xuất nước đóng bình tại Q.9. Bước đầu cho thấy, cả hai cơ sở đều không đảm bảo vệ sinh. Nơi sản xuất nhếch nhác Khi đoàn đến kiểm tra Công ty TNHH SX-DV Hồng Minh Đức (số 141, đường Lò Lu, P.Trường Thạnh, Q.9) - nơi...