Mexico hoan nghênh Mỹ thông qua thương vụ ‘lịch sử’ của Pemex
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, ngày 22/12, Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador thông báo Chính phủ Mỹ đã thông qua thương vụ tập đoàn dầu khí quốc gia Pemex mua lại nhà máy lọc dầu Deer Park tại bang Texas trị giá 1,2 tỷ USD.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Mexico Pemex. Ảnh: e-consulta.com
Phát biểu tại họp báo, nhà lãnh đạo Mexico khẳng định đây là một thương vụ “lịch sử”, mà nhờ đó Mexico sẽ tiến gần hơn mục tiêu tự chủ xăng dầu vào năm 2023. Theo ông Lopez Obrador, nhà máy Deer Park, vốn thuộc về Tập đoàn Shell, có công suất sản xuất 340.000 thùng dầu/ngày. Với việc mua lại Deer Park cũng như vận hành nhà máy lọc dầu Tula và sắp tới là Dos Bocas, Mexico sẽ có khả năng xử lý 700.000 thùng/ngày.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2023 sẽ nâng sản lượng của 6 nhà máy đang được hiện đại hóa lên 1,2 triệu thùng/ngày, nhờ đó năng lực lọc dầu trong nước sẽ tăng lên 1,9 triệu thùng/ngày. Điều này cho phép Mexico không phải nhập khẩu xăng, đồng thời tiến hành tinh lọc tất cả lượng dầu thô trong nước và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa. Giám đốc Pemex Octavio Romero Oropeza cho biết giá trị giao dịch đối với tài sản của Deer Park vẫn ở mức 596 triệu USD, tương đương 50% khoản nợ của nhà máy này. Theo chỉ thị của Tổng thống Lopez Obrador, khoản nợ tương ứng với phần tham gia của Pemex sẽ được thanh lý với số tiền cũng là 596 triệu USD rút từ Quỹ Cơ sở hạ tầng Quốc gia. Giám đốc Pemex giải thích: “Điều này có nghĩa là Deer Park đã có một khoản nợ tương đương với giá trị của nhà máy khoảng 1,2 tỷ USD, Shell và Pemex sẽ trả phần nợ tương ứng của mình, do đó nhà máy sẽ được bổ sung vào tài sản công của Mexico hoàn toàn sạch nợ”.
Giá nhiên liệu trong những tháng gần đây tăng giảm thất thường do tác động từ đại dịch COVID-19 cũng như tình trạng mất cân bằng trên thị trường vàng đen. Là một nước sản xuất dầu hàng đầu, Mexico vẫn nhập khẩu phần lớn xăng dầu phục vụ nhu cầu trong nước do Pemex thiếu hụt công suất lọc dầu.
Video đang HOT
Tập đoàn Shell công bố kế hoạch chuyển trụ sở từ Hà Lan sang Anh
Shell sẽ loại bỏ từ "Royal Dutch" ra khỏi tên công ty sau 130 năm và chuyển trụ sở sang Vương quốc Anh sau khi hứng chịu sức ép từ các nhà hoạt động ở Hà Lan yêu cầu cắt giảm lượng khí thải độc hại.
Một nhà máy lọc dầu của Shell ở Rotterdam, Hà Lan. (Nguồn: AFP)
Tập đoàn năng lượng đa quốc gia Royal Dutch Shell đã công bố kế hoạch chuyển trụ sở chính từ Hà Lan sang Vương quốc Anh, đồng thời loại bỏ từ " Royal Dutch" ra khỏi tên công ty sau 130 năm.
Trong tuyên bố của mình, Shell vẫn bày tỏ tự hào "về di sản (liên doanh) Anh-Hà Lan" và sẽ tiếp tục là một nhà tuyển dụng quan trọng với sự hiện diện chính ở Hà Lan.
Công ty cho biết các dự án và bộ phận công nghệ, các doanh nghiệp khí đốt tích hợp và trung tâm năng lượng tái tạo vẫn sẽ đặt tại La Haye (Hà Lan).
Cổ phiếu của tập đoàn sẽ tiếp tục được niêm yết ở Amsterdam (Hà Lan), London (Anh) và New York (Mỹ). Kế hoạch này, được xem là một lợi ích mà Anh có được sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), cũng bao gồm việc Shell chuyển nơi nộp thuế sang Anh-nơi công ty sẽ tổ chức các cuộc họp hội đồng quản trị và ủy ban điều hành, đồng thời có giám đốc điều hành và giám đốc tài chính.
Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Các vấn đề Kinh tế Hà Lan Stef Blok nêu rõ: "Chúng tôi (Hà Lan) vô cùng ngạc nhiên về quyết định của Shell. Nội các (Hà Lan) vô cùng lấy làm tiếc về ý định này."
Ông cho biết đang đàm phán với Shell về tác động lớn mà quyết định trên để lại đối với việc làm, các quyết định đầu tư quan trọng và tính bền vững.
Kế hoạch chấm dứt cơ cấu là công ty của Anh-Hà Lan được Shell công bố sau khi tập đoàn này phải hứng chịu sức ép từ các nhà hoạt động ở Hà Lan yêu cầu cắt giảm lượng khí thải độc hại.
Theo đó, tòa án La Haye hồi tháng Tư đã ra phán quyết yêu cầu Shell cắt giảm 45% lượng khí thải carbon vào năm 2030 vì điều này đang góp phần gây ra hậu quả "thảm khốc" của biến đổi khí hậu.
Quỹ hưu trí lớn nhất của Hà Lan, ABP, sau đó đã thông báo sẽ ngừng đầu tư vào tất cả các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong đó có Shell.
Royal Dutch Shell (hay Shell) là công ty dầu khí đa quốc gia Anh-Hà Lan được thành lập tại Vương quốc Anh năm 1907 do sự sáp nhập của Royal Dutch Petroleum (Hà Lan) và Shell Transport & Trading (Anh).
Shell là một trong số những công ty giá trị nhất trên thế giới, hoạt động trong mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí bao gồm thăm dò và sản xuất, lọc dầu, phân phối và tiếp thị, hóa dầu, sản xuất điện và kinh doanh.
Shell cũng tham gia đáng kể vào lĩnh vực hóa dầu và năng lượng tái tạo với việc cung cấp các dịch vụ năng lượng gió, hydrogen và năng lượng Mặt Trời.
Nga và Canada: Cuộc chạy đua nhằm đáp ứng nhu cầu dầu thô của Mỹ Nga đang cung cấp nhiều dầu cho Mỹ hơn bất kỳ nhà sản xuất nước ngoài nào khác ngoài Canada, khi các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang lùng sục khắp thế giới để tìm nguồn nguyên liệu giàu xăng đáp ứng nhu cầu nhiên liệu động cơ đang tăng cao. Nga đang cung cấp nhiều dầu cho Mỹ hơn bất kỳ...