Meta ủng hộ 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ
Ngày 12/12, hãng CNN đưa tin tập đoàn Meta đã xác nhận việc quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Biểu tượng Meta tại California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông tin trên xuất hiện chỉ 2 tuần sau cuộc gặp riêng giữa Giám đốc điều hành (CEO) Meta Mark Zuckerberg với ông Trump tại khi nghỉ dưỡng Mar-a-Lago.
Theo CNN, ông Zuckerberg đang tìm kiếm vai trò tích cực hơn trong chính quyền sắp tới của nước Mỹ, rất có thể liên quan đến việc định hình chính sách công nghệ. Đây được đánh giá là một sự đảo chiều so với gần 4 năm trước khi Meta “cấm cửa” ông Trump khỏi các nền tảng của công ty này sau cuộc bạo loạn tại Đồi Capitol ngày 6/1/2021.
Trước cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 5/11, ông chủ của Meta đã có những động thái nhằm xích lại gần hơn với ông Trump. Trong cuộc phỏng vấn vào mùa Hè, ông Zuckerberg đã thể hiện sự ngưỡng mộ khi ông Trump thoát nạn trong vụ ám sát hụt hồi tháng 7 năm nay. Bên cạnh đó, nhiều giám đốc hàng đầu của một số công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ, bao gồm ông Tim Cook của Apple, ông Sundar Pichai của Google và ông Andy Jassy của Amazon, được cho cũng đã tìm kiếm cơ hội gặp ông Trump trước ngày bầu cử.
Về phần mình, Tổng thống đắc cử Trump dường như rất thích mối quan hệ nồng ấm với các “đại gia” công nghệ. Ông từng nhiều lần nhắc đến các cuộc trao đổi với các tập đoàn công nghệ lớn và thậm chí dành lời khen cho các công ty mà ông từng chỉ trích là nguyên nhân khiến ông thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Mỹ: Hai 'gã khổng lồ' công nghệ kháng cáo các vụ kiện gian lận chứng khoán
Tòa án Tối cao Mỹ sẽ xem xét kháng cáo của nền tảng truyền thông xã hội Facebook thuộc tập đoàn Meta và nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo Nvidia xin miễn các vụ kiện gian lận chứng khoán liên bang trong những vụ án riêng biệt - vốn có thể khiến các bên kiện tụng khó lòng buộc các công ty này phải chịu trách nhiệm.
Biểu tượng của Meta. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau 3 phán quyết của Tòa án Tối cao vào tháng 6 năm nay làm suy giảm vai trò của các cơ quan quản lý liên bang, trong đó có Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) chuyên giám sát gian lận chứng khoán, các thẩm phán hiện có thể sẵn sàng hạn chế quyền lực của các nguyên đơn tư nhân trong việc thực thi các quy tắc liên bang nhằm xử phạt sai phạm của các "ông lớn công nghệ".
Luật sư Andrew Feller từng công tác tại SEC cho rằng phán quyết gần đây của Tòa án Tối cao có lợi cho doanh nghiệp, thu hẹp thẩm quyền của các cơ quan quản lý liên bang cho thấy Facebook và Nvidia cũng có thể tìm thấy cơ hội tương tự. Theo luật sư Feller, với những lợi ích kinh doanh thu được, hai "ông lớn" Facebook và Nvidia vẫn sẽ phản đối mạnh mẽ các quy tắc nhằm buộc họ phải chịu trách nhiệm, trong đó có quyền khởi kiện của cá nhân hoặc một nhóm cá nhân cáo buộc bị thiệt hại do các công ty công nghệ này.
Facebook và Nvidia kháng cáo lên Tòa án Tối cao sau khi Tòa phúc thẩm số 9 có trụ sở tại San Francisco ra phán quyết cho phép tiến hành các vụ kiện gian lận chứng khoán tập thể riêng biệt đối với hai "ông lớn" này.
Tòa án Tối cao sẽ mở phiên điều trần trong những ngày tới, ở đó Facebook trình bày các lập luận nhằm bác bỏ vụ kiện cáo buộc công ty này lừa dối các nhà đầu tư, vi phạm Đạo luật Giao dịch Chứng khoán năm 1934, trong đó yêu cầu các công ty đại chúng phải tiết lộ rủi ro kinh doanh của họ.
Tiếp đó, vào phiên ngày 13/11, Tòa án Tối cao sẽ nghe các lập luận của Nvidia, kháng cáo vụ kiện tập thể về chứng khoán cáo buộc công ty có trụ sở tại Santa Clara, bang California này đã lừa dối các nhà đầu tư về tỷ lệ doanh thu mà công ty này dành cho ngành tiền điện tử nhiều biến động.
Meta 'ăn nên làm ra', tập trung đầu tư lớn vào AI Ngày 30/10, Meta - chủ sở hữu các ứng dụng Facebook, Instagram và WhatsApp - thông báo thu nhập ròng và doanh thu trong quý III năm nay của tập đoàn vượt kỳ vọng, đồng thời xác nhận sẽ mở rộng đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Biểu tượng của Tập đoàn Meta tại một hội nghị ở Davos,...