Mệt mỏi vì “yêu” chưa đủ “liều”
L. một phụ nữ chưa lập gia đình bộc lộ “khi tôi chưa có đủ liều lượng tình dục, tôi cảm thấy mỏi mệt, chán nản”.
Chứng nghiện tình dục ở giới nữ vẫn chưa được nói đến nhiều. Có người cho rằng, nữ nghiện tình dục là một kiểu mẫu phụ nữ mới của thời đại khi hành vi tình dục chịu nhiều tác động của đời sống xã hội (được đề cập cởi mở hơn về tình dục, sự phát triển nhanh các ấn phẩm, trang mạng về tình dục, dụng cụ tình dục được bày bán tự do, ngành giải trí và thời trang hình như cũng khuyến khích bản năng tính dục…).
Nghiện tình dục cũng giống như nhiều loại nghiện khác hay đi kèm với sự khổ sở, dằn vặt khi không đạt được điều mong muốn. L. một phụ nữ chưa lập gia đình bộc lộ “khi tôi chưa có đủ liều lượng tình dục, tôi cảm thấy mỏi mệt, chán nản” và khi đó, tình dục trở thành một điều kiện không thể thiếu cho sự cân bằng của con người. Rất khó khăn để có thể kiềm chế không quan hệ tình dục, cuối cùng dẫn đến một trạng thái bực bội về cả thể chất và tâm trí. Sự nghiện ngập tình dục ấy có tính chất bức bách, không thể cưỡng lại và phần lớn lại không vì một liên hệ cảm xúc nào, mà chỉ vì tìm kiếm khoái cảm và thường dẫn đến những hậu quả tiêu cực, ví dụ miệt mài theo đuổi lối sống thác loạn và từ chối thực hành tình dục an toàn (không dùng bao cao su).
Giả thuyết về nguyên nhân
Tuy nhiên, tại sao lại không thể đặt câu hỏi, liệu có phải chứng quá đam mê tình dục nữ là một khiếm khuyết về bản sắc giới, một yếu kém về hình ảnh bản thân đến mức suy giảm cả sự yêu bản thân hay có khoảng trống trong tâm hồn mà chỉ có đàn ông mới có thể lấp đầy. Trên thực tế, ngoài sự tìm kiếm khoái cực và khoái cảm còn có điều thầm kín nào nữa thôi thúc, ý muốn quyến rũ bạn tình và nổi trội hơn hết là cảm giác còn được người khác thèm muốn? Dù có chuyện giải phóng tình dục hay không thì sự ham muốn ở nữ vẫn thiên về cảm xúc hơn, trong khi ở nam giới, sự tách biệt giữa cảm xúc tình yêu và sung năng có lằn ranh tầm thường hơn.
Người ta còn cho rằng đa số những người nghiện tình dục đã trải qua môi trường gia đình không thuận lợi cho sự phát triển nhân cách đúng đắn, có cha mẹ nghiện ngập (rượu, ma túy) hoặc có những hành vi khiến con cái sớm phát triển bản năng tính dục hay sớm có trải nghiệm tình dục (78% phụ nữ nghiện tình dục đã từng bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ) để đến tuổi trưởng thành có sai lệch về nhân cách – sống thu mình, không cởi mở và không được hướng dẫn để có suy nghĩ sâu sắc, chín chắn – những dấu ấn thường thấy ở người nghiện, họ không biết lựa chọn những giải pháp thích hợp nhất khi phải ra quyết định. Nghiện tình dục gọi là bệnh hoạn khi có những hành vi xúc phạm đến thuần phong mỹ tục, phương hại đến người khác hoặc bản thân (ảnh hưởng đến công việc, học tập…) chứ không phải sự đam mê tính theo số lượng – một người có ham muốn tình dục nhiều hơn bình thường với bạn tình hoặc với vợ/chồng và được chấp nhận không hẳn là bệnh hoạn. Không phải tất cả những người nghiện tình dục đều trở thành những người có hành vi xúc phạm đến người khác cũng như không phải tất cả những người có hành vi tình dục xúc phạm đến người khác đều là những người nghiện tình dục (chỉ có khoảng 55% những người có hành vi tình dục xúc phạm đến người khác được coi là nghiện tình dục). Đánh giá chính xác một người nghiện tình dục cần dựa trên đối thoại trực tiếp và sự hiểu biết về những hoàn cảnh liên quan đến hành vi đó.
Biểu hiện nghiện tình dục ở nữ
Phụ nữ có hành vi nghiện tình dục có thể có những biểu hiện như lẳng lơ, ăn mặc khêu gợi (biểu hiện của hành vi phô bày), chỉnh hình thẩm mỹ, ve vãn cả người trẻ hoặc nhân viên dưới quyền, có nhiều chuyện phiêu lưu tình ái, bất chấp ranh giới tuổi tác, địa vị, có thể quan hệ yêu đương cả với đàn ông có vợ, thủ trưởng, có thể quan hệ tình dục với người mới gặp lần đầu trong buổi khiêu vũ, lễ hội (biểu hiện của hành vi tình dục không cần biết rõ đối tượng), có sung năng tự kích dục, tìm cái đau để có khoái cảm hay làm cho người khác đau để có khoái cảm (thường gọi là bạo dâm hay ác dâm). Nhiều phụ nữ nghiện tình dục có thể trải qua những giai đoạn chán chường tình dục – một cực đối lập – nhưng lại có thể rơi vào một đam mê khác.
Video đang HOT
Có thể chữa được chứng quá đam mê tình dục ở nữ giới không?
Có thể và một lần nữa nhấn mạnh rằng đạo đức không liên quan đến các biện pháp chữa bệnh, điều này được các nhà tình dục học thống nhất ý kiến. Có nhiều cách, kể cả với sự hỗ trợ của dụng cụ tình dục để giúp phụ nữ đạt được sự hài lòng về tình dục nhằm “hạ hỏa” sung năng, tự tin và phục hồi lòng yêu bản thân.
Có những phụ nữ ngoài 40 tuổi hay vừa trải qua li dị lại xảy ra chứng quá đam mê tình dục, ở những người này, nhu cầu cảm thấy còn hấp dẫn đàn ông và nhu cầu tự trấn an đã vượt lên trên tất cả. Đó cũng là cách thường thấy để “lấy lại” lòng yêu bản thân. Trong trường hợp này, có vai trò của yếu tố “tình dục không cần cảm xúc”. Để chấm dứt được những hành vi quá đam mê tình dục là cả một cuộc chiến gian khổ lúc đầu. Đương sự phải tập đối mặt với nhiều nỗi lo hãi, ví dụ lo hãi về tuổi tác, về sự cô đơn và nhìn thẳng vào sự thật này có thể đem lại những tác dụng tích cực. Khi đã ngộ ra sẽ giúp đương sự chuyển biến dần.
Ở những phụ nữ trẻ hơn thì chứng nghiện tình dục có thể bộc lộ ra bằng việc sử dụng dụng cụ tình dục và những “bạn tình một đêm”- cũng chỉ là một thứ dụng cụ và sau đó là trạng thái bực bội, bất an. Có chuyên gia tâm lý cho rằng người nữ nghiện tình dục đôi khi có biểu hiện kích động kèm kiềm chế, ví dụ thốt ra những lời nói thô lỗ, tục tằn, mặc dù không muốn. Liệu pháp điều trị không đơn giản, bắt đầu bằng sự nhận diện chính xác con người thật của đương sự, tiếp theo là xác định những hành vi lành mạnh giúp đương sự có được khoái cảm, tạo lập với bạn tình một khu vực hòa hợp có thể chia sẻ những ham muốn thầm kín.
Theo VNE
Đàn ông không đi viện!
Với chàng, đi bệnh viện chẳng khác nào dấu hiệu của yếu đuối. Và còn vài nguyên do nữa...
Mất thời gian
Một nguyên nhân chủ chốt khiến các chàng không muốn đi khám bệnh là sợ mất thời gian. Xếp sổ rồi ngồi chờ trong dãy bệnh nhân dài dằng dặc khiến họ sốt ruột, đứng ngồi không yên lo cho cho những công việc đang làm dở.
Dịch vụ y tế quá "nữ tính"
Các chàng cảm thấy mình không được chào đón tại các cơ sở y tế bởi ở đó, từ cách bài trí đến đội ngũ y bác sĩ hầu hết thiên về giới nữ, các thông tin y tế cũng phần lớn dành cho các quý bà, quý cô. Có lẽ bệnh viện nên có thêm nhiều tạp chí, tranh ảnh y tế, thậm chí phim dành cho phái mạnh chăng?
"Ngại"
Gặp vấn đề về sức khỏe, các chàng thậm chí cảm thấy khó khăn ngay cả khi chia sẻ với bạn thân của mình (khó khăn cho cả người nói và... người nghe). Đơn giản là họ không quen đối thoại về đề tài này và cảm thấy bối rối, muốn lảng tránh.
Trừ khi thực sự có vấn đề
Qua tuổi 40, các chàng không còn ở thời trai tráng nữa. Tuy nhiên họ cũng sẽ chỉ tới bệnh viện trong trường hợp "cực chẳng đã" như cấp cứu, phẫu thuật hay thăm người ốm. Phương châm là "không bệnh nặng, khỏi đi bác sĩ".
Lý do xã hội
Đàn ông vào viện không phải một hiện tượng được xã hội hóa, nói cách khác, không phổ biến từ trước đến giờ. Thiếu nữ 16 bắt đầu có lý do để tới bệnh viện khám định kỳ, sau đó họ bước vào giai đoạn làm vợ, làm mẹ và quá trình chăm sóc y tế cứ thế tiếp diễn.
Nhưng đàn ông không như vậy. Họ chẳng có lý do gì phải tới phòng khám nơi bệnh nhân ngồi chờ phần lớn là phụ nữ, trẻ em, và người cao tuổi.
Quen chịu đựng
Từ nhỏ đàn ông đã được dạy nuốt vào trong những cảm xúc và che giấu đau đớn về thể xác nếu có. Một số chàng còn đặc biệt chú trọng "phẩm chất" này. Bởi thế, đến lúc buộc phải "công bố" tình trạng thể chất, tinh thần mình, các chàng không biết phải bắt đầu từ đâu cả.
Bệnh tật là dấu hiệu của yếu đuối
Với nhiều người đàn ông, đi bác sĩ không chỉ là cách thú nhận "tôi ốm yếu, bất lực" mà còn liên quan đôi chút đến "nam tính" nữa. Bởi thế nhiều chàng thà nghiến răng chịu đựng cho mọi cái đi qua còn hơn là vào bệnh viện.
Sợ bị "đánh giá"
Hầu hết các chàng lo lắng khi gặp bệnh "không giống ai" và ngại để người khác biết. Thật ra các bác sĩ từng chữa trị cho những ca bệnh như thế khá nhiều rồi, chàng chẳng nên lo vì hiển nhiên là bác sĩ không nghĩ nhiều về "căn bệnh" hay cười hoặc "đánh giá" chàng như chàng tưởng.
Thành kiến với y tế
Đàn ông thường nói quá lên về những tiêu cực của chất lượng y tế. Chăm sóc không tốt, tốn thời gian, tiền bạc v.v. Đôi khi đó chỉ là cách họ ngụy biện cho việc mình không dám đi viện nhưng cũng có trường hợp họ đã tới bệnh viện và không thỏa mãn với việc điều trị.
Đến tuổi tứ tuần nhiều vấn đề sức khỏe có thể nảy sinh. Giải pháp của các chàng lúc này là tận dụng công nghệ chiếu chụp để phát hiện, phòng bệnh sớm còn hơn để đến lúc thực sự có chuyện mới đi bác sĩ.
Theo VNE
Coi chừng những chứng liệt khi "yêu" Giấc mơ xuân, sau những bữa tiệc thịnh soạn với những lời chúc mừng tốt đẹp nhất có thể là nguyên nhân gây nên những chứng liệt của tình nhân. Liệt dây thần kinh não số 7 Do "gối đầu tay" quá lâu khi tỉnh giấc nồng tự nhiên thấy bàn tay bên bị gối đầu không thể duỗi ra được. Đó là...