Mệt mỏi vì em gái tôi và vợ có xung đột
Tôi sợ xung đột, ở cơ quan đã chán ghét việc bon chen, chỉ muốn về nhà tìm chút bình yên mà không được.
Ảnh minh họa
Cách đây hai năm, vợ tôi mang bầu con trai đầu lòng. Cha mẹ tôi hết sức mừng rỡ và cũng muốn giúp đỡ chúng tôi nên đã đề nghị hai vợ chồng về ở với các cụ. Tôi và vợ thu nhập chưa đến 20 triệu/tháng, nếu thuê nhà kéo dài mà phải nuôi con nữa thì chẳng tiết kiệm được bao nhiêu nên tôi đã bàn bạc với vợ, dù không thích nhưng nghĩ đi nghĩ lại về sau con lớn còn phải chi tiêu đủ thứ thì cô ấy đã đồng ý. Lúc biết tôi và vợ về ở chung, em gái tôi định dọn ra nhưng mẹ lo nó vất vả (ngày nào nó cũng đi làm đến 7, 8 giờ tối) nên nhất định không chịu.
Em gái tôi thuộc kiểu phụ nữ hiện đại, năm nay 27 tuổi, còn độc thân, làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài, lương tháng 30 triệu. Từ nhỏ nó đã hơn hẳn tôi, cuối năm cấp 3 đậu học bổng nước ngoài, về nước một cái tự kiếm ngay được công việc lương cao, còn tôi từ bé đến lớn chẳng có gì khởi sắc. Bố mẹ rất chiều chuộng và không muốn xa em tôi, nữ công gia chánh hầu như nó không phải động đến, còn những việc như sửa nhà, mua sắm các đồ dùng giá trị cao cha mẹ tôi thường hỏi ý kiến của nó vì nó rất sành sỏi, hiểu biết. Tôi là trưởng nam nhưng các cụ không tin tưởng, cho là lù khù, kém khôn.
Từ lúc tôi lập gia đình em tôi đã không thích chị dâu tương lai, tuy không nói ra nhưng nó biểu hiện thái độ khá coi thường vợ tôi vì bố mẹ tôi khá giả còn gia đình nhà vợ khó khăn, thỉnh thoảng lại tới nhờ vả vay mượn nhà tôi. Vợ tôi thỉnh thoảng phê phán em chồng tiểu thư, lười biếng, đàn bà gì mà đi chơi khuya, uống rượu… nhưng trước mặt nó thì vẫn cố gắng thân thiện vì nể chồng. Ông bà có câu “xa thơm gần thối”, trường hợp nhà tôi xa đã không thơm thì gần thế nào khỏi nói. Từ ngày ở chung, vợ tôi ấm ức vì cô ấy phải dậy sớm nấu cơm rồi chiều về cũng phải lăn vào bếp, trong khi em tôi sáng đủng đỉnh ăn uống xong đi làm, chiều tan sở tạt qua nhà lấy đồ đi tập gym xong về ăn cơm rồi xem tivi, đi ngủ… Mỗi lần cô ấy ý kiến với bố mẹ tôi, bố mẹ bảo giáo viên nhàn hạ, còn em gái tôi đi làm vất vả nó khác, với lại cô ấy về đây ở chẳng tốn kém gì, cháu đã có ông bà chăm, có tí việc nhà mà cũng tị nạnh.
Em gái tôi biết chuyện vợ tôi oán thán nó, một hôm cuối tuần bèn chủ động bày vẽ nấu nướng để thể hiện. Bố mẹ tôi càng tấm tắc khen, bảo là đấy, chẳng qua con bé nó bận rộn công việc, chứ đã xắn tay lên làm thì chẳng thua gì cơm nhà hàng… khiến vợ tôi rất buồn. Tôi cũng thấy tội cho vợ, góp ý nhỏ nhẹ với em gái thì nó nói vợ chồng tôi nhiều chuyện, tại vợ tôi nói xấu nó với bố mẹ trước. Để an ủi vợ, tôi khuyên nhủ cô ấy nên chăm chút bản thân. Thời gian đầu vợ tìm được niềm vui ở việc mua sắm, làm đẹp nên đã thôi không để ý so bì với em gái tôi về chuyện làm việc nhà nữa. Tuy nhiên, gần đây cô ấy bắt đầu có biểu hiện đua đòi, vung tay quá trán, thấy em chồng lên đời điện thoại xịn cũng đòi tôi sắm cho một cái tặng sinh nhật dù thu nhập hai vợ chồng không bằng của em chồng. Tôi không chịu thì vợ dỗi, khóc lóc, chê tôi kém cỏi, không biết phấn đấu, nhu nhược, không dám bênh vợ.
Video đang HOT
Việc vợ tôi ăn diện dĩ nhiên cũng làm gai mắt em gái tôi. Nó mấy lần đã phê bình tôi quá chiều vợ, nói tôi không nên đưa tiền cho vợ giữ nữa, bảo vợ tôi lương có vài đồng bạc không tích lũy còn thích đú đởn trong khi đang nuôi con nhỏ. Ban đầu tôi nghĩ cùng lắm hai người đó chỉ xỏ xiên tỉa tót nhau, nhưng tuần trước khi bố mẹ tôi đi nghỉ mát, chẳng hiểu xảy ra đó cự cãi gì mà vợ tôi đùng đùng đòi bỏ về nhà mẹ đẻ. Tôi phải năn nỉ mãi cô ấy mới chịu ở lại, còn cô em tôi nói sắp Tết nhất, không muốn làm ảnh hưởng đến bố mẹ nên mới xuống nước với chị dâu, lần sau thì đừng hòng. Bây giờ nhìn vợ và em gái tôi cứ như kẻ thù của nhau vậy. Tôi là người rất sợ xung đột, ở cơ quan đã chán ghét việc bon chen, chỉ muốn về nhà tìm chút bình yên mà không được. Phải làm thế nào đây?
Theo VNE
Phụ nữ nói nhiều, vì sao thế nhỉ?
Bệnh nói nhiều của phụ nữ, nếu các anh lưu ý sẽ thấy nó có căn nguyên khoa học rõ ràng và không vô lý, vô bổ tí nào đâu...
Các ông chồng đừng ngán ngẩm coi chứng nói nhiều của các bà vợ như một căn bệnh kinh niên, càng ngày càng nặng, vô phương cứu chữa! Hãy lưu tâm tìm nguyên nhân, các anh sẽ thấy nó có căn nguyên khoa học rõ ràng và không vô lý, vô bổ... như các anh vẫn tưởng!
- Em có thấy cái kính đen của anh ở đâu không?
- Chịu. Có trời mới biết! À, thứ 7 tuần trước đưa con đi chơi anh còn đeo, khi về anh để ở bàn nước em đã nhắc anh cất vào tủ rồi cơ mà. Anh đã tìm kĩ trong tủ chưa? Hay anh để trên giá sách? Thử tìm trong phòng bọn trẻ xem? Đấy, bạ đâu để đấy, vợ nhắc thì lại bảo nói nhiều. Không có vợ theo sau dọn dẹp thì chỉ có cái gì dính vào người may ra mới còn. À, còn bộ ấm chén anh mang lên phòng đọc uống trà sáng qua đã mang xuống chưa đấy? Để đấy cho mốc meo lên rồi cũng lại đến tay em dọn chứ ai? Người đâu mà bừa bộn, cẩu thả thế không biết...
Một cuộc đối thoại đáng ra chỉ cần kết thúc bằng từ "có" hoặc "không" đã được chị em phát triển thành cả một câu chuyện dài từ "tuần trước," lan đến "sáng qua" từ chuyện cái kính đen quàng sang bộ ấm chén... và có thể kéo dài bất tận nếu có điều kiện. Với nhiều ông chồng, đó là chuyện thường ngày ở huyện, thậm chí nếu hôm nào đó "trở trời," vợ mình chỉ đáp lại câu chuyện của chồng bằng mấy tiếng ừ hữ hoặc ậm ừ không nói thì... rõ ràng là có chuyện. Vậy nhưng có bao giờ các anh chịu bỏ công tìm hiểu đàn bà nói nhiều là do đâu? Và họ nói nhiều thế để làm gì?
Nói - để hâm nóng không khí gia đình
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng càng ở nơi thoải mái, phụ nữ càng nói nhiều hơn. Điều đó lý giải tại sao khi ở nhà phụ nữ thường lắm lời hơn cả. (Còn đàn ông thường chỉ nói nhiều trong cuộc họp, hội thảo khoa học, mà ở đó phụ nữ có khi chẳng dùng đến một từ).
Thế nên tối nào vợ và chiếc tivi cũng tranh nhau tiếp lời chồng. Không bình luận về nội dung phim, phê phán kiểu áo này váy nọ thì họ cũng vặn vẹo chồng những chuyện ở tận nước nảo nước nào hoặc cảnh cáo những điều chẳng có gì liên quan. Ấy là khi chị em coi sự lắm lời của mình như một giải pháp hâm nóng "không khí gia đình". Đi làm cả ngày, tối về mới gặp nhau, các ông chồng lặng lẽ xem tivi hoặc trầm ngâm đọc báo. Chẳng lẽ vợ cũng im lặng làm bếp, im lặng dọn dẹp và không một tiếng nào đến tận lúc lên giường. Cứ phải nói cho "có chuyện", cho không khí gia đình vui vẻ, từ chuyện đồng nghiệp sắp kết hôn, thằng cu con tuần sau thi giữa kỳ, bà nội dặn cuối tuần về giỗ cụ, v.v và v.v... Họ nói không biết mệt mỏi và cũng chẳng quan tâm chồng mình có lắng nghe hay không nữa, miễn sao nhà có tiếng người. Thế nên đôi nào mà cứ lẳng lặng ăn cơm, lẳng lặng xem ti vi rồi lẳng lặng lên giường thì cầm chắc không "chạy đua vũ trang" thì cũng sắp đưa nhau ra tòa cũng nên!
Nói - để thể hiện cảm xúc
Các nhà khoa học đã khẳng định: phụ nữ nói nhiều hơn đàn ông là do họ có nhiều xúc cảm hơn đàn ông và hạnh phúc hơn khi nói về cảm giác của họ; còn đàn ông kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Trong não phụ nữ có một đường cao tốc với 8 làn xe chạy để diễn tả tình cảm, trong khi đàn ông chỉ có một con đường mòn nhỏ hẹp dành cho điều đó.
Thế nên có những ông chồng đêm nào cũng phải nghe cùng một câu hỏi: "Anh có còn yêu em không?". Nếu hứng chí mua tặng vợ một món quà thì ôi thôi là các kiểu thán từ được "cái loa của cả nhà" phát ra. Đàn ông chỉ cần vài từ đẹp, thích hợp là đủ để khen một món quà được tặng thì chị em cứ nhất thiết phải bổ sung vào cái vốn từ nghèo nàn ấy rất nhiều mỹ từ nữa khiến người tặng mát lòng nhưng đôi khi cũng "nóng" cả đầu: màu này hợp với da em, kiểu này hợp với dáng em, mẫu này mới có năm nay, hãng này được chuộng lắm đấy, đúng thứ em mơ ước bấy lâu nay...
Nói ... để "giải toả" căng thẳng
Cũng vẫn các nhà khoa học chỉ ra rằng não của đàn ông được chia thành nhiều ngăn riêng biệt để giữ nhiều loại thông tin khác nhau. Khi chịu áp lực, não đàn ông phải bận suy nghĩ logic và vì thế mà họ im lặng. Não phụ nữ thì không "rành mạch" thế. Mỗi khi gặp vấn đề gì thì điều đó cứ luẩn quẩn mãi trong đầu của họ. Cách duy nhất để phụ nữ thoát khỏi những rắc rối đó là nói. Vì vậy càng căng thẳng, họ càng nói nhiều để đẩy cái mớ bòng bong ấy ra khỏi tâm trí. Chị em có thể nói hàng giờ, tỉ mỉ, chi tiết về vấn đề mà cô ấy đang gặp, đã gặp hoặc có thể sẽ gặp... và cũng chỉ có nhu cầu kể lể chứ chẳng cần đến lời khuyên (bởi có khi giải pháp của cô ấy quá chuẩn rồi!). Lúc đó, chỉ cần các ông chồng lắng nghe là chị em đã thấy cảm động và yêu chồng bội phần rồi.
Và nói - để "cải tạo đối phương"
Bà vợ nào cũng cầu toàn, mà các ông chồng thì luôn có cả "núi" tội lỗi khó dung tha: vô tâm, vụng về, ham chơi, hay quên... Bởi thế, nói nhiều cũng là một cách kể tội và...dạy chồng. Lý thuyết chung của các bà vợ là muốn chồng nhớ lâu, hiểu rõ, "cải tật hoàn lương" thì phải nói nhiều, và nói đi nói lại. Thế nên sáng vợ luận tội chồng, trưa nhắc lại lần một, chiều bóng gió xa xôi. Hôm sau và hôm sau nữa vẫn bài học cũ ấy nhưng có khi lại được đưa thành những ví dụ cụ thể. Một tuần sau, một tháng sau tưởng chuyện ấy đã ra khỏi bộ nhớ của vợ nhưng đang lúc vui vẻ, chồng giật mình đánh thót vì cái thói "nhớ lâu, thù dai" từ bà xã.
Tuy nhiên, (điều này thì chưa có khoa học nào nghiên cứu nhưng thực tế thì cho thấy rằng) không gì hoang tưởng hơn là chỉ dùng lời nói mà có thể cải tạo được một người đàn ông! Cũng chỉ có một phần rất rất nhỏ các ông chồng đồng cảm với bệnh nói nhiều của vợ. Ngay cả khi anh chồng cảnh báo rằng có rất nhiều vụ ly hôn chỉ vì hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của những cuộc tra tấn triền miên bằng ngôn ngữ thì chị em ta vẫn cứ nhất định phải nói. Đơn giản chỉ bởi không nói (nhiều) thì ...không phải là phụ nữ!
Theo Emdep
Cố dùng con níu kéo cuộc hôn nhân tan vỡ, người vợ nhận cái kết cay đắng Cuộc sống của cô nàng biên tập viên 36 tuổi này dường như khó khăn và khắc nghiệt hơn những gì mọi người vẫn thấy bên ngoài... Ai cũng từng mắc sai lầm và ít nhiều chúng đều ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Tuy vậy, những sai lầm không thể sửa chữa sẽ đeo bám và ám ảnh bạn mãi mà...