Messi xác nhận mở công ty tại thung lũng Silicon
Ngôi sao Lionel Messi ngày càng mở rộng đế chế kinh doanh của mình. Mới đây nhất, Messi thành lập một công ty có trụ sở tại thung lũng Silicon để đầu tư vào thể thao, công nghệ và truyền thông.
Lấn sân thung lũng Silicon
Thung lũng Silicon (Silicon Valley) nằm ở phía Nam của vùng vịnh San Francisco ở phía Bắc California (Mỹ). Ban đầu tên thung lũng Silicon được dùng để chỉ một số lượng lớn các nhà phát minh và hãng sản xuất các loại chíp silicon (bộ xử lý vi mạch bằng silic), nhưng sau đó nó trở thành cái tên để chỉ cho tất cả các khu thương mại công nghệ cao trong khu vực. Trong khi chờ World Cup 2022 khởi tranh, Messi đã tranh thủ mở rộng hoạt động kinh doanh bên ngoài bóng đá và thành lập một công ty nhắm mục tiêu đầu tư vào công nghệ, truyền thông và thể thao. Càng đáng chú ý khi Messi đặt trụ sở công ty “Play Time Sports-Tech HoldCo LLC” tại Thung lũng Silicon. Hoạt động chính mà “Play Time Sports-Tech HoldCo LLC” hướng tới là tài trợ cho các câu lạc bộ hoặc công ty khởi nghiệp liên quan đến công nghệ bóng đá.
Công ty mới của Messi sẽ được điều hành bởi Razmig Hovaghimian, một doanh nhân người Mỹ, là đối tác của công ty đầu tư mạo hiểm Graph Ventures. Trong khi đó, Michael Marquez, người sáng lập ngân hàng đầu tư Code Advisors sẽ đóng vai trò cố vấn cho dự án kinh doanh mới của ngôi sao bóng đá 35 tuổi này. Cần biết Hovaghimian là đồng sáng lập của Matchday.com, một trang web trò chơi liên quan đến bóng đá được mở trước thềm World Cup 2022. Nhận xét về Messi, Hovaghimian nói: “Kể từ khi tôi gặp anh ấy vào năm 2017, rõ ràng là tầm nhìn của Messi cho tương lai là rất táo bạo. Điều mà Messi hướng tới là muốn tiếp tục có những đòn bẩy mạnh mẽ về kinh tế về lâu dài, chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi sân cỏ”.
Doanh nhân Hovaghimian sẽ điều hành công ty mới của Messi tại thung lũng Silicon
Video đang HOT
Trong khi đó, Messi cũng không giấu vẻ háo hức về việc thành lập công ty có trụ sở tại thung lũng Silicon. “Đây là dự án mà Messi rất tâm huyết và đương nhiên anh ấy muốn sớm gặt hái thành công được trong thời gian ngắn nhất có thể”, đại diện của Messi nhấn mạnh. Chưa rõ kết quả thu lại ra sao, song màn đổ bộ xuống thung lũng Silicon của tiền đạo đang khoác áo PSG chắc hẳn sẽ còn là đề tài được khối người bàn tán.
Mở rộng đế chế kinh doanh
Nhắc tới Messi, không thể bỏ qua khối tài sản khổng lồ mà siêu tiền đạo này tích lũy được trong suốt thời gian qua. Ngoài khoản lương thưởng hậu hĩnh nhận được từ Barcelona và PSG, ngôi sao người Argentina còn nhận thù lao béo bở qua hợp đồng đánh thuê cho một loạt thương hiệu danh tiếng như Adidas, Pepsi, Gatorade, Huawei, Budweiser hay Mastercard. Bên cạnh đó, khối tài sản của Messi còn phình ra nhờ công việc kinh doanh.
Messi đã hợp tác với nhà tạo mẫu Ginny Hilfiger cho ra mắt thương hiệu mang chính tên mình The Messi Store. Không lâu sau khi sản phẩm của The Messi Store chính thức lên kệ, Messi còn thuyết phục thành công Richard James, một trong những thợ may nổi tiếng nhất thế giới tham gia sản xuất. Ngoài thời trang, Messi còn có ý định xây một công viên giải trí có quy mô lớn, với địa điểm được cho là ở Trung Quốc.
Năm 2017, Messi mua lại khách sạn MiM Sitges sang trọng bậc nhất ở thành phố Barcelona với giá 33 triệu USD. Khách sạn này có tầm nhìn cực đẹp khi nhìn thẳng ra biển, có đầy đủ nhà hàng, quán bar, bể bơi và nhiều hạng mục giải trí khác. Trên thực tế, đây chỉ là một trong chuỗi 6 khách sạn sang trọng mà Messi nắm quyền sở hữu. Bên cạnh đó, Messi còn là chủ nhân của khá nhiều bất động sản có giá trị, nằm tại nhiều thành phố lớn ở châu Âu và Mỹ. Qua đây, Messi tạo dựng đế chế kinh doanh rất vững vàng và phong phú.
Messi không phải ngoại lệ
Ngoài Messi, còn có những vận động viên vĩ đại khác trên thế giới đã chuyển hướng sang kinh doanh bên cạnh hoạt động chuyên môn. Có thể kể ra ở đây những cái tên như Serena Williams, LeBron James, Roger Federer hay Lewis Hamilton.
Messi được vợ khích lệ
Theo lời chia sẻ của Messi, anh đã được cô vợ Antonella Roccuzzo khích lệ rất nhiều trong việc mở công ty tại thung lũng Silicon. Qua đây, Messi càng có thêm động lực để đưa công ty này đi vào hoạt động.
'Bình mới rượu cũ' tại Silicon Valley
Khi ý tưởng cạn dần, các hãng công nghệ xứ Silicon đành dựa vào vỏ ngoài bóng bẩy để thu hút khách hàng.
Đầu tháng này, Google giới thiệu dòng Pixel 7 mới, ngoại hình gần giống năm trước, trừ một thay đổi "tinh tế": Màu sắc. Nếu Pixel 6 có màu xanh nhạt và cam hồng, Pixel 7 lại "khoác áo" xanh lá cây và trắng ngà. Google cũng đổi sắc độ màu đen trên Pixel 7.
Nhấn mạnh vào bảng màu thiết bị không phải là "chiêu" của duy nhất Google. Khi các hãng công nghệ trình diễn những smartphone, máy tính bảng và laptop mới nhất trong 2 tháng qua, nhiều sản phẩm chỉ thay đổi ở màu sắc bên ngoài.
Chẳng hạn, Microsoft Surface Pro 9 mang sắc xanh ngọc bích và xanh rừng rậm, Surface Laptop 5 dùng màu bạc, xanh lá và cát cháy. Dòng iPhone 14 của Apple dùng màu trắng, đen, xanh lá và tím đậm. Đặc biệt, màu tím được xem như một khoảnh khắc "eureka" của làng công nghệ. Mùa hè năm nay, Samsung ra mắt màu tím bora cho Galaxy S22. "Bora" trong tiếng Hàn cũng là "tím".
Nhân viên hỗ trợ khách hàng tại Apple Store ngày 16/9. (Ảnh: AP)
Tại thời điểm mà các nâng cấp lớn nhất đối với smartphone và thiết bị điện tử khác đều xảy ra bên dưới lớp vỏ, lôi kéo sự chú ý của khách hàng bằng lớp vỏ mới sẽ dễ hơn nhiều. Theo Kelly Goldsmith, Giáo sư Tiếp thị Đại học Vanderbilt, chất lượng của các điện thoại đều khá cao nên khách hàng khó nhận biết cái gì "tốt hơn". Vì vậy, các thương hiệu cần phải áp dụng chiến lược mới, trong đó, giới thiệu màu sắc khác biệt, hiếm thấy là một cách.
Với người dùng, bảng màu đa dạng cũng được đánh giá cao. Nhà phân tích Ramon Llamas của IDC cho rằng các thiết bị, dù là smartphone, đồng hồ, PC hay tablet, đều nói lên cá tính của người sử dụng. Màu sắc khác lạ giúp chủ nhân thiết bị tạo sự khác biệt với người khác.
Đen, trắng, xám, bạc vẫn là các màu sắc thống trị trong ngành công nghiệp di động. Dù vậy, theo nhà nghiên cứu màu sắc Peggy Van Allen của tập đoàn tiếp thị Color, đang có sự chuyển dịch sang các màu sắc mạnh hơn. Apple nổi tiếng khi đưa màu xanh Bondi lên dòng Mac vào cuối thập niên 90, đánh dấu màn trở lại của Steve Jobs và thành công vang dội. Gần đây, "táo khuyết" cũng gây tiếng vang với màu vàng hồng trên iPhone năm 2015. Màu vàng hồng thực sự được công chúng yêu thích và tồn tại lâu hơn nhiều so với dự đoán của các nhà dự báo nhờ "bắt trend" của thời kỳ đó: Khao khát cá nhân hóa và trao quyền cho phụ nữ.
Cách đặt tên cho màu sắc ngày càng phá cách. Theo Giáo sư Tiếp thị Barbara Kahn đến từ Đại học Pennsylvania, đây cũng là một chiến thuật. Bà nhận xét, những cái tên vừa có tính mô tả vừa lạ lùng sẽ khơi gợi tương tác tích cực vì người dùng thích việc "giải đố". Tên càng bí hiểm càng gây chú ý và khách hàng sẽ "căng não" để đoán được ý nghĩa phía sau.
Dù vậy, một điều khá mâu thuẫn là một số người mua thiết bị vì bị màu sắc hấp dẫn nhưng vẫn dùng ốp lưng che hoàn toàn. Có nhiều loại ốp lưng trong suốt chính hãng lẫn bên thứ ba nhưng chúng không phổ biến như ốp lưng loại thường.
Đoàn công tác Bộ GD&ĐT Việt Nam làm việc với Tập đoàn Intel Ngày 21/9, tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn đại biểu Bộ GD&ĐT Việt Nam có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Intel. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và bà Sara Kemp trao tặng quà lưu niệm nhân buổi làm việc. Về phía Intel có bà Sara Kemp, Phó chủ tịch Tập đoàn Intel cùng các thành viên...