Mercedes-Benz tăng đầu tư vào hoạt động R&D tại Trung Quốc
Nhà sản xuất ô tô hạng sang Mercedes-Benz của Đức đang dồn nhiều nguồn lực hơn vào năng lực nghiên cứu và thiết kế tại Trung Quốc, trong chiến lược biến thị trường này thành “quê hương thứ hai”.
Biểu tượng của hãng xe Mercedes-Benz. Ảnh: Reuters
Mercedes-Benz đang tăng cường đầu tư vào các cơ sở ở Bắc Kinh và Thượng Hải để nắm bắt các quy định và xu hướng tiêu dùng ở một thị trường ô tô có giá trị cao hơn cả hai thị trường Mỹ và Đức cộng lại.
Ba năm sau lần đầu công bố các kế hoạch tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Trung Quốc, thương hiệu xe hạng sang thuộc sở hữu của tập đoàn Daimler này sẽ ra mắt Trung tâm công nghệ mới tại Bắc Kinh trong tháng này.
Video đang HOT
Với 1.000 kỹ sư, trung tâm công nghệ mới này có quy mô lớn gấp hơn ba lần trung tâm mà Mercedes-Benz đã mở vào năm 2014. Theo một nguồn thạo tin, đây cũng là trung tâm đầu tiên bên ngoài nước Đức có thể thử nghiệm “mọi thứ”, và gần ngang hàng về kỹ thuật với trụ sở về R&D lớn hơn nhiều ở gần Stuttgart.
Mercedes-Benz cũng đã đầu tư đáng kể vào việc nâng cấp xưởng thiết kế của mình tại Trung Quốc và đã chuyển toàn bộ nhóm thiết kế này từ Bắc Kinh đến Thượng Hải, một đại đô thị có khoảng 25 triệu dân và được biết đến là kinh đô về thiết kế ô tô của Trung Quốc.
Mercedes-Benz có lý do để tăng cường hoạt động tại Trung Quốc. Doanh số ô tô của “ông lớn” này tại Trung Quốc đã tăng 12% trong năm 2020 lên mức cao kỷ lục 774.000 xe bất chấp tình hình dịch bệnh, vượt xa hai thị trường tiếp sau đó là Đức (286.000 xe) và Mỹ (275.000 xe).
Thị trường ô tô Trung Quốc, thị trường lớn nhất thế giới kể từ năm 2009, được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định, với nhu cầu được dự đoán sẽ đạt 35 triệu xe vào khoảng năm 2030 so với mức 25 triệu xe hiện tại./.
Doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc mua lại nhà máy của Mercedes-Benz tại Brazil
Great Wall Motor Co Ltd, doanh nghiệp tư nhân sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc, tuyên bố đạt được thỏa thuận mua lại nhà máy sản xuất ô tô hạng sang Mercedes-Benz (Đức) tại Brazil.
Biểu tượng của hãng xe sang Mercedes-Benz. Ảnh: Reuters
Giá trị của thương vụ này không được tiết lộ chi tiết. Thỏa thuận với Mercedes-Benz sẽ cho phép Great Wall Motors có thể sản xuất tới 100.000 ô tô mỗi năm tại nhà máy sản xuất ô tô đặt tại thành phố Iracemápolis thuộc bang Sao Paulo của Brazil.
Việc Great Wall Motor mua lại nhà máy ô tô tại Brazil nằm trong kế hoạch tăng cường hoạt động sản xuất tại nước ngoài của hãng này.
Trong hai năm gần đây, Great Wall Motor đã có những bước tiên lớn trong quá trình triển khai kế hoạch này, với việc bắt đầu sản xuất ô tô ở Nga và Thái Lan, cùng với đó là mua lại một nhà máy của General Motors (Mỹ) tại Ấn Độ.
Doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc này được cho là đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu việc thâm nhập thị trường Brazil từ 10 năm trước.
Theo đại diện của Mercedes-Benz, việc bán lại nhà máy sản xuất tại Brazil là một phần trong chiến lược nhằm tối ưu hóa mạng lưới sản xuất của hãng này. Thỏa thuận với Great Wall Motor bao gồm việc nhượng lại 1,2 triệu m2 nhà xưởng, các tòa nhà văn phòng và dây chuyền sản xuất tại Iracemápolis.
Tuy nhiên, Mercedes-Benz không đồng ý chuyển giao trung tâm phát triển và thử nghiệm ô tô cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Hồi tháng 12/2020, Mercedes-Benz thông báo quyết định sẽ ngừng sản xuất các mẫu ô tô hạng sang tại Brazil với việc đóng cửa nhà máy Iracemápolis trong bối cảnh tình hình kinh doanh phân khúc xe cao cấp tại quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh này bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Nhà máy Iracemápolis, được khánh thành vào năm 2016 với số vốn đầu tư gần 200 triệu USD, là cơ sở duy nhất sản xuất các dòng ô tô cao cấp của Mercedes-Benz, bao gồm C-Class và GLA-Class, tại Brazil.
Đại diện Ban giám đốc Mercedes-Benz Brazil Jorg Burzer cho biết, việc ngừng sản xuất ô tô hạng sang tại Brazil sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh ô tô của Mercedes-Benz tại Brazil, do hãng sẽ tiếp tục cung cấp ô tô nhập khẩu cho thị trường lớn nhất Mỹ Latinh này./.
Mercedes-Benz triệu hồi xe GLC Trong thông báo triệu hồi mẫu xe GLC của Mercedes-Benz, hãng nêu rõ nguyên nhân liên quan đến lỗi cảm biến ở hệ thống cửa. Lỗi này rơi vào các phiên bản 200 4MATIC, 300 4MATIC (số loại X253) được sản xuất, lắp ráp tại nhà máy ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến 8-2020. Mercedes-Benz không tiết lộ...