Mercedes-Benz GLC 2023 “l.ộ h.àng“, BMW X3 dè chừng

Theo dõi VGT trên

Mercedes-Benz GLC 2023 mới đang ở trong giai đoạn chạy thử nghiệm cuối cùng để chuẩn bị trình làng thế giới vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay.

Mercedes-Benz GLC 2023 l.ộ h.àng, BMW X3 dè chừng - Hình 1

Hiện tại, Mercedes-Benz GLC thế hệ mới đang được chạy thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới, từ quê nhà Đức cho đến Bắc Âu băng giá đầy khắc nghiệt. Và mới đây, tại Stuttgart (Đức), một chiếc GLC 2023 đã được bắt gặp trong tình trạng khá “hớ hênh”.

Mercedes-Benz GLC 2023 l.ộ h.àng, BMW X3 dè chừng - Hình 2

Cụ thể, nguyên mẫu Mercedes-Benz GLC 2023 mới đang thử nghiệm đã để lộ một phần thiết kế bên hông, và từng đó cũng đủ để chúng ta thấy được sự khác biệt giữa thế hệ mới và phiên bản hiện hành.

Mercedes-Benz GLC 2023 l.ộ h.àng, BMW X3 dè chừng - Hình 3

Đầu tiên là vị trí gương cửa đã được chuyển xuống dưới cửa thay vì đặt ngay tại góc cột A như cũ.

Video đang HOT

Mercedes-Benz GLC 2023 l.ộ h.àng, BMW X3 dè chừng - Hình 4

Tiếp theo, đường gân nổi tại hông xe giờ đây không chỉ là một đường thẳng tắp nữa mà nâng dần về phía sau, tạo sự khỏe khoắn cho xe. Tay nắm cửa cũng được hạ thấp hơn và dường như kích thước của Mercedes-Benz GLC 2023 cũng lớn hơn.

Mercedes-Benz GLC 2023 l.ộ h.àng, BMW X3 dè chừng - Hình 5

Mặt khác, chiếc xe chạy thử nghiệm tại Bắc Âu đã cho thấy rằng Mercedes-Benz GLC 2023 sẽ có bản hybrid sạc điện, được trang bị la-zăng kiểu cách và gầm xe có vẻ nâng cao hơn so với bản hiện tại.

Mercedes-Benz GLC 2023 l.ộ h.àng, BMW X3 dè chừng - Hình 6

Dự kiến, Mercedes-Benz GLC thế hệ mới sẽ ra mắt toàn cầu vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay, biến thể AMG GLC 63e sẽ được giới thiệu sau.

Mercedes-Benz GLC 2023 l.ộ h.àng, BMW X3 dè chừng - Hình 7

Mức giá xe Mercedes-Benz GLC 2023 cũng như ngày ra mắt chưa được công bố chính thức, mẫu xe SUV hạng sang này sẽ tiếp tục là đối thủ “đáng gờm” của BMW X3, Audi Q5, Lexus NX và Volvo XC60.

Bài toán chưa có lời giải

Sau vài năm bị chỉ trích từ nhiều phía, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã trở lại trung tâm của vũ đài địa chính trị châu Âu trong cuộc khủng hoảng liên quan tới Ukraine.

Bài toán về vị trí của Kiev trong mối quan hệ phức tạp giữa Moskva và phương Tây vẫn chưa có lời giải.

Bài toán chưa có lời giải - Hình 1
Biểu tượng của NATO cùng cờ của Liên minh châu Âu và Ukraine tại Kiev, Ukraine. Ảnh: Getty Images

Giữa tháng 2, đơn vị lính Mỹ đầu tiên đã tới Romania để tăng cường sức mạnh cho sườn phía Đông của NATO, theo cam kết của Tổng thống Mỹ Joe Biden bổ sung 3.000 quân đến châu Âu như động thái trấn an đồng minh giữa lúc căng thẳng Nga-Ukraine lên đến đỉnh điểm. Trước đó, Đức đã tuyên bố gửi thêm 300 quân đến Lítva để hỗ trợ cho lực lượng NATO ở Bắc Âu, còn Đan Mạch thì đặt các đơn vị quân đội nước này nằm trong diện có thể được NATO huy động vào tình trạng báo động. Cả Pháp, nước đang kêu gọi củng cố "tự chủ chiến lược" cho Liên minh châu Âu (EU), cũng đề cập đến khả năng triển khai hàng trăm lính đến Romania trong khuôn khổ chiến dịch của NATO.

Không khó để nhận ra rằng NATO đã phản ứng rất mạnh mẽ với cuộc khủng hoảng được cho là liên quan trực tiếp đến an ninh của các nước đồng minh phía Đông. Điều này xuất phát từ thực tế, đối với cả Nga và phương Tây, Ukraine có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong bàn cờ lớn thế giới. Từ lâu, trong thế chiến lược của lục địa Á-Âu, Ukraine luôn được quan tâm vì nước này là trung tâm tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ tại lục địa Á-Âu, cửa ngõ chiến lược án ngữ con đường hướng sang phía Tây của Nga và ra Địa Trung Hải. Năm 1997, chiến lược gia kỳ cựu Zbigniew Brzezinski (Mỹ) cho rằng Washington nên giành quyền kiểm soát Ukraine để ngăn chặn nước Nga khôi phục ảnh hưởng trong khu vực mà trong Chiến tranh Lạnh từng gắn bó với Liên Xô.

Vì những lý do đó, những động thái điều chuyển quân Nga tại khu vực gần biên giới Ukraine kéo dài trong nhiều tháng đã trở thành cái cớ để phương Tây lớn tiếng cảnh báo về nguy cơ một cuộc tấn công của Moskva nhằm vào Kiev. Bất chấp những tuyên bố bác bỏ của Moskva, những lời trấn an của chính Kiev và thái độ bình tĩnh của nhiều nước châu Âu, Washington đều đặn sử dụng tất cả các công cụ trong cỗ máy truyền thông để cảnh báo thế giới về một cuộc chiến tranh sắp nổ ra. Chiến dịch thổi lửa của Mỹ đã đẩy châu Âu-NATO vào tình thế hết sức hoang mang, một phần lớn do không nắm được hoàn toàn ý đồ của hai trong số rất ít nhân tố chính quyết định xu hướng của cuộc khủng hoảng: Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Quan ngại của các nước châu Âu càng lớn dần khi Nga và Mỹ lần lượt bác bỏ các để xuất an ninh của nhau.

Suốt vài tháng qua, NATO đã theo đuổi cách tiếp cận kép nhằm tháo ngòi nổ căng thẳng. Một mặt, NATO duy trì thái độ hết sức cứng rắn đối với Nga. Đầu tiên, tổ chức này, với tư cách là một khối thống nhất, đã bác bỏ hoàn toàn yêu cầu của Nga liên quan đến Ukraine và chính sách mở rộng liên minh. Phát biểu sau cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại trụ sở ở Brussels giữa tháng 12/2021, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định "sẽ không thỏa hiệp về quyền của Ukraine được lựa chọn con đường đi của mình, chúng ta sẽ không thỏa hiệp về quyền của NATO bảo vệ tất cả các đồng minh và chúng ta cũng không thỏa hiệp về việc NATO duy trì quan hệ đối tác với Ukraine". Đến cuối tháng 1, tuyên bố này đã được cụ thể hóa bằng một lá thư ngoại giao chính thức.

Mặt khác, liên minh quân sự để ngỏ cánh cửa ngoại giao, các nước thành viên chủ chốt tích cực vào cuộc và kết hợp chặt chẽ với các thiết chế của phương Tây khác, đặc biệt là EU, với hy vọng thuyết phục Moskva bằng cả những đề nghị đối thoại lẫn đe dọa trừng phạt. Lần lượt hàng chục chuyến đi con thoi và cuộc điện thoại giữa Tổng thống Nga với lãnh đạo phương Tây đã dần dần làm cho tình hình tạm lắng dịu, nhất là sau khi Nga tuyên bố kết thúc các cuộc tập trận gần biên giới Ukraine và bắt đầu điều chuyển lực lượng về doanh trại.

Tuy vậy, các động thái hòa hoãn của Moskva dường như không nhận được phản ứng tương tự từ phía NATO. Tại hội nghị Bộ trưởng quốc phòng NATO ngày 17/2, các nước thành viên đã ra tuyên bố chung cảnh báo Nga "sẽ phải trả giá đắt" nếu tấn công Ukraine. Tuyên bố của NATO không đề cập đến những tín hiệu giảm căng thẳng của Moskva trong mấy ngày qua.

Việc phát sinh căng thẳng Nga-Ukraine không phải bất ngờ do tính chất nhạy cảm của quan hệ hai nước, hơn nữa căng thẳng leo thang từng bước suốt nhiều tháng nay. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là NATO có vẻ đã siết chặt hàng ngũ để đối phó với sự biểu dương sức mạnh của nước Nga. Ít ai có thể tưởng tượng chỉ cách đây một thời gian ngắn, một tổng thống Mỹ đã lớn tiếng chỉ trích liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh là "lỗi thời", Tổng thống Pháp coi đó là "chết não" còn Thổ Nhĩ Kỳ, gia nhập NATO từ năm 1952 - bỏ ra hàng tỷ USD để sắm tên lửa phòng không S-400 của Nga và mở chiến dịch quân sự tại Syria chống lại lực lượng dân quân người Kurd đồng minh của phương Tây, sau đó đe dọa hải quân Hy Lạp, một nước thành viên khác, tại Địa Trung Hải. Cuộc rút quân vội vã của Mỹ khỏi Afghanistan mà không tham vấn trước các đồng minh càng làm cho bức tranh thêm u ám. Giới nghiên cứu phương Tây đa số có chung nhận xét, cuộc khủng hoảng Ukraine đã trao cho NATO cơ hội níu kéo được lý do để tiếp tục tồn tại, nhân danh bảo vệ phương Tây trước sức mạnh của nước Nga.

Nếu nhìn vào phản ứng của NATO và Mỹ, cũng như những bước đi của Nga gần đây, rất dễ rút ra một kết luận là, Moskva đã không đạt được những mục tiêu như tuyên bố. Nhưng trên thực tế, Nga đã đạt được rất nhiều kết quả quan trọng, mà điều đầu tiên là buộc NATO nói riêng và phương Tây nói chung chấp nhận đối thoại về cơ cấu an ninh châu Âu, theo chương trình nghị sự và thời gian biểu do Moskva áp đặt. Trong một thời gian dài, những quan ngại của Nga đối với sự mở rộng ảnh hưởng của NATO sang phía Đông, phương Tây tăng cường quân lực tại một số nước thành viên mới thông qua chương trình Hiện diện ở phía trước (EFP) bằng cách diễn giải tùy tiện Định ước cơ bản Nga-NATO về quan hệ, hợp tác và an ninh năm 1997, ... đã bị phớt lờ.

Quan hệ Nga-NATO sẽ còn sóng gió, ngay cả trong những ngày sắp tới khi cả Mỹ và NATO vẫn theo dõi tuyên bố rút quân của Nga với sự dè dặt. Câu hỏi đặt ra là, trong trường hợp căng thẳng giảm bớt, Ukraine sẽ có chỗ đứng như thế nào trong cuộc cờ lớn tại châu Âu? Rõ ràng, Nga sẽ không thể thỏa hiệp về việc Ukraine tiến dần lại với quỹ đạo phương Tây, dù triển vọng nước này trở thành một thành viên NATO còn rất xa vời và không thể nằm trong chương trình nghị sự của bất cứ nước châu Âu nào. Nhưng ngay cả đối với phương Tây, việc xác định cho Ukraine một thế đứng mới phù hợp với những toan tính chiến lược của họ đồng thời không chọc giận "người láng giềng lớn phía Đông" cũng không hề là một điều dễ dàng. "Cần phải tìm kiếm ngay lập tức một thuật ngữ cơ bản", Tổng thống Macron nói với các phóng viên tháp tùng ông trên chuyên cơ đến Kiev cách đây hơn một tuần. "Tôi nghĩ chúng ta phải phát minh ra một điều gì mới, ngay cả từ định nghĩa", ám chỉ mô hình Phần Lan hóa có thể không phù hợp. Thực tế, mô hình này, mặc dù có thể làm cho Nga hài lòng, đã bị nhiều nước phản đối, nhất là Ba Lan và chắc chắn cả Ukraine. Trước mắt, các nhà lãnh đạo phương Tây tạm bằng lòng với việc khẳng định việc Ukraine gia nhập NATO "không nằm trong chương trình nghị sự" của khối.

Song song với đó, Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng NATO cũng công bố quyết định tiếp tục gia tăng hiện diện quân sự ở Đông Âu. Ngày 17/2, hàng trăm lính dù Mỹ đã được triển khai sang Ba Lan, cách biên giới Ukraine chỉ vài trăm km. Những đợt triển khai này có thể không phải là tạm thời. Bà Amelie Zima, chuyên gia về NATO của Đại học Paris-Pantheon- Assas nhận xét: "Nếu không có tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng rõ ràng từ phía Nga, các nước Đông Âu sẽ không chấp nhận để NATO rút quân". Sau hội nghị thượng đỉnh Vácsava 2016, tức là hai năm sau khi Nga sáp nhập Cremea, NATO đã quyết định triển khai 4 lữ đoàn cơ động đến các nước Baltic và Ba Lan trong khuôn khổ chương trình EFP. Đến nay, lực lượng này vẫn chưa rút đi. Sự hiện diện song song của quân đội Nga và NATO ở Đông Âu sẽ còn khiến mâu thuẫn song phương kéo dài, dễ bùng lên thành một cuộc khủng hoảng mới do những thỏa thuận hay hiệp ước liên quan đến cấu trúc an ninh châu Âu vẫn còn tương đối sơ sài và dễ dược diễn giải một cách tùy tiện.

Tiến Nhất (Phóng viên TTXVN tại Pháp)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nguyễn Thị Huệ Thu: Phu nhân nhà Nhựa Duy Tân, mẹ chồng quyền lực của Midu
15:31:28 08/07/2024
Quang Linh bị chị bán sầu riêng "đùa" kém duyên, Hằng Du Mục còn sượng trân
14:35:33 08/07/2024
Ngọc Huyền hé lộ tâm tình của Vũ Luân dành cho Vũ Linh, nhắc đến Hồng Loan
16:06:52 08/07/2024
Đám cưới Đặng Văn Lâm: Không mời đồng nghiệp, đơn giản hơn Văn Hậu - Quang Hải?
13:46:23 08/07/2024
Xoài Non tiết lộ dự định tái hôn, tuyên bố tiêu chí chọn chồng, nhắc về Xemesis
13:29:58 08/07/2024
Maddox lộ ảnh hư đốn, Angelina Jolie nổi giận tước quyền thừa kế cho Pax Thiên?
15:27:28 08/07/2024
Baifern Pimchanok lộ tâm trạng bất ổn, rơi nước mắt hậu chia tay Nine Naphat?
15:18:48 08/07/2024
Ốc Thanh Vân: Sang Úc nghèo hẳn, ở Việt Nam giàu hơn
15:03:09 08/07/2024

Tin mới nhất

Bảng giá xe Mitsubishi tháng 12: Mitsubishi Outlander tiếp tục nhận ưu đãi 50 triệu đồng

14:06:21 21/12/2022
Khách hàng mua Mitsubishi Outlander trong tháng 12 sẽ được hãng tặng phụ kiện và phiếu nhiên liệu với tổng giá trị lên tới 50 triệu đồng

Toyota Avanza và Toyota Veloz lắp ráp trong nước sẽ ra mắt ngay trong năm 2022

14:04:14 21/12/2022
2 mẫu MPV dự kiến sẽ được xuất xưởng chính thức từ nhà máy của Toyota Việt Nam ngay trong tháng 12 này. Và đáng quan tâm, nhiều khả năng Toyota Avanza Premio và Toyota Veloz Cross lắp ráp trong nước sẽ tiếp tục giữ giá như cũ từ 558 đến...

Triệu hồi Porsche Taycan do lỗi hệ thống treo

14:02:32 21/12/2022
Porsche Taycan đang bị triệu hồi tại Mỹ do lỗi hệ thống treo khí nén, đây là vấn đề tương tự xảy ra với Audi e-tron GT do 2 mẫu xe này đang sử dụng chung khung gầm

Nhiều mẫu ôtô được giảm giá dịp cuối năm

12:57:39 21/12/2022
Bước vào tháng cuối cùng trong năm 2022, nhiều hãng xe đưa ra hàng loạt chương trình ưu đãi hàng chục triệu đồng nhằm kích cầu mua sắm

Cập nhật bảng giá xe Mercedes mới nhất tháng 12/2022

12:49:02 21/12/2022
Bảng giá xe Mercedes mới nhất tháng 12/2022 các dòng A-class 2021, C-Class 2022, E-Class 2021, S-Class 2022, GLC 2021, GLB 2021, GLS 2021, G-Class 2021, GT-Coupe 2021, V-Class 2021, GLA 2022 được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đâ...

Triệu hồi xe điện Audi e-tron GT và Porsche Taycan vì lỗi hệ thống treo

12:47:35 21/12/2022
Hơn 100 chiếc Audi e-tron GT và Porsche Taycan nhận thông báo triệu hồi tại Mỹ do lỗi liên quan tới phuộc nhún. Hai mẫu xe thuần điện Audi e-tron GT và Porsche Taycan vừa được thông báo triệu hồi tại thị trường Mỹ để sửa lỗi liên quan l...

5 xe ô tô điện có lưới tản nhiệt xấu xí và không cần thiết

10:27:43 21/12/2022
Mặc dù, chúng là những ô tô điện có thiết kế kiểu dáng đẹp và hiện đại, nhưng nó lại bị khách hàng không thích vì có lưới tản nhiệt giả xấu xí và không cần thiết

Mazda3 sắp có bản chạy điện

10:22:38 21/12/2022
Hãng ôtô Nhật Bản tiến hành đăng ký kiểu dáng độc quyền cho một mẫu xe điện mang hình dạng tương đồng với dòng sedan Mazda3

Mitsubishi Xpander trúng biển ngũ quý 2 'sang tay' giá gần 2 tỷ đồng

08:34:15 21/12/2022
Chiếc xe Mitsubishi Xpander được chủ nhân ở Long An bấm trúng biển ngũ quý 2 (62A-22222) hồi đầu năm 2021 nay được chuyển nhượng lại với giá gần 2 tỷ đồng

Thế khó của Vinfast VF8 tại Mỹ, phải chăng giá quá cao?

07:50:22 21/12/2022
Báo chí Mỹ đang bắt đầu có các nhận định, đ.ánh giá cho rằng giá của xe điện Việt Nam VF8 chào bán thị trường Mỹ là khá cao và khó cạnh tranh. Phải chăng đây là một thế khó của Vinfast giữa trùng điệp các đối thủ mạnh?

Toyota Yaris Cross GR Sport 2023 ra mắt tại thị trường Úc

07:48:24 21/12/2022
Sau khi giới thiệu Toyota Yaris Cross GR Sport cho thị trường châu Âu vào tháng 9/2022, nhà sản xuất Nhật Bản đã mang chiếc crossover này đến thị trường Úc với mức giá từ 35.840 AUD (khoảng 570 triệu đồng)

Xe điện thể thao nào tốt nhất 2022?

07:46:18 21/12/2022
Theo Autocar, đây là những mẫu xe điện vừa chạy nhanh bậc nhất hành tinh, vừa được đ.ánh giá tốt nhất hiện nay. Trên thực tế, không ngoa khi nói rằng Porsche đã truyền cho chiếc xe điện đầu tiên của mình tất cả những dấu hiệu nổi bật của...

Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ trẻ phải cấp cứu sau khi ăn một viên kẹo

Sức khỏe

18:48:47 08/07/2024
Khi vào viện, H. hôn mê sâu, sốt cao 41-42 độ C, co giật toàn thân, mạch nhanh, huyết áp tụt, oxy tụt, vô niệu và nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc, suy đa tạng, phổi tổn thương, suy hô hấp cấp tính kém đáp ứng với thở máy.

Ronaldo tách đội, đi "chữa lành" cấp tốc sau kỳ Euro thảm họa

Sao thể thao

18:45:26 08/07/2024
Sau khi đội tuyển Bồ Đào Nha bị loại khỏi Euro 2024 vào sáng 6/7, Ronaldo cùng người thân đã lập tức lên chuyên cơ rời khỏi nước chủ nhà Đức.

Điều gì khiến thời trang giấu quần hot nhất mùa hè này?

Thời trang

18:28:33 08/07/2024
Các tín đồ thời trang đang tích cực lăng xê mốt giấu quần, vậy điều gì đã khiến thời trang giấu quần trở thành xu hướng hot nhất mùa hè này?

Nóng: Chủ tịch và nàng thơ gen Z công khai mối quan hệ?

Sao châu á

18:22:23 08/07/2024
Ngày 8/7, thông tin Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương chuẩn bị công khai mối quan hệ tình cảm chiếm sóng mạng xã hội Trung Quốc.

Thuê xe ôm đóng giả nhân viên ngân hàng để l.ừa đ.ảo

Pháp luật

18:11:46 08/07/2024
Để thực hiện hành vi l.ừa đ.ảo, Hồ Thị Dung đã thuê 2 người làm xe ôm đóng giả nhân viên ngân hàng rồi liên tiếp giục bà Vĩnh chuyển t.iền để lo lót, thẩm định tài sản nhằm l.ừa đ.ảo.

Xe ô tô mất lái đ.âm trực diện thanh hộ lan trên quốc lộ 21B

Tin nổi bật

18:04:06 08/07/2024
Tài xế điều khiển ô tô 4 chỗ bất ngờ mất lái, đ.âm trực diện vào hộ lan khiến chiếc xe bị hư hỏng nặng, tài xế may mắn thoát c.hết trong gang tấc.

Nhã Phương công khai dung mạo con trai

Sao việt

17:39:08 08/07/2024
Có thể thấy, bé Hope có làn da trắng hồng, má bánh bao đáng yêu và đặc biệt là đôi mắt tròn long lanh hệt như Nhã Phương.

Khám phá thiên nhiên hoang sơ tại khu du lịch Suối Mỡ, Bắc Giang

Du lịch

17:19:32 08/07/2024
Thung lũng Suối Mỡ là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, muốn tìm kiếm sự yên bình và thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Nam nghệ sĩ gen Z bức xúc vì "bị dí" khi đi diễn, đến micro và nhạc playback mà BTC cũng không chuẩn bị?

Nhạc việt

17:13:16 08/07/2024
Tối 6/7, đêm nhạc Những Thành Phố Mơ Màng được diễn ra tại Hà Nội. Đây là đêm diễn bù đắp cho những khán giả đã không thể xem trọn vẹn show NTPMM vào tháng 3 vừa rồi vì cơn mưa lớn khiến sự kiện bị hủy bỏ giữa chừng.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối đã miệng với loạt món ngon mà dễ nấu

Ẩm thực

16:50:23 08/07/2024
Bữa tối đã miệng với loạt món ngon mà dễ nấu. Không có món gì cầu kỳ nhưng chỉ cần nhìn vào mâm cơm hấp dẫn này ai cũng muốn ăn ngay lập tức.

Thủ tướng Hungary bất ngờ tới Bắc Kinh để tiếp nối sứ mệnh hoà bình

Thế giới

16:17:18 08/07/2024
Hôm nay (8/7), sau chuyến thăm Ukraine và Nga, Thủ tướng Hungary Viktor Orban bất ngờ đến Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.