Mercedes-Benz đúng là The best or Nothing: Thấy mảng xe không thắng được nên buông bỏ luôn
Canh bạc mang tên xe tự lái có vẻ không đem lại kết quả tốt cho Mercedes-Benz.
Trong mảng đua xe F1, Mercedes-Benz đang là cái tên số 1 nhờ cặp bài trùng Lewis Hamilton và Valtteri Bottas liên tục dành podium. Tuy nhiên, trong một cuộc đua khác mà nhiều người còn đánh giá là quan trọng hơn nhiều là xe tự lái, Mercedes-Benz đã tình nguyện rút lui bởi họ không còn “tay lái” nào dựa dẫm nữa.
Cụ thể, theo Motor1, Mercedes cho biết họ không còn mặn mà trong chạy đua phổ cập hóa công nghệ tự lái lên xe mới. Điều này đồng nghĩa với việc ngoài công nghệ tự lái cấp 3 có trên S-Class đời mới, công nghệ này sẽ không được nâng cấp lên thêm nữa do 2 cấp còn lại có yêu cầu quá tốn kém (đều yêu cầu xe tự vận hành mà không cần người dùng thao tác bất cứ điều gì, khác chăng là cấp 4 vẫn yêu cầu người lái chiếm quyền điều khiển khi được yêu cầu).
Phát ngôn viên Mercedes xác nhận điều này khi cho biết họ không tham gia vào những cuộc đua không có cửa thắng. Đơn vị hiện đang dẫn đầu công nghệ tự lái toàn cầu là Tesla khi đã ứng dụng Autopilot từ lâu và mới đây vừa đi vào thử nghiệm phiên bản cao cấp nhất sát công nghệ tự lái cấp 4.
Video đang HOT
Mới đây tập đoàn mẹ của Mercedes là Daimler xác nhận hợp tác với Waymo để sản xuất xe tự lái, tuy nhiên thỏa thuận giữa họ chỉ có hiệu lực trong phân khúc xe thương mại như xe tải hay container.
Mercedes-Benz tham dự cuộc đua tự lái 5 năm về trước – thời điểm chưa nhiều hãng xe đầu tư lớn vào mảng này. Công nghệ tự lái chủ yếu được họ phát triển phục vụ mảng dịch vụ chia sẻ xe (giống Uber nhưng không người lái) nhưng lĩnh vực này không còn được Mercedes coi trọng trong năm nay do khó đem lại lãi vì mức độ cạnh tranh quá lớn.
Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường tăng trưởng lớn nhất của Mercedes-Benz
Giám đốc điều hành Daimler Ola Kaellenius nhận xét Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường tăng trưởng lớn nhất của thương hiệu Mercedes-Benz trong thập niên tới.
Công nhân hoàn thiện lắp ráp xe ô tô Mercedes Benz A tại nhà máy sản xuất xe Daimler ở Rastatt, miền Tây Nam Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Do đó, nhà sản xuất ô tô Đức này sẽ điều chỉnh các cơ sở sản xuất để bắt kịp sự thay đổi nhu cầu giữa lúc căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục gia tăng.
Nhận xét trên của ông Ola Kaellenius được đưa ra giữa bối cảnh quan hệ giữa Mỹ, Trung Quốc và châu Âu ngày càng căng thẳng sau gần một thập niên tăng trưởng mà đã giúp Mercedes trở thành thương hiệu ô tô hạng sang bán chạy nhất thế giới.
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với hiệp hội các nhà báo ICFW tại Frankfurt ngày 19/10, ông Kaellenius nói rằng tình hình đã trở nên khó khăn hơn nhiều, các cuộc đàm phán thường xuyên rơi vào bế tắc, bao gồm cả xung đột thương mại.
Do đó, Dailmer cần xem xét sản phẩm mang tính biểu tượng của mình, xem chỗ đứng của các sản phẩm đó ở đâu để thay đổi quy mô sản xuất.
Năm 2019, Daimler đã bán ra khoảng 700.000 xe tại thị trường Trung Quốc, và khoảng 320.000-330.000 xe tại thị trường lớn thứ hai là Mỹ.
Nhờ nhu cầu từ Trung Quốc phục hồi mạnh, Daimler và đối thủ đồng hương là BMW đều đưa ra dự báo lạc quan cho quý III/2020. Daimler kỳ vọng vào sự tăng trưởng lớn nhất ở Trung Quốc trong 10 năm tới. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại quốc tế gia tăng, dẫn đến triển vọng về doanh số bán hàng trên thế giới vẫn chưa chắc chắn.
Các cuộc đàm phán Brexit của Anh có thể kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận thương mại tự do thuế quan với Liên minh châu Âu (EU), như vậy Anh buộc phải tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong trường hợp đó, Daimler sẽ không mở cửa các nhà máy, bởi doanh số bán hàng ở Anh "không xứng" với quy mô sản xuất.
Các thị trường trên thế giới ngày càng bị phân mảnh khiến việc sản xuất ô tô có lãi ngày càng khó khăn hơn vì nó làm giảm hiệu quả kinh tế theo quy mô sản xuất. Chẳng hạn Mercedes-Benz chỉ sản xuất mẫu S-Class hàng đầu của mình tại Đức.
Với doanh số bán hàng toàn cầu chỉ 100.000 xe, việc xây dựng dây chuyền sản xuất mới ở Mỹ và Trung Quốc để sản xuất những chiếc xe này không được tính tới./.
Mercedes-Benz khai tử động cơ 1.5L mượn của Renault Dòng động cơ diesel 1.5L được Mercedes-Benz mượn từ đối tác Renault trong 2 năm qua không còn được trọng dụng. Theo thông báo từ phía tập đoàn Daimler, các dòng xe cỡ nhỏ của họ sẽ ngưng sử dụng động cơ 1.5L dCi diesel được cung cấp bởi đối tác Renault. Các dòng tên cụ thể bị ảnh hưởng đầu tiên là...