Mẹo vệ sinh máy hút mùi cực hiệu quả, dầu mỡ bám dày đặc cũng bong sau 10 phút
Nếu gia đình bạn có máy phun hơi nước, bạn có thể sử dụng chúng để tẩy các mảng bám dầu mỡ trên tấm màng lọc.
Sử dụng máy hút mùi giúp đồ dùng, quần áo nhà bạn không bị ám mùi thức ăn, tuy nhiên nếu để lâu ngày chúng rất dễ sinh ra mảng bám, vừa mất mỹ quan, lại giảm tuổi thọ máy.
1. Cách làm sạch máy hút mùi bằng chất tẩy rửa
Chuẩn bị: 1 xô nước nóng vừa đun sôi chất tẩy rửa (OxiClean, men tẩy rửa, nước rửa bát,…)
Cách làm:
- Tháo màng lọc mỡ từ máy hút mùi ra
- Hòa lẫn chất tẩy rửa và nước nóng
- Ngâm tấm màng lọc mỡ vào trong dung dịch chất tẩy và nước nóng trong khoảng 10 đến 30 phút tùy độ bám bẩn mỡ trên tấm lọc
- Trong khi ngâm tấm màng lọc mỡ, dùng bàn chải đánh qua dầu mỡ bám trên nó
- Sau khi ngâm xong, rửa sạch lại với nước và để khô
- Lắp lại với máy hút mùi
2. Cách tẩy dầu mỡ trên máy hút mùi bằng máy phun hơi nước
Nếu gia đình bạn có máy phun hơi nước, bạn có thể sử dụng chúng để tẩy các mảng bám dầu mỡ trên tấm màng lọc.
Cách làm:
- Tháo màng lọc mỡ từ máy hút mùi ra
- Đặt một tấm vải ở phía dưới tấm màng lọc dầu mỡ
- Dùng thiết bị phun hơi nước phun trực tiếp vào tấm lọc, mỡ sẽ chảy ra và thấm vào tấm vải phía dưới
- Để tấm lọc khô và lắp lại với máy hút mùi
3. Tẩy dầu mỡ trên máy hút mùi bằng lò nướng
Chuẩn bị: 1 khay nướng vài tờ báo
Cách làm:
- Tháo màng lọc mỡ từ máy hút mùi ra
Video đang HOT
- Xếp 10 lớp báo lên trên khay nướng (cắt báo sao cho vừa với khay nướng)
- Đặt 1 tấm màng lọc lên phía trên lớp báo
- Làm nóng lò nướng trong khoảng 250 độ C
- Để khay nướng có chứa tấm lọc vào và nướng khoảng 10 đến 30 phút
- Lấy ra rửa sạch lại và để khô
Lưu ý: Không để nhiệt độ quá cao và thời gian nướng quá lâu bởi vì nó có thể gây ra hỏa hoạn.
4. Dùng baking soda và giấm
Với máy hút mùi đã bị hoen ố, rỉ; nếu không vệ sinh kịp thời sẽ khiến thiết bị xuống cấp trầm trọng và hỏng. Nguyên nhân dẫn tới những vết hoen ố này là từ dầu mỡ trong quá trình nấu nướng.
Bạn hãy pha 1 chén giấm với 1/2 thìa baking soda, sau đó nhúng mẩu khăn nhỏ vào bên trong dung dịch và tiến hành lau máy hút bụi. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể lau lại với nước lau kính.
Ngoài việc vệ sinh tấm lọc mỡ máy hút mùi, bạn còn phải làm sạch cánh quạt phía bên trong máy và vỏ ngoài của máy, như vậy mới đảm bảo các vết bám, mùi hôi biến mất sạch sẽ.
Làm sạch cánh quạt
Sau khi đã tháo tấm màng lọc của máy, các mẹ có thể vệ sinh cánh quạt bằng cách lau cánh quạt bằng dung dịch chất tẩy rửa. Để nó ngấm trong khoảng 15 phút và lau lại bằng khăn giấy.
Làm sạch vỏ ngoài
Nếu vỏ ngoài của máy có một mảng bám mỡ lớn, bạn có thể dùng dung dịch dầu khoáng bôi lên vết mỡ đó, sau đó lau qua nó bằng khăn giấy rồi dùng nước xà phòng để tẩy những tàn dư còn lại.
Cô vợ Việt ở Đức bỏ 10 triệu đồng tự tay cầm cưa, đục để "phá" bếp, nhưng nhìn sản phẩm cuối cùng khiến ai cũng phải ngỡ ngàng!
Để việc nấu nướng được thoải mái, thuận tiện hơn nên cô vợ này đã không ngần ngại "phá" bếp để tự tay lấm lem cưa đục tạo ra 1 gian bếp như ý hơn...
Thu Thủy (29 tuổi) là vợ 1 nhiếp ảnh gia hiện đang sinh sống tại Đức. Nhìn vào hành trình biến căn bếp đơn điệu cũ thành 1 gian bếp đầy sức sống của cô ai cũng phải khâm phục.
Không phải chỉ vì gu thẩm mỹ tinh tế mà vì người phụ nữ mảnh mai này đã mạnh dạn tự tay làm tất cả từ cưa đục, bắt vít, lăn sơn, bắn keo... chẳng nề hà thứ gì để cho ra 1 sản phẩm như ý muốn của mình.
Thế nhưng Thủy cho biết không phải tự dưng mà cô đã mạnh dạn "phá" bếp. Phải sau 3 năm, qua nhiều quan sát Thủy mới bắt tay vào tự làm từ A-Z căn bếp của mình bởi đặc điểm của bếp không chỉ đơn giản là làm cho đẹp mà còn có cả yếu tố kĩ thuật trong đó nên cần đến khá nhiều kiến thức.
Lý do cải tạo bếp được Thủy đưa ra là vì bếp khá chật, hơi vuông nên hơi khó sắp xếp. Phòng có diện tích 7,5m (2m9 x 2m6), có một phòng kho nhỏ bên cạnh gần 2m. Theo yêu cầu của chủ nhà là không được thay đổi vị trí cũng như cấu trúc nên trước đây bếp cũ của người thuê trước để lại, cô giữ nguyên. Bếp cũ thì cũng đầy đủ những tiện ích như bếp điện, bồn rửa, lò nướng, máy rửa bát, tủ lạnh...
Chủ nhân xinh đẹp tự tay cải tạo gian bếp theo ý mình.
Điểm trừ duy nhất là ít tủ, và ít chỗ cắt thái và bày đồ, chỉ được đúng 75cm giữa bếp điện và bồn rửa bát. Ngoài ra bồn rửa bát rất nông và nhỏ, khi rửa nồi niêu xoong chảo rất hay bị bắn và tràn nước ra nhà. Góc tường còn lại vì vướng lò sưởi (dù không bật bao giờ) và cả bồn rửa bát nên không đặt thêm tủ được.
Hình ảnh bếp trước khi cải tạo, dù trông tiện nghi nhưng có những nhược điểm mà người làm bếp trong quá trình sử dụng sẽ gặp phải.
Và trong khi sử dụng bếp thì những nhược điểm này đã bộc lộ ra khá rõ. Sau 3 năm tích lũy được kha khá kinh nghiệm, trước đó cũng đã cải tạo phòng khách thành công, Thủy mới dám quyết định sẽ đem lại cho căn bếp một diện mạo hoàn toàn mới về hình thức và công năng để nấu nướng thoải mái hơn. Tuy nhiên, vẫn phải giữ nguyên cấu trúc bếp của chủ nhà cũ.
Vì tổng thể căn nhà làm theo tông màu xanh nên bếp Thủy cũng quyết định chon tông xanh khác cho dịu mát. Thủy quyết định làm bếp chữ L, đóng dạng bàn, có ngăn ở dưới để để đồ và quan trọng là không làm tổn hại đến cái lò sưởi. Thay mặt bàn bếp, sơn lại tủ bếp, đóng thêm kệ, vẽ trang trí... Ngân sách cô đưa ra cho dự án này của chính mình là 10 triệu đồng.
Cô vợ đa tài và chẳng ngại khó, ngại khổ này cũng biết vẽ phác thảo trước căn bếp để hình dung và có các số đo cụ thể. Đầu tiên là thay mặt bàn bếp, mặt bàn Thủy chon mua gỗ giẻ gai loại nguyên tấm gỗ đặc. Người phụ nữ này đã tự tay khoan lỗ, cưa, đục... Đến hạng mục thay bồn rửa bát, tự tay Thủy cũng làm tất từ việc bắn keo silicone cho bếp, biết cách bắn keo nhà nghề để chống thấm hiệu quả.
Hành trình "tự tay làm hết" cải tạo gian bếp của cô vợ.
Thủy cũng tự tay đóng kệ gỗ, "kiến trúc sư nội trợ" này đã lại 1 lần nữa vẽ kệ tủ với các số đo cụ thể để đi mua gỗ và bắt tay vào làm. Thủy còn học được kĩ thuật xử lý gỗ bằng cách dùng dầu sáp để chống thấm.
Với tủ bếp để cho chắc Thủy cũng mài qua một chút bằng máy, với giấy nhám 120. Mặc dù dùng Soda ăn mòn và Chalk Paint thì theo hướng dẫn không cần mài. Sơn hai lần để đều màu. Sơn Chalk Paint khô khá nhanh, nhưng Thủy vẫn để qua đêm rồi mới sơn tiếp lớp mới.
Khi sơn đã khô thì dùng Wax để hoàn tất và bảo vệ. Giữ lớp sơn đẹp, bền màu và cũng để chống bẩn, dễ lau dọn tủ hơn.
Thủy muốn lắp thêm tủ để đỡ bụi và đựng được nhiều đồ hơn nhưng tường rỗng, không đủ chắc để treo tủ nên mình treo kệ để gia vị cho đỡ trống trải.
Tay nắm cửa kính cỡ mình muốn chỉ có màu trắng nên phải xịt lại thành màu đen.
Đồ đạc nhà bếp đã trở thành đống hỗn loạn trong thời gian sửa bếp nên Thủy đã đóng thêm nhiều kệ để để đồ từ 3 năm trước. Tuy nhiên cô vẫn nghĩ có thể tận dụng thêm được. Kệ gỗ Thủy cũng tự làm để vừa khít với góc tường nhà.
Tủ đông nhỏ mua thêm từ hồi còn vắt sữa cho con giờ thì để trữ đông đồ ăn. Thủy cũng dán và viết tên lên hết các lọ để ai cũng có thể tìm dễ dàng mà không cần hỏi đến cô mới biết nó là thứ gì.
Và sản phẩm là cái bếp mới đã gọn gàng và quy củ hơn rất nhiều. Hơn vào đó tính tiện dụng của nó cũng đã mang đến cho cô sự thoải mái. Thủy cũng tự vẽ trang trí tạo điểm nhấn cho căn bếp.
Dù khen Thủy là nữ cường nhân khi "tự tay làm tất", Thủy cười: "Nói là mình tự làm cũng đúng mà cũng không đúng. Chồng mình ngoài việc giúp vợ quay lại quá trình thực hiện thì còn giúp bê đồ, dọn dẹp, trông và chăm con trong suốt thời gian mình làm. Chưa kể lúc nào mình cần thì cũng sắp xếp để ra giúp vợ. Vì thế nên mình mới có thể hoàn thành công trình bếp đầu tư mất nhiều công sức, tâm huyết này".
Từ trước đến nay thì bếp luôn được cho rằng là nơi rất quan trọng trong ngôi nhà vì Thủy là người dành nhiều thời gian để nấu ăn mỗi ngày. Tuy nhiên sửa bếp thì cũng cần nhiều kỹ thuật xử lý, chống thấm... nên cũng sau nhiều lần sửa sang nhà cửa, tích lũy kinh nghiệm thì cô mới dám làm đến khu bếp. Tuy nhiên, nhìn thành quả sau cùng thu được thì mọi mệt mỏi như tan biến cả.
Thủy vẫn nói khiêm tốn rằng căn bếp sau khi cải tạo tuy chưa thực sự hoàn hảo vì còn nhiều hạn chế từ chủ nhà do phải giữ nguyên kết cấu cũ, nhưng với chi phí đã đề ra thì cô nghĩ mình đã làm tốt nhất có thể trong khả năng.
"Sau quá trình làm thì có thể nói đây là dự án mà mình đã tốn công sức nhất từ trước đến giờ nhưng mình nghĩ mọi công sức đã được đền đáp", Thủy nói về thành quả thu được sau cùng như thế.
Giờ đây bạn có thể đánh bay vết dầu mỡ cứng trong nhà bếp mà không cần cọ tay tốn sức Một trong những vết bẩn cứng đầu nhất mà người nội trợ luôn phải mất sức để làm sạch, đó là những mảng bám dầu mỡ trong nhà bếp. Phòng bếp gia đình sử dụng lâu ngày sẽ thường có nhiều dầu mỡ bám bẩn. Những vết bẩn dầu mỡ rất cứng đầu và gây khó khăn cho việc lau dọn, càng để...