Mẹo tạo phân bón tự nhiên hoàn toàn từ vỏ trái cây
Thay vì sử dụng phân bón hóa học, các gia đình đều có thể tận dụng vỏ trái cây hoặc các đồ ăn thừa để làm phân bón cho cây, vừa đơn giản lại tránh lãng phí.
1. Phân bón từ vỏ chuối
Vỏ chuối là một loại phân bón chứa nhiều phốt pho và kali, những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của thực vật. Đối với cây sống trong không gian nhỏ như chậu, nếu bón vỏ chuối trực tiếp sẽ làm rễ bị thối.
Do vậy, vỏ chuối cần phải sơ chế bằng cách xay nhuyễn với một nhúm muối hạt (hoặc nước vo gạo) và vài mảnh vỏ trứng để bổ sung canxi cho cây. Hỗn hợp này cho ra sản phẩm phân bón nhuyễn mịn, đặc sệt. Người dùng đem chúng trộn với đất và để đất nghỉ khoảng một tuần.
Nên lưu ý đây là phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây nên chỉ dùng một lượng vừa đủ cho suốt cả mùa, không nên sử dụng quá nhiều.
2. Phân bón từ vỏ trứng
Vỏ trứng chứa 95% canxi cacbonat và lượng lớn magie, kali, sắt, phốt pho… Những chất này tốt cho sự sinh trưởng thực vật, kích thích rễ phát triển nên có thể tái sử dụng để làm phân bón.
Hai cách tạo loại phân bón này chị em có thể thực hành ngay:
Cách 1: Xay nhỏ (hoặc giã vụn) vỏ trứng (cả sống và chín) rồi trộn với đất để trồng cây hoặc ủ phân thông thường. Việc xay nhỏ giúp vỏ trứng dễ dàng phân hủy và trở thành nguồn khoáng chất bổ sung cho đất. Ngoài ra, chúng còn giữ cho đất tơi xốp, giúp cây trồng sinh trưởng tốt hơn.
Video đang HOT
Cách 2: Làm phân bón từ vỏ trứng kết hợp với vỏ chuối. Trong khi vỏ trứng chứa nhiều khoáng chất, canxi, thì vỏ chuối là nguồn cung kali và phốt pho dồi dào cho đất, giúp cây cứng cáp và ra quả ngọt. Bạn chỉ cần cắt nhỏ vỏ chuối, xay cùng vỏ trứng, thêm chút nước thường hoặc nước vo gạo nếu cần. Hỗn hợp này có thể dùng bón luôn cho cây hoặc dùng trộn với đất trồng cây mới.
3. Phân bón từ thực phẩm thừa
Sau khi sử dụng xong, các loại thực phẩm thừa như rau, vỏ trái cây, vỏ trứng, giấy, trà túi lọc, nước vo gạo… đều có thể giữ lại làm phân bón.
Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị một số loại chai nhựa, mọi người có thể sử dụng các chai nước uống bằng nhựa. Tốt nhất là bạn nên chọn loại lớn một chút để một lần làm ta có thể dùng được nhiều lần. Đổ nước vào 1/3 chai.
Sau đó chúng ta có thể tìm những loại hoa quả mà ta thường ăn, chỉ cần dùng vỏ quả là được, có thể sử dụng vỏ của tất cả các loại quả. Sau đó cắt vỏ thành nhiều mảnh nhỏ rồi để vào chai nước mà ta đã chuẩn bị là được, bạn hãy để phần vỏ đầy chai nhé. Đối với thức ăn chiên xào có dầu mỡ, người dùng đổ một lớp nước chắt hết dầu mỡ đi rồi mới đổ vào thùng.
Đem chai đựng đầy nước và vỏ quả ra phơi dưới ánh nắng mặt trời. Chủ yếu là đợi đến khi các chất trong bình lên men, bạn nhất định phải để lại chút không khí ở phần nắp chai bởi trong quá trình lên men các chất này sẽ sản sinh ra khí, làm như vậy để đề phòng bình bị nở ra.
Hỗn hợp trên có thể ủ trong một vài tuần hoặc lâu hơn. Cuối cùng, chị em chỉ cần chắt lấy nước sang một thùng khác để tưới cho rau, phần bã đã ủ dùng để bón cho cây với liều lượng vừa đủ.
Theo www.phunutoday.vn
Cho chất này vào đất khi trồng hoa, cây héo úa sẽ hồi sinh chỉ trong 3 ngày
Khi tự mình trồng cây, chắc hẳn bạn sẽ thấy rất buồn khi chúng bị héo úa. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vội bỏ cuộc để có thể cứu chúng. Để cho cây xanh trong nhà luôn được tươi tốt và thoát khỏi tình trạng bị héo úa thì bạn có thể tham khảo những cách đơn giản như ở dưới đây.
Khi trồng một chậu cây, ai ai cũng đặt hết tâm huyết, xem nó như một người bạn. Chính vì vậy, cảm giác nhìn thấy chậu cây mà mình trồng dần dần héo úa, sắp "lìa đời" chắc chắn sẽ rất buồn. Nhưng quá trình trồng cây không thể tránh khỏi việc này, đôi khi chỉ quên tưới nước 1 lần hay trồng sai chậu...
Trước tình huống đó, có người sẽ bỏ mặc luôn, chờ cây chết hẳn rồi mang vứt rác, nhưng cũng có người sẽ dùng hết khả năng để vớt vát khả năng sống của cây.
Nếu bạn cũng gặp tình huống này rồi và không biết phải làm như thế nào, đừng vội nản chí, bỏ cuộc nhé bởi có rất nhiều cách để có thể vớt vát khả năng sống của cây đấy. Đơn giản, gần gũi nhất đó chính hãy mở tủ lấy ngay 3 nguyên liệu có mặt ở bất kì gia đình nào: vỏ chuối, vỏ trứng, bã cà phê.
Cùng cho vỏ chuối, bã cà phê và vỏ trứng vào máy say sinh tố.
Cách thực hiện rất đơn giản: bạn hãy cho tất cả nguyên liệu vào trong máy xay sinh tố, sau đó cho thêm một ít nước để máy dễ hoạt động hơn. Cuối cùng thì bấm nút, xay tất cả nguyên liệu thật nhuyễn.
Xay nhuyễn tất cả các hỗn hợp.
Có được hỗn hợp này rồi, bạn hãy múc từng muỗng cho vào quanh gốc cây và chỉ trong một thời gian ngắn thôi sẽ giúp cây hồi sinh đấy nhé. Bạn có muốn biết vì sao chuối, cà phê, trứng lại có tác dụng thần kì đến vậy không?
Múc từng muỗng quanh gốc cây.
Chậu cây nhanh chóng hồi phục sau một thời gian bón hỗn hợp.
Vỏ chuối rất giàu phốt-pho, kali. Bã cà phê chứa 2% Ni-tơ và là một nguồn tự nhiên tuyệt vời. Ngoài ra, bã cà phê còn cung cấp cả canxi và magie nữa. Còn vỏ trứng được tạo thành từ hơn 95% khoáng chất, trong đó có đến 37% cacbonat canxi, một yếu tố thiết yếu trong việc tăng trưởng của thực vật. Không chỉ vậy, trong vỏ trứng còn có chứa một lượng lớn magie, kali, sắt và phốt pho. Tất cả những chất trên chính là những chất dinh dưỡng mà cây trồng rất cần để giúp cây khỏe mạnh.
Vậy nên bạn đã hiểu vì sao nên bón hỗn hợp vỏ chuối, bã cà phê, vỏ trứngkhi chậu cây sắp "lìa đời" chưa nào? Đây là một cách cực kì hiệu quả đấy nhé.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các cách dưới đây:
Cắt bỏ rễ bị dập nát, hư hỏng
Việc cắt bỏ rễ cây bị dập nát, hư hỏng rất quan trọng trong việc giúp cây tạo ra bộ rễ mới khỏe mạnh hơn; từ đó có thể làm tốt nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi sống cây. Tuy nhiên, muốn làm được điều này bạn phải có những dụng cụ chuyên dụng và phải cắt, tỉa thật cẩn trọng, tỉ mỉ. Việc cắt bỏ không đúng, không cẩn thận sẽ phản tác dụng, vì vậy nếu không chắc chắn làm được bạn có thể bỏ qua bước này.
Thay chậu cây lớn hơn
Căn nguyên của việc cây bị khô héo, úa tàn có thể xuất phát từ việc bạn để chúng sống trong chậu nhỏ quá lâu. Điều này, hạn chế sự phát triển của rễ khiến chất dinh dưỡng đi vào cây suy giảm dần. Vì vậy, bạn nên thay một chậu cây mới lớn hơn chậu cũ. Tốt nhất là lựa chọn những chậu mới có đường kính lớn hơn chậu cũ từ 10-15cm, phần đáy chậu phải có lỗ thoát nước.
Thay đất mới
Nếu sau một thời gian dài bạn không thay đất mới cho chậu cây cảnh thì chúng chết dần cũng là điều dễ hiểu. Bởi sau khi đặt cây trong chậu một thời gian, đất sẽ cứng đi và hết màu mỡ. Do đó, bạn nên thay đất mới và trộn thêm một ít trấu hoặc xơ dừa vào.
Cung cấp nước
Cây mới thay chậu, thay đất còn rất yếu nên bạn chỉ cần dùng một bình xịt nước nhỏ, xịt đều trên mặt đất hoặc có thể xịt trực tiếp lên cây. Tuy nhiên, bạn chỉ nên xịt một lượng ít và xịt nhiều lần để đất ngấm đều nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha vào một chút đạm hoặc lân trong nước xịt để cây được bổ sung thêm dưỡng chất.
Theo www.phunutoday.vn
13 mẹo vặt hay từ những vật dụng không ngờ trong cuộc sống Bỏ túi 13 mẹo vặt dưới đây sẽ khiến cuộc sống của bạn dễ dàng và đỡ tốn kém hơn nhiều Mẹo 1: Cách lấy bụi hoặc lông vương trên quần áo Dụng cụ lấy bụi, lông cầm tay thường dùng rất nhanh hết, mỗi lần khi cần dùng đến thì lại không đủ. Nhưng chỉ cần trong nhà bạn có một cuộn...