Mẹo rửa rau thật sạch và an toàn
Chị em đã biết rửa rau như thế nào mới đúng cách chưa?
Hiện tại, nhiều chị em vẫn cho rằng, rau chỉ cần rửa từ 2 – 3 nước là sạch rồi. Khi nấu lên các vi khuẩn và kí sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế, để rau thực sự sạch thì cách rửa rau phải cầu kì hơn thế rất nhiều. Chị em có thể tham khảo thông tin về cách rửa rau an toàn dưới đây nhé:
Nước rửa, ngâm
Phải đảm bảo là nước thật sạch. Hiện nay có nhiều địa phương vẫn còn rửa rau trong nước ao, hồ, sông, ngòi… vì thế không đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe.
Rau, củ, quả
Rau ăn lá
- Với rau lá to: Đó là những loại rau như cải, xà lách… thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một hồi lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Lật tiếp qua bề kia rửa tương tự như vậy.
Video đang HOT
- Các cành rau nhỏ như rau muống, xà lách xoong, rau đắng… phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước.
Các cành rau nhỏ như rau muống, xà lách xoong, rau đắng… phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước (Ảnh: Internet)
Sau khi rửa rau dưới vòi nước xong có thể đem rửa lại rau trong chậu 1 – 2 nước nữa.
Để loại bỏ các khuẩn tả thì sau khi rửa, có thể ngâm rau qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.
Chị em lưu ý, không nên ngâm rau trong nước quá lâu vì sẽ làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất (căn cứ vào nguyên lý thẩm thấu, nếu ngâm lâu rau trong nước sẽ khiến nước bên ngoài xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng. Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hoà tan với môi trường nước bên ngoài. Vì vậy, các chất dinhdưỡng trong rau cũng bị hoà tan).
Rau ăn quả
Các loại rau ăn quả như cà chua, dưa chuột… Khi mua về không nên ăn liền mà rửa sạch từng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc (có thể là thuốc trừ sâu) phân hủy.
Còn nếu các loại rau quả cần ăn ngay thì nên rửa sạch dưới dòng nước rồi ngâm nước muối. Tuy nhiên, tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ
Khi chế biếnrau củ như khoai tây, cà rốt, su hào… nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Rau ăn hoa
Có nhiều loại rau ăn hoa như: Hoa bí, nụ mướp, hoa thiên lý, hoa so đũa, hoa điên điển… Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, khó dính bẩn hơn. Khi phun, người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.
Theo VNE
Phong phú salad
Một món ăn ngon, đầy đủ calo với thực phẩm tươi mới, giải phóng năng lượng thừa trong khoảng thời gian nhanh nhất, đó là salad.
Đầu bếp Văn Thành Tài (Trường hướng nghiệp Á - Âu) chia sẻ: Món salad khởi nguồn từ các nước châu Âu, gồm các loại rau, củ, quả hay mì ống và thịt cá, hải sản trộn với nước xốt. Có hai kiểu salad nóng và lạnh, nhưng chủ yếu vẫn là salad lạnh, tùy vào thời gian và tính chất của bữa ăn, món salad được dùng để khai vị, làm món chính hoặc món phụ, có khi được dùng như món tráng miệng để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
Salad được xem là món biến hóa phong phú, hấp dẫn người ăn bởi sự tươi mới gần như nguyên vẹn của thực phẩm và thời gian chế biến nhanh. Món salad đơn giản nhất là rau củ quả tươi trộn với dầu giấm, điều quan trọng của món này là bạn phải chọn được nguồn rau quả sạch, an toàn. Salad phong cách châu Âu có thêm sốt mayonnaise; salad kiểu châu Á thường thêm một số mùi vị khác như tỏi, ớt, rau thơm. Tùy theo thực đơn, nếu salad làm món chính, bạn cần bổ sung thêm chất đạm, tinh bột, thông thường là thực phẩm đã làm chín (bò, gà, heo, hải sản) cộng thêm ngũ cốc hay rau củ từ họ đậu, khoai (luộc chín). Món salad khai vị có ý nghĩa làm kích thích cảm giác thèm ăn, salad tráng miệng thường làm theo thể ngọt, có thêm sữa tươi hay kem để khép lại một bữa ăn nhiều hương vị.
Thông thường, salad lạnh như các loại rau xanh từ cải salad hay cà rốt, dưa leo, cà chua bi chỉ cần rửa sạch, để ráo nước, trộn nhẹ, đều tay, không làm rau củ dập nát. Salad vừa ăn, ngoài sự đậm lạt theo khẩu vị từng người thì rau củ sau khi trộn không bị biến dạng, chuyển màu hay bị mềm. Phức tạp hơn, bạn có thể ứng dụng món salad kiểu Nga truyền thống được phổ biến khắp các châu lục với nhiều biến tấu theo khẩu vị từng vùng miền. Tuy nhiên, phương pháp chính của salad Nga là tất cả rau củ đều được hấp chín như khoai tây, đậu Hà Lan, trứng gà và thịt nguội được trộn đều với xốt trứng. Người Nga dùng món ăn này vào dịp lễ tết cuối năm. Qua các vùng miền khí hậu nóng lạnh khác nhau, từ Úc châu, Phi châu hay Á châu, salad Nga biến thể, cộng thêm hương vị địa phương nhưng vẫn giữ được tinh thần chính của món ăn rất Nga này (từ nguyên liệu đến gia vị). Chẳng hạn salad rau củ trộn mì và phô mai kiểu Ý, hay salad trộn ức gà, thịt ba chỉ luộc, tôm, cua kiểu Á châu, dù phong cách nào thì phần chính của salad là rau củ nên tỷ lệ chất đạm chỉ chiếm 1/3 - 1/4 nguyên liệu.
Một số đầu bếp thăng hoa với món salad có thêm ít đậu phộng rang, bánh đa nướng hay bắp luộc (tách hạt) cùng một số rau thơm mang chút quê nhà, món ăn bỗng đậm đà hương vị Việt.
Salad không chỉ có tác dụng bổ sung các khoáng chất, vitamin hữu hiệu nhất cho cơ thể mà còn làm khẩu phần ăn cho người giảm béo, kích thích ăn ngon miệng.
Theo PNO
Mẹo luộc rau thật chuẩn dành cho bạn Một số mẹo nấu ăn cổ điển dưới đây giúp bạn bảo toàn được dinh dưỡng và củng cố được hương vị cho các món luộc một cách tốt nhất. Luộc là phương pháp nấu ăn được coi là đơn giản nhất nhưng không phải ai cũng biết "luộc đúng cách". Đã có rất nhiều bí quyết dành cho món luộc được các...