Mẹo phân biệt cốm tươi và cốm để lâu ngày trong tủ lạnh: Khó nhưng không phải là không phân biệt được
Cũng như nhiều loại thực phẩm khác, cốm nếu để lâu trong thời tiết bình thường sẽ bị hỏng và ôi thiu. Để giữ được cốm trong một thời gian dài cần có biện pháp như lưu trữ trong tủ lạnh.
Tuy nhiên, việc lưu trữ lâu ngày sẽ khiến cốm mất độ dẻo ngon và mùi thơm dậy. Để phân biệt được điều này và mua được cốm tươi các chị em cần nắm ngay bí quyết đặc biệt dưới đây.
Cốm là đặc sản mùa thu của người Hà Nội, nên khi vào mùa sản phẩm này ngay lập tức được nhiều người tiêu dùng săn lùng mua để làm quà biếu cũng như chế biến nhiều món ăn ngon tại nhà. Tuy nhiên, cốm tươi nếu để trong điều kiện không khí bình thường hoặc ngoài trời chỉ có thể bảo quản tự nhiên trong vòng hai ngày. Sau hai ngày, cốm sẽ ôi thiu, hỏng và không ăn được.
Chính vì thế, để bảo quản cốm bán cho khách hàng, nhiều cửa hàng hoặc địa chỉ online thường lưu trữ vào tủ lạnh để giữ cốm tươi lâu trong nhiều ngày. Và để tránh khỏi cảnh mua hàng dính phải cốm đã để quá lâu trong tủ lạnh, có một vài mẹo nhỏ chọn lựa dành cho các chị em.
Đây là hạt cốm tươi khi mới mua từ chợ về. Ảnh: Đức Lâm
Đây là cốm đã cất trong ngăn đá hơn 1 tháng. Bạn có thể thấy các hạt cốm bị trắng, màu vàng hơn và khô cứng. Ảnh: Ngoc Thuy
Sau khi bỏ ra ngoài khoảng 15 phút cho tự mềm, các hạt cốm vẫn xuất hiện các đốm trắng đục nếu quan sát kĩ có thể phát hiện ra ngay. Ảnh: Ngoc Thuy
Cốm sẽ tự động mềm dần khi cho ra ngoài không khí. Ảnh: Ngoc Thuy
Video đang HOT
Sau 30 phút nhìn không khác gì cốm vừa mua. Lúc này cốm cất trong tủ lạnh đã khó phân biệt. Ảnh: Ngoc Thuy
Tuy nhiên, nếm thử hương vị cốm, cốm mới sẽ dậy mùi thơm, dẻo còn cốm để tủ lạnh chỉ hơi có mùi thơm nhẹ, hương vị sẽ bị cứng hơn so với cốm mới. Phần cốm trên lá sen là cốm mới, phần cốm bên dưới là cốm đã qua bảo quản ngăn đá. Ảnh: Ngoc Thuy
Ngoài những mẹo nhỏ phân biệt cốm tươi và cốm để tủ lạnh lâu ngày bạn cũng có thể tham khảo thêm cách lựa chọn cốm ngon sau đây:
M àu sắc hạt cốm:
Để chọn được cốm ngon bạn cần chú ý tới màu sắc của hạt cốm. Nếu là cốm non, chúng thường có màu xanh non chứ không phải màu vàng.
Hình dáng cốm:
Dân tiêu dùng sành sỏi chắc chắn biết cốm được làm từ nếp hoa vàng là ngon nhất. Tuy nhiên, hiện nay để tăng năng suất cho ruộng cốm nên nhiều người nông dân không còn trồng những loại cốm ngon ấy nữa. Chính vì thế, khi chọn cốm bạn lưu ý tới những hạt được làm bằng lúa nếp chắc nhưng mỏng và dẻo. Khi cắn nhẹ chúng cảm thấy hơi dai dai, bùi bùi và thơm mát.
Thời điểm mua cốm:
Khi mua cốm, nên chọn vào buổi sáng vì đó là lúc những loại cốm mới được bán, dậy hương thơm và không sự cứng, hỏng. Ngược lại, nếu mua vào buổi chiều thường là cốm đã cũ từ sáng còn sót lại, cốm này sẽ không thể thơm và ngon bằng cốm buổi sáng được.
Bảo quản cốm:
- Vì cốm có rất nhiều loại khác nhau như cốm chiên, cốm dẹt, cốm tròn… nên nếu bạn mua nhiều loại cốm khác nhau thì nên để chúng riêng từng gói. Tuyệt đối không nên để hòa chung các loại cốm với nhau vì mỗi loại cốm có mùi vị rất khác nhau.
- Luôn chú ý bảo quản cốm đã mua về ở nơi khô ráo để tránh nguy cơ cốm bị ẩm ướt làm hỏng hương vị tuyệt vời của cốm.
- Không lưu trữ cốm quá lâu trong nhiệt độ phòng hoặc ngăn mát tủ lạnh vì điều này có thể làm cốm cứng, bớt thơm hơn. Chỉ nên mua cốm để ăn ngày nào hết ngày ấy.
Giá của các loại cốm đang được bán trên thị trường hiện nay.
Theo Helino
Cách rã đông thịt chính xác ít người để ý
Ngâm thịt vào chậu nước hoặc để cục thịt đóng đá ở nhiệt độ thường đều là cách làm sai lầm, khiến thịt nhiễm khuẩn.
Đầu tiên hãy làm một câu hỏi trắc nghiệm:
Khi lấy thịt trong ngăn đá ra ngoài để rã đông, bạn sẽ làm thế nào?
A: Ngâm ngay nước nóng để rã đông nhanh
B: Đặt ở nhiệt độ phòng để rã đông
C: Ngâm trong nước lạnh để rã đông từ từ
D: Đặt ở phòng bật điều hòa để rã đông.
E: Đặt vào lò vi sóng, bật chế độ rã đông
Bạn nghĩ cách rã đông thịt của mình ổn chứ? Hãy xem lại một số kiến thức cơ bản nhé!
Ảnh: ohthatstasty.
Để hiểu cách rã đông thịt đúng nhất thì cần hiểu thịt đã được làm đông như thế nào trong tủ lạnh.
Quá trình thịt đông diễn ra như thế nào?
Chúng ta thường làm đông lạnh thịt với mục đích không cho thịt bị hỏng, không làm biến chất thịt. Có 3 lý do chính làm thay đổi chất lượng của thịt: hoạt động vi sinh vật và các enzim của chúng, oxy hóa và sự sản sinh các vi sinh vật. Trong thịt chứa rất nhiều nước. Khi nhiệt độ môi trường xuống dưới mức 0 độ, nước sẽ đóng băng từ từ. Một khi không có độ ẩm để tạo ra các phản ứng hóa học thì hầu hết các vi khuẩn, mốc và men tạm ngừng phát triển (chứ không chết).
Do đó có thể hiểu, tác dụng của việc đông lạnh thịt chính là làm giảm hoạt động vi sinh vật và các enzim, giảm tốc độ oxy hóa chất béo và protein. Vi khuẩn và vi sinh vật lúc này cũng bị ức chế, ngừng phát triển, thậm chí còn bị tiêu diệt một phần.
Hiện có 2 phương pháp đông lạnh: Kết đông chậm và kết đông nhanh
Kết đông chậm là thực phẩm sẽ được làm đông với thời gian quá 30 phút, tốc độ đóng băng chậm. Khi tiến hành kết đông chậm, các tinh thể đá hình thành trong quá trình kết đông có kích thước lớn, xé rách màng tế bào. Khi rã đông để nấu, một phần dịch tế bào bị tổn thất do chảy qua màng tế bào làm cho chất lượng bị giảm.
Còn kết đông nhanh thường mất không quá 30 phút để các tinh thể nước kết băng trong sản phẩm. Khi thực phẩm được kết đông nhanh và cực nhanh, tinh thể đá mịn hơn, dịch tế bào được bảo quản tốt hơn nên chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Vậy rã đông thế nào cho đúng cách
Đầu tiên phải khẳng định rã đông chậm là phương pháp chính xác. Nên rã đông gói thịt còn nguyên bao bì trong tủ lạnh bằng cách cho từ ngăn đông xuống ngăn mát, sau đó đem dùng ngay. Phần còn lại nếu chưa sử dụng thì đem bỏ ngay vào ngăn đá để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Đây có thể được coi là phương pháp an toàn vì nguy cơ tái nhiễm khuẩn rất thấp.
Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là mất nhiều thời gian, vì thế mới có nhiều người chọn cách rã đông nhanh hơn bằng cách ngâm thịt vào chậu nước hoặc để toàn bộ phần thịt cần rã đông ở nhiệt độ thường cho đến khi rã đông hoàn toàn trong một thời gian dài. Sau đó họ mới chế biến hoặc cấp đông lại phần chưa dùng đến vào tủ lạnh.
Cần nhớ thịt đã rã đông dễ nhiễm khuẩn hơn thịt tươi rất nhiều. Nguyên nhân là do các tinh thể nước đá nhỏ xíu khi tan ra sẽ để lại vô vàn những lỗ nhỏ trên bề mặt thịt. Đây là khoảng không gian lý tưởng để vi khuẩn 'chui" vào và sinh sôi. Hơn nữa trong thời gian rã đông, nhiệt độ lý tưởng nhất để vi khuẩn phát triển là từ 5 đến 60 độ C.
Khi rã đông xong, cần chế biến ngay
Nguyên nhân là nếu để miếng thịt đã rã đông ở nhiệt độ khoảng 20 độ C trong vài giờ thì có thể có tới 10 tỷ mầm vi khuẩn/1g thịt, rất nguy hiểm nếu đem sử dụng. Hơn nữa khi để lâu sản phẩm rã đông ở bên ngoài, các vi chất vitamin và hương vị cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Muốn rã đông nhanh thì làm thế nào?
Phương pháp rã đông chậm là tốt nhất, nhưng khi cần gấp hoặc những người có ít thời gian thì đây chưa phải là phương pháp hữu hiệu nhất. Vậy hãy nghĩ đến việc rã đông trong lò vi sóng.
Lò vi sóng giúp rã đông thực phẩm rất nhanh, chỉ trong vài phút, nhưng cần nhớ là phải chế biến ngay. Nhiều bà nội trợ có thói quen sau khi rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng, không dùng hết lại cất lại ngăn đá. Lúc này vi khuẩn sẽ sinh sôi nhanh gấp nhiều lần và thực phẩm chế biến sau đó sẽ mất đi hương vị tươi ngon.
Một điểm cần chú ý khi rã đông bằng lò vi sóng chính là thời gian và nhiệt độ. Nếu để nhiệt độ quá thấp thì thực phẩm sẽ rã đông chậm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Còn nếu để nhiệt độ quá cao thì bên lớp ngoài thực phẩm sẽ bị chín trong khi phần bên trong vẫn bị đông đá. Vì thế điều quan trọng là phải căn đúng thời gian và khối lượng thực phẩm để chọn nhiệt độ phù hợp.
Tóm lại, nếu muốn rã đông chậm, hãy để vào ngăn mát tủ lạnh. Còn nếu muốn rã đông nhanh, hãy cho vào lò vi sóng.
Vy Trang
Theo sohu/VNE
Khăn giấy không chỉ để lau tay, biết hết các tác dụng này sẽ khiến bạn "ngã ngửa" Chưa nói đến việc bảo quản rau củ, chỉ với công dụng giúp làm sạch khu bếp hay khiến món ăn bớt dầu mỡ thôi là cũng đủ "hạ gục" chị em rồi Bình thường chắc ai cũng chỉ dùng khăn giấy cho mấy việc kiểu lau vết bẩn trên món đồ nào đó hoặc dùng lau tay, lau miệng sau khi ăn....