Mẹo nhỏ về dinh dưỡng đề phục hồi sức khỏe hậu Covid-19
Những thực phẩm sau đây sẽ góp phần làm phục hồi sức khỏe của bạn hậu Covid-19.
Năng lượng chính là nhu cầu quan trọng nhất của cơ thể chúng ta và Carbohydrate là năng lượng dễ dàng được tận dụng và là tối quan trọng trong quá trình trao đổi chất của chúng ta.
Các nguồn thức ăn giàu carbs là hạt ngũ cốc, đậu, trái cây, rau, củ. Bánh mì ăn liền và ngũ cốc ăn sáng cũng sẽ tiết kiệm cho bạn nhiều công sức mà vẫn đảm bảo các vấn đề về dinh dưỡng cho cơ thể. Khi bạn thấy khỏe hơn, hãy bắt đầu tiến đến những lựa chọn lành mạnh hơn nữa.
Ăn các bữa ăn nhỏ một cách thường xuyên.Chia thời điểm bạn nạp calo vào cơ thể, như vậy cơ thể bạn sẽ thích ứng và sử dụng calo một cách tốt hơn.Dành nhiều thời gian tập trung vào những bữa ăn nhẹ hơn bằng cách chọn các loại protein như một miếng phô mai, hoặc một quả trứng cùng với trái cây.Uống thuốc sau bữa ăn để không uống quá nhiều nước và dễ gây đầy bụng.Bạn sẽ luôn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, uống nước thường xuyên là một giải pháp tốt nhưng bạn nên thử các loại nước uống khác, như sữa, nước ép hay sinh tố.Chọn những thực phẩm giàu năng lượng như bánh sandwich bơ đậu phộng, bánh xốp; bên cạnh đó, các loại hạt cũng chứa nhiều calo.Tăng lượng dầu và chất béo lành mạnh bạn nạp vào cơ thể. Chúng là những nguồn năng lượng chính. Một số cách có thể kể đến như: thêm một ít dầu ô liu vào món salad trái cây, thêm đậu phộng vào bánh xốp của bạn, thêm một ít bơ vào cơm của bạn.
Protein: Đây là một trong những dưỡng chất xây dựng nên cơ thể chúng ta. Trong thời gian bị COVID, một số lượng lớn các nhóm cơ đã bị mất đi và cần được bổ sung. Nạp nhiều protein vào mỗi bữa ăn là điều vô cùng quan trọng để đem lại sức khỏe cho cơ thể. Cạn kiệt protein cũng đồng nghĩa với việc giảm khả năng miễn dịch. Dồn một lượng protein lớn vào trong một bữa ăn sẽ không hiệu quả vì cơ thể có thể sẽ không tận dụng tốt được lượng lớn protein này; hãy trải đều vào các ngày. Việc bổ sung protein cho cơ thể sẽ tốt hơn trong kế hoạch dinh dưỡng này.
Ăn một quả trứng/bánh mì vào bữa sáng, cơm rang cho bữa trưa và thịt gà hoặc cốm đậu nành cho bữa tối.Đối với bữa ăn nhẹ, hãy kết hợp carbs và protein, để giúp protein được tập trung hoàn toàn vào chức năng chính của nó. Một số cách có thể kể đến như ăn kèm pho mát với trái cây, trái cây khô với các loại hạt,…
Video đang HOT
Trong trường hợp bạn cảm thấy khó ăn, hãy nói chuyện với bác sĩ dinh dưỡng của bạn để nhận được sự giúp đỡ tốt nhất. Tại các nhà thuốc, thực phẩm chức năng được sử dụng cho những người ốm nặng và những thực phẩm này hoàn toàn an toàn và sẽ tạo ra sự khác biệt cho giai đoạn hồi phục của bạn.
Trước khi xuất viện, bạn cũng sẽ được tư vấn một số vitamin và khoáng chất bổ sung. Chúng được khuyến nghị để hỗ trợ sự phục hồi của bạn và được kê đơn cho từng giai đoạn. Ngoài ra, các loại vitamin tương tự nên được bổ sung một cách có tự chủ trong các bữa ăn hàng ngày để tăng cường khả năng phục hồi.
Vitamin C: là một chất chống oxy hóa mạnh, đặc biệt được sử dụng cho sức khỏe của phổi. Thực phẩm giàu Vitamin C là trái cây họ cam quýt, rau chân vịt, đu đủ, kiwi, cà chua, xoài và dâu tây. Đây là một loại vitamin tan tốt trong nước, bạn cần tiêu thụ đủ lượng hàng ngày.
Kẽm: là một chất dinh dưỡng quan trọng khác hỗ trợ hệ miễn dịch. Dùng quá liều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Vì vậy hãy tuân theo lượng bổ sung được kê trong đơn thuốc của bạn. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm hạnh nhân, hạt bí ngô, thịt gà, sữa và pho mát.
Vitamin D: không chỉ là một loại vitamin mà nó có chức năng như một loại hormone và có sự liên quan chặt chẽ đến hệ miễn dịch. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan tích cực giữa Vitamin D và kết quả hồi phục Covid-19 tốt. Vì vậy, hãy ra nắng nhiều hơn (đừng quên việc đeo khẩu trang của bạn). Ánh nắng mặt trời cũng giải phóng Nitric Oxide từ da của chúng ta và sẽ đem đến lợi ích cũng như bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Bên cạnh những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hậu Covid-19 này, bạn vẫn sẽ cần có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mình. Quá trình phục hồi sau Covid-19 sẽ mất một khoảng thời gian, bạn cần ăn uống, nghỉ ngơi nhiều và bỏ qua tất cả những trải nghiệm tồi tệ kia sau lưng để trở nên thực sự khỏe mạnh./.
Bác sĩ cảnh báo gia tăng đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch sau COVID-19
Trong một tháng, Bệnh viện Đột quỵ và tim mạch Cần Thơ cấp cứu 5 trường hợp đột quỵ do huyết khối, trong đó có trẻ mới 4 tuổi.
TS.BS Trần Chí Cường - giám đốc bệnh viện cho biết, hầu hết các cơn đột quỵ xảy ra khi một động mạch trong não đột ngột bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra, hay nói chung là bệnh của hệ động mạch. Một nguyên nhân hiếm gặp hơn đó là huyết khối tĩnh mạch não cũng gây ra đột quỵ, và thời gian gần đây có sự gia tăng đáng báo động.
Trong 5 bệnh nhân trên có một người bác sĩ không cứu được vì người bệnh đến muộn. Còn 4 bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu sớm, được đưa đến bệnh viện kịp thời. Đáng chú ý là bệnh nhân 4 tuổi, quê Đồng Tháp. Theo mẹ bé, trước khi nhập viện khoảng 1 tuần, bé L. bị sốt, ói, tiêu chảy nên đưa đến một bệnh viện nhi điều trị. Tuy nhiên, tình trạng bé ngày một diễn tiến nặng thêm nên được chuyển qua Bệnh viện Đột quỵ và tim mạch Cần Thơ.
Bệnh nhân đột quỵ cấp cứu tại Bệnh viện Đột quỵ và tim mạch Cần Thơ.
Tại khoa Cấp cứu, L. luôn trong tình trạng mê man, các bác sĩ chẩn đoán bé bị huyết khối tĩnh mạch não rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao vì cơ thể bé còn nhỏ, khả năng điều trị thuốc chống đông và khi can thiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mẹ của bé cho biết, khi sinh ra bé khoẻ mạnh không có dấu hiệu bất thường gì. Bé mắc COVID-19 cách đây 6 tháng.
Trường hợp của bà N.T.A (66 tuổi, quê tại Sóc Trăng) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, không tiếp xúc, đau đầu nôn ói nhiều. Sau khi thực hiện các chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ chẩn đoán bà A bị huyết khối tĩnh mạch lớn nội sọ (xoang tĩnh mạch dọc trên). Bác sĩ đánh giá trường hợp này khá nặng, cần can thiệp hút huyết khối và mở sọ giải áp tìm cơ hội cứu vãn.
Người nhà cho biết, bà A không có bệnh nền, sức khỏe cũng bình thường, nhưng 10 ngày sau khi tiêm vaccine mũi 4, bà A thường xuyên than đau đầu, gia đình chủ quan nghĩ bà đau đầu do tuổi già. Đến khi bà nhức đầu nhiều, nôn ói, méo miệng gia đình đưa đến bệnh viện gần nhà, bệnh tình ngày càng nặng hơn, nên nhà xin chuyển viện.
Sau hơn 20 ngày, can thiệp lấy huyết khối và mở sọ, bà A thực hiện được y lệnh nhưng còn liệt nửa người bên phải đang tiếp tục điều trị.
Theo BS Nguyễn Đào Nhật Huy - Đơn vị can thiệp DSA Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, huyết khối tĩnh mạch nội sọ trước đây khá hiếm gặp, bệnh gặp nhiều ở nữ giới do liên quan đến thời kỳ mang thai, hậu sản, sử dụng thuốc ngừa thai, viêm nhiễm hệ thần kinh, hay nhiễm trùng nặng vùng đầu mặt cổ...
Phương pháp điều trị, thông thường nhất là dùng thuốc kháng đông, thở máy, chống động kinh ở những trường hợp nặng, như bệnh nhân xuất huyết nhiều, tắc tĩnh mạch lớn nguy cơ tử vong cao, nếu không có phương pháp can thiệp lấy huyết khối và phẫu thuật thì đa số bệnh nhân sẽ tử vong.
Theo các bác sĩ, việc phát hiện các dấu hiệu của bệnh là vô cùng quan trọng, giúp mọi người hạn chế được nguy cơ tử vong cũng như di chứng nặng nề khi bị đột quỵ. Bác sĩ cũng nhấn mạnh vai trò của việc tầm soát đột quỵ, giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ của đột quỵ (tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao...) và phát hiện các bất thường của mạch máu để kịp thời can thiệp xử trí và phòng ngừa đột quỵ.
Thời tiết mùa hè, nắng nóng cũng là yếu tố bất lợi cho sức khỏe mọi người, nhất là nhóm trung niên, cao tuổi, vốn có trong mình nhiều yếu tố nguy cơ của đột quỵ, hay nhiều bệnh mạn tính khác.
Điều trị xơ phổi ở bệnh nhân hậu Covid-19 Bộ Y tế ngày 1.8 ban hành 'Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau nhiễm Covid-19 ở người lớn'. Theo hướng dẫn, hậu Covid-19 là bệnh lý mới nổi, chưa được hiểu biết đầy đủ, có thể gây nên tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Viện Y tế quốc gia của Vương quốc Anh (National Institute for Health and Clinical Excellence -...