Mẹo nhỏ giúp bạn bổ sung rau quả mỗi ngày
Bạn cần bổ sung hoa quả và rau xanh vào thực đơn của mình mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết.
Thay đổi món trong khẩu phần ăn
Thay vì ăn khoai tây chiên trong bữa ăn, hãy thay thế bằng một phần salad hoặc một ít trái cây tươi. Các cửa hàng đồ ăn nhanh thường cho bạn chọn trái cây tươi thay vì khoai tây chiên, vậy hãy tận dụng nó.
Ưu tiên rau quả tươi
Rau quả tươi, chưa được chế biến thường rất tốt cho sức khỏe và cũng ngon miệng. Tất cả những gì bạn cần làm là rửa sạch, gọt vỏ và thưởng thức chúng.
Tất cả những gì bạn cần làm là rửa sạch, gọt vỏ và thưởng thức chúng.
Trái cây sấy khô
Ngoài nho khô thì còn rất nhiều loại quả sấy khô cũng rất ngon miệng như táo, mơ… Chúng cũng tốt cho sức khỏe miễn là bạn chọn loại không có đường.
Nói không với đồ ăn không tốt cho sức khỏe
Video đang HOT
Hãy chất đầy tủ lạnh của bạn với hoa quả, rau xanh hoặc những đồ ăn vặt có lợi cho sức khỏe khác thay vì khoai tây chiên, bim bim…
Sử dụng rau quả làm nhân pizza
Sử dụng rau quả làm nhân pizza là cách tuyêt vời đê giữ gìn sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Nếu bạn thích ăn pizza thì đây là một cách tuyệt vời giúp bạn bổ sung thêm rau quả vào thực đơn hàng ngày của bạn như ớt chuông, cà chua, súp lơ…
Bạn biết mình cần gì
Với hầu hết phụ nữ, cơ thể bạn cần 5 phần hoa quả và rau xanh mỗi ngày. Một phần ăn thường chỉ cần bằng lòng bàn tay của bạn như một quả táo, một nắm quả việt quất. Một cốc nước cam vào bữa sáng, một quả táo giữa buổi sáng hay một vài mẩu cà rốt vào bữa trưa có thể đáp ứng đủ lượng chất xơ bạn cần.
Theo Gia Minh (Tiên Phong)
Những mẹo nhỏ hữu ích cho chị em khi chuyển dạ
Bạn nên biết một vài mẹo nhỏ được vận dụng trong quá trình chuyển dạ như là cách hít và thở thế nào? tư thế đứng hay ngồi của bạn? Chúng sẽ rất có hiệu quả đối với cuộc chuyển dạ của bạn và sẽ giúp bạn vượt qua "công đoạn" gian truân này một cách dễ dàng hơn.
Giai đoạn đầu của chuyển dạ
Giai đoạn này dài nhất của quá trình sinh nở. Nó thường kéo dài từ 6 - 10 tiếng, tính từ khi mới bắt đầu chuyển dạ. Trong giai đoạn này, sự co thắt dần lên về cường độ để cổ tử cung của bạn mở ra từ từ cho bé di chuyển vào đường sinh.
Vượt qua cơn đau lúc chuyển dạ: Không có tư thế nào phụ hợp với tất cả mọi người, do đó tư thế nào đem lại cho bạn sự dễ chịu thì nên áp dụng. Chúng ta cứ thử nhiều tư thế để tìm ra cách phù hợp với mình, nhưng nhớ là luôn giữ thẳng người khi đi lại, khi đứng, ngồi hay quỳ. Như vậy sẽ đỡ đau hơn và rút ngắn được thời gian chuyển dạ.
Biết vận dụng tư thế, cách lấy hơi phù hợp, thai phụ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi chuyển dạ
Tư thế ngồi: Bà bầu nên cố gắng giữ sức trong lúc chuyển dạ. Cúi người ra trước để tạo áp lực lên cổ tử cung và để giảm gánh nặng lên vùng lưng dưới. Nếu cần chỗ dựa trong lúc co thắt thì hãy ngồi quay mặt về phía lưng ghế và kê thêm gối để nghỉ giữa các cơn co thắt.
Tư thế quỳ: Quỳ và chồm người về phía trước với hai tay duỗi thẳng sẽ giảm bớt áp lực lên cổ tử cung. Tư thế này sẽ làm chậm lại sự co thắt, nhưng lại rất hữu ích khi các cơn co thắt diễn ra càng lúc càng liên tục và gần nhau hơn. Ngoài ra, tư thế này còn giúp giảm bớt gánh nặng cho lưng vốn phải chịu nhiều áp lực trong thai kỳ.
Tư thế đứng: Đứng và đi lại giữa các cơn co thắt lúc mới bắt đầu chuyển dạ sẽ tạo áp lực cho cổ tử cung, làm nó mau giãn nở hơn. Dựa vào tường hoặc dựa vào người chồng để giữ thăng bằng giữa các cơn co thắt. Chồng bạn cũng có thể xoa bóp lưng để giảm đau cho bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần:
- Thở đều đặn và thư giãn.
- Không nên nín thở trong lúc đang co thắt mà hãy thở ra khi thả lỏng vai và hàm. Không nên gồng mình khi cơn co thắt lên đến đỉnh điểm, vì như vậy sẽ càng đau hơn.
- Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực khi diễn ra cơn co thắt. Tự nhủ rằng, mỗi lần co thắt sẽ giúp bé nhanh chào đời hơn.
- Hãy nghe sự mách bảo của chính cơ thể mình và chọn những tư thế mà bạn thấy thoải mái nhất.
- Nếu thấy đau lưng thì nên chườm lưng bằng chai hoặc túi nước nóng.
- Hãy nhờ chồng xoa bóp và có thể dùng thêm tinh dầu để massage.
Giai đoạn chuyển tiếp và bé chào đời
Đây là giai đoạn khi tử cung đã giãn nở hoàn toàn (khoảng 10cm) và kết thúc khi bé đã lọt lòng. Giai đoạn này kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ, nhưng đôi khi chỉ 10 phút hoặc kéo dài đến 2 tiếng. Thông thường, các bác sĩ sẽ can thiệp khi giai đoạn này kéo dài quá 2 tiếng đồng hồ.
Trong khoảng thời gian này, bạn thường cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi hoặc lạnh run, đôi khi đan xen cả hai trạng thái này. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy buồn nôn, ói mửa. Lúc này, người thân có thể chườm lạnh hoặc ấm cho thai phụ.
- Hãy rặn theo hướng dẫn của nữ hộ sinh, không nên cố rặn, vì nếu cố rặn khi cổ tử cung chưa giãn nở sẽ làm cho cổ tử cung bị sưng. Như vậy càng khó đẩy bé ra ngoài và bị bầm tím gây đau.
- Nên quỳ xuống và đẩy mông lên để giảm bớt áp lực của bào thai lên cổ tử cung, nhờ đó bạn cũng đỡ có cảm giác muốn rặn hơn và giúp giữ lại sức để tiếp tục đối phó với giai đoạn gay go hơn.
Để đẩy bé ra dễ dàng, bạn nên thở sâu khi cơn co thắt đang diễn ra và khi sự co thắt lên đến đỉnh điểm. Hãy cố rặn trong 5 giây (nín thở khi không cần thiết có thể làm bạn kiệt sức và làm giảm lượng ôxy đến bé). Nếu cơn co thắt vẫn còn đang lên cao thì hãy thở vài lần thật sâu, sau đó tiếp tục rặn. Bạn sẽ có cảm giác bị thúc đẩy phải rặn từ 3 - 5 lần mỗi khi cơn co thắt xuất hiện. Sau mỗi cơn co, đầu bé ngày càng lộ ra rõ hơn và sau đó lại thụt vào một chút giữa các cơn co thắt. Bạn có thể sẽ phải rạch âm đạo - vết cắt nhỏ ở đáy chậu ngay phần da giữa âm đạo và trực tràng để tránh rách cơ.
Khi bé sắp lọt lòng, đầu của bé sẽ lộ ra ở cửa âm đạo và không còn bị thụt vào nữa. Bạn sẽ được ra hiệu ngừng rặn khi đầu bé từ từ được đẩy ra. Chất nhầy ở miệng và mũi bé được hút sạch, sau đó bạn sẽ rặn thêm lần nữa để vai và phần còn lại của bé được đẩy ra hoàn toàn. Nếu bé vẫn chưa thở thì bác sĩ phải hút chất nhầy lần nữa hoặc phải cho bé trợ thở bằng ôxy. Nếu mọi chuyện ổn thoả, bé sẽ được cắt dây rốn và cuối cùng là nhau thai được tống ra ngoài. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra xem còn sót lại mảnh nào bên trong không, vì nếu còn xót sẽ gây xuất huyết và nhiễm trùng. Cuối cùng, vùng đáy chậu được khâu lại, nếu trước đó bị rách hoặc bị rạch cho bé lọt ra.
Theo SKDS
11 mẹo nhỏ giúp bạn sống lâu Cuộc sống bề bộn và vội vàng khiến chúng ta không đủ thời gian để chăm sóc bản thân. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ phần nào giúp bạn khỏe mỗi ngày và làm tăng tuổi thọ. 1. Có những phút giây thư giãn tràn ngập tiếng cười Báo cáo nghiên cứu của trường đại học Maryland (Mỹ) cho thấy: xem 15 phút...