Mẹo nhỏ đánh bay nhiệt miệng sau 1 đêm
Áp dụng những mẹo chữa nhiệt miệng này chỉ thời gian ngắn là bạn khỏi hẳn, các vết loét không còn trắng hay sưng đau nữa.
Nhiệt miệng hay có tên gọi khác là loét áp-tơ là một vết loét hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh ở vùng miệng. Chúng phát triển trên các mô mềm (niêm mạc miệng) trong miệng hoặc ngay trên nướu, những vết loét này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của nhiệt miệng.
- Xuất hiện một vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng hoặc xuất hiện một vùng da đỏ gây đau trong miệng.
- Có cảm giác ngứa râm ran trong miệng, đau miệng, ăn thức ăn (đặc biệt là đồ mặn) sẽ cảm thấy xót, đau, khó chịu.
- Đôi khi xuất hiện những vết loét lớn, bùng phát nhiều vết loét trong miệng, đau buốt, sốt cao, thậm chí là tiêu chảy, phát ban, đau đầu.
Dưới đây là cách chữa nhiệt miệng đơn giản bạn có thể tham khảo
Chuẩn bị nguyên liệu cho cách trị nhiệt miệng
- Lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ: số lượng tùy vào vết thương nhiều hay ít, trường hợp lở miệng do nhiệt mỗi lần chỉ cần 1 nắm lá bàng to.
Các thực hiện cách trị nhiệt miệng
Bước 1: Cho lá bàng vào nồi rồi đun sôi với nước rồi để lửa nhỏ khoảng nửa tiếng cho các chất trong lá ngấm hết vào nước.
Bước 2: Vớt bỏ phần lá ra, lấy một nửa nước mới nấu cho vào phích để giữ nóng, chỗ nước còn lại chờ ấm thì ngậm hoặc dội vào vết thương.
Video đang HOT
Nếu vết lở loét ở những chỗ khác không phải ở miệng thì khi nước nguội các bạn cho thêm chỗ nước đã giữ nóng trong phích vào dần dần để vết lở loét luôn được ngâm trong nước ấm.
Với bài thuốc trị nhiệt miệng này, sau khi ngâm nước lá bàng các bạn thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô (tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước khác) rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh hoặc thuốc do bác sĩ kê đơn (ví dụ xanh metilen, thuốc mỡ kháng sinh…).
Lưu ý với bài thuốc trị nhiệt miệng
Trong những ngày trị nhiệt miệng bằng ngậm lá bàng, miệng răng các bạn sẽ bị vàng, bạn đừng lo lắng, do nhựa lá bàng tiết ra bám vào răng miệng gây vàng răng.
Sau liệu trình, điều trị hết nhiệt miệng sẽ hết vàng. Bài thuốc này, các mẹ cũng có thể áp dụng cho trẻ nhỏ nhé, nhưng nhớ cẩn thận và nhiệt độ nước phải ấm hơn nha. Ngoài ra, nước lá bàng còn giúp trị sâu răng và viêm họng rất tốt.
Ngoài cách trị nhiệt miệng bằng lá bàng bạn cũng có thể tham khảo các cách sau cũng rất hiệu quả.
Dùng mật ong nguyên chất bôi lên vết nhiệt miệng và giữ yên vài giờ rồi súc miệng lại. Mật ong có tính chất khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt, đồng thời mật ong có chứa nhiều nước giúp hồi phục vết thương nhanh hơn.
Muối có đặc tính chống viêm có thể làm giảm viêm. Thêm một ít muối vào nước ấm và súc miệng bằng.
Baking soda
Baking soda có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có thể làm giảm viêm. Thêm một ít baking soda vào ly nước ấm và súc miệng.
Nước khế
Quả khế chua còn là bài thuốc rất hiệu quả chữa các bệnh về lở loét, viêm họng, nhiệt miệng. Dùng 2-3 quả khế, giã nát rồi đun sôi với chút nước vừa đủ, để nguội, ngậm nuốt dần nhiều lần trong ngày.
Nước củ cải
Dùng 300 gcủ cải trắng, giã vắt lấy nước, hòa vào 1 ít nước lọc. Súc súc miệng 3 lần/ngày.
Dùng bột sắn trị nhiệt miệng
Trong đông y sắn dây còn có tên gọi là cát căn có tác dụng nhiệt, giải độc mát cơ thể ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra như: mụn nhọt, lở miệng nhiệt miệng…
Đối với những người bị nhiệt miệng thì việc bổ sung bột sắn dây là một trong những cách giúp trị bệnh rất nhanh mà bạn không nên bỏ qua. Mỗi ngày bạn bổ sung 1 ly nước bột sắn dây pha với nước sôi để nguội. Cách này thường giúp điều trị tận gốc không tái phát trở lại.
Lưu ý khi bị nhiệt miệng
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm,…
- Áp dụng phương pháp chườm lạnh: Đá lạnh có tác dụng giảm đau và sưng, vì vậy nên đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
- Trong những ngày bị nhiệt miệng không nên ăn đồ ăn đồ cay nóng, các món nướng và rán vì những món ăn này chỉ làm cho tình trạng nhiệt miệng của bạn nghiêm trọng hơn mà thôi.
- Tránh các loại thực phẩm có tính mài mòn, có tính acid hoặc đồ cay nóng.
- Chế độ ăn nhiều rau xanh, bổ sung nước ép hoa quả, bổ sung vitamin, nghỉ ngơi điều độ tránh stress để hạn chế cơ thể bị nhiệt.
Theo phunutoday.vn
Tưởng nhiệt miệng hóa ung thư
Nhiều tháng liền miệng có vết loét như bị nhiệt, người đàn ông đến bệnh viện khám mới biết bị ung thư khoang miệng.
Bệnh nhân 60 tuổi ở Thường Tín, Hà Nội, cho biết mấy chục năm nay ông hút thuốc lá. Vài năm gần đây, tần suất hút tăng lên một bao thuốc lá một ngày.
Cách đây vài tháng, trong miệng ông xuất hiện vết loét nhỏ nhưng không đau đớn, nghĩ bị nhiệt nên không điều trị. Chỗ loét ngày càng dày và to lên nhanh. Cuối tháng 2, ông đến Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba, Hà Nội, thăm khám thì khối u ở má trái đã to 3-4 cm. Bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư khoang miệng giai đoạn 2.
Bác sĩ đã mổ lấy u, vét hạch rộng ra vùng xung quanh má và cắt tuyến dưới hàm. Một kíp bác sĩ khác lấy vạt tự do má ngoài đùi bệnh nhân để phẫu tích, nối vi phẫu lên vùng má vừa bị cắt u, diện tích miếng da lên tới 12x8 cm.
Ca phẫu thuật kéo dài 6 tiếng đồng hồ. Sau 6 ngày phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt, có thể ăn uống, nói chuyện bình thường, mảng da ghép sống tốt. Sau 3-6 tháng nữa bệnh nhân sẽ được phẫu thuật tái tạo viền môi.
Bệnh nhân phải cắt một góc má do ung thư khoang miệng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ cho biết, thống kê của các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, 75% trường hợp ung thư khoang miệng có liên quan đến hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá bị động (hít phải khói thuốc), tiếp theo là sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn. Đây là loại ung thư nam giới mắc nhiều hơn nữ; tuổi càng cao nguy cơ càng lớn.
So với nhiều loại ung thư khác, ung thư khoang miệng dễ chẩn đoán và điều trị rất tốt ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị kém hiệu quả. Ở giai đoạn muộn, tổn thương trong miệng có thể lan rộng gây những cơn đau kéo dài, mất chức năng ăn uống, nói chuyện, bị biến dạng khuôn mặt do phẫu thuật cắt u, thậm chí tử vong.
Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, ung thư khoang miệng tại Việt Nam xếp thứ 18 trong số các loại ung thư phổ biến với gần 1.900 ca mắc mới, tỷ lệ tử vong 50%.
Các bác sĩ cảnh báo người dân cần tự thường xuyên kiểm tra răng miệng. Khi bị loét miệng kéo dài không khỏi, xuất hiện màu lạ, u cục trong miệng, xuất huyết trong khoang miệng, nổi hạch vùng cổ, khó nuốt, khó nói... cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, chữa trị.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Chỉ 3 ngụm nước này, bạn đánh bay nhiệt miệng Giáo sư Hứa Văn Thao - Phó Viện trưởng Viện Y học Bản địa cho biết có tới 20 % dân số bị nhiệt miệng với các triệu chứng khác nhau nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Ảnh minh họa. Có nghiên cứu khoa học cho thấy có đến 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều tể khác...