Mẹo nhỏ dân gian giúp điều trị các bệnh thường gặp vào mùa đông
Việc chăm sóc, giữ gìn sức khỏe là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là vào mùa đông, khi thời tiết trở lạnh, vi khuẩn sinh sôi, nảy nở nhiều.
Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc thì bạn nên nắm cho mình một số mẹo nhỏ dân gian, giúp điều trị nhanh chóng, an toàn và hiệu quả các bệnh thường gặp phải trong mùa đông ngay tại nhà của mình.
Đầu tiên là bệnh cảm lạnh. Cảm lạnh do virus gây ra ở đường hô hấp, có biểu hiện như: mệt mỏi, ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt
Ngoài việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là bàn tay thì người bệnh có thể kết hợp với loại nước hãm gừng tươi, tía tô để giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm hơn. 30g tía tô, cùng 15g gừng tươi sắc hãm 15 phút sau đó thêm đường để uống
Bài thuốc thứ hai cũng đem lại hiệu quả cao cho người bệnh đó là cháo hành gừng. Nguyên liệu chính gồm: 2 – 3 củ hành, 10g gừng, 60g gạo tẻ. Cho gạo vào nấu chín, múc ra bát. Sau đó, cho hành thái nhỏ, gừng giã vào cháo chín, khuấy đều và ăn nóng
Bệnh thường gặp trong mùa đông tiếp theo không thể bỏ qua đó là đau họng. Sự thay đổi, chênh lệch nhiệt độ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến cổ họng
Bài thuốc dân gian thường được sử dụng để chữa đau họng đó là trà kinh giới. Bởi trong lá kinh giới chứa hơn 40 hợp chất khác nhau, làm giảm các cơn hen suyễn. Để pha trà kinh giới, cần chuẩn bị 1,5 thìa cà phê lá, 1 chén nước và 1 – 2 thìa mật ong. Cho lá vào nấu khoảng 5 phút, sau đó để nguội và cho mật ong vào, khuấy đều
Một căn bệnh thường xảy ra với người già và trẻ nhỏ vào mùa đông đó là cảm cúm. Cảm cúm khiến người bệnh đau đầu, sốt, đau cơ, nghẹt mũi, …
Video đang HOT
Phương pháp điều trị hiệu quả đó là cho người bệnh ăn món cháo hành, tía tô. Hành có tính sát khuẩn mạnh, tía tô được coi là một loại kháng sinh giúp chữa cảm cúm rất tốt
Nước gừng nóng cũng được coi là “thần dược” giúp đánh bay cảm cúm nhanh chóng. Một vài lát gừng nhỏ hòa cùng nước sôi và một ít đường phèn, uống 3 lần/ngày sẽ có tác dụng trị cảm, thông mũi hiệu quả
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá bưởi tươi, giúp trị tận gốc cảm cúm vào mùa lạnh. Lá bưởi rửa sạch, kết hợp với lá chanh, lá sả, hương nhu sau đó cho vào nấu. Dùng hỗn hợp nước trên xông để trị cảm và đau đầu
Bệnh phổ biến vào mùa lạnh tiếp nữa đó là cước tay, chân. Triệu chứng đó là các ngón tay, chân bị sưng căng cứng, có màu đỏ, và đặc biệt là rất ngứa
Để giúp cho đôi chân và tay của bạn mềm mại, hết sưng và căng cứng thì bạn có thể dùng nước lá lốt để ngâm chân, tay. Đun lá lốt với nước, cho thêm một ít muối và ngâm chân hoặc tay bị cước khoảng 30 phút vào mỗi buổi tối
Cách khác cũng đem lại hiệu quả rất tốt đó là thái các lát gừng mỏng sau đó xát lên vùng bị cước. Thực hiện việc làm này từ 1 – 2 lần/ngày, liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ giúp các vùng bị cước giảm đáng kể
Bên cạnh việc sưng tấy, đau ở các đốt tay, chân thì hiện tượng đau nhức các khớp cổ tay, chân, vai hay lưng, … cũng xảy ra phổ biến. Đặc biệt là đối với những người làm việc nặng, hoặc người già
“Thần dược” không thể bỏ qua trong danh sách những bài thuốc chữa đau khớp khi trời trở lạnh đó là lá lốt. Sắc 30g lá lốt tươi với hai bát nước cho đến khi cạn còn khoảng bát thì tắt bếp, sau đó lọc lấy nước uống. Khoảng 10 ngày uống liên tiếp sau bữa ăn tối sẽ giúp bệnh đau khớp thuyên giảm rất nhiều
Nếu như chúng ta thường nghe thấy người ta nhắc đến trà hoa cúc với công dụng giảm cân thì loại trà này còn được biết đến với chức năng giảm các cơn đau khớp. Bạn có thể thêm một chút đường hoặc mật ong vào trà tùy sở thích và uống thay nước mỗi ngày
Bài thuốc hữu hiệu và thu được kết quả tích cực một cách nhanh chóng khác đó là pha bột quế với mật ong. Người dùng pha theo tỷ lệ 1 thìa cà phê mật ong, thìa cà phê bột quế, uống đều đặn sau bữa ăn sáng
Nguyễn Minh (Tổng hợp)
Theo anninhthudo
Bác sĩ Nhi vạch rõ sai lầm mẹ hay làm khi con mắc bệnh dễ gặp trong thời tiết này
Mỗi lần con bị cúm, nhiều bố mẹ dùng khăn xô để lau cho con. Nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ, bác sĩ khẳng định virus vẫn bám lại trên khăn.
Hơn 300 trẻ mắc cúm
Sau buổi sáng đi học bình thường, trưa về, bé Minh Khôi sốt cao 40 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng đáp ứng kém. Cậu bé 6 tuổi được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra và nhập viện đến nay đã gần một tuần. Kết quả xét nghiệm, bé dương tính với virus cúm A.
Nhiều trẻ cùng phòng điều trị với bé Khôi cũng vào viện sau khi sốt hơn 39-40 độ C, kết quả xét nghiệm cũng cho thấy các bé bị cúm A .
Theo thống kê của Trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ giữa tháng 11 đến nay, mỗi tuần khoa tiếp nhận từ 100-130 bệnh nhi được chẩn đoán cúm với mức độ nặng khác nhau.
Thời tiết giao mùa đông - xuân với đặc điểm độ ẩm cao, nhiệt độ thuận lợi là thời kỳ các loại virus, đặc biệt là virus cúm phát triển. Đây cũng là giai đoạn bệnh cúm vào mùa.
Không nên dùng khăn xô lau cho trẻ bị cúm
TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em, cho biết bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây qua đường hô hấp với biểu hiện trẻ sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho.
Tác nhân gây bệnh hiện nay ở nước ta chủ yếu do các chủng virus cúm A và cúm B. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, khạc .
Chăm sóc trẻ ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: TL
Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch..., bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
TS Lâm cũng cho hay, trong trường hợp trẻ bị mắc cúm, cha mẹ cần lưu ý hạ sốt cho trẻ, nới rộng quần áo cho trẻ. Chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. Nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được.
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi 4- 6h uống nhắc lại một lần nếu trẻ có sốt 38,5 độ C.
Cha mẹ cũng cần vệ sinh đường hô hấp bằng cách vệ sinh mũi miệng. Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng.
BS Lâm lưu ý: Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ virus vẫn bám lại trên khăn.
Hàng ngày, cha mẹ nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 9 vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn.
Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ), tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Về dinh dưỡng, cha mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt như cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước. Tăng cường bú mẹ nếu trẻ còn bú mẹ.
Để phòng lây nhiễm, cần cách ly trẻ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ lành, hướng dẫn che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy.
Tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió, để tránh nhiễm lạnh. Người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm. Ngoài ra, các gia đình cần chú ý đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng..
"Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả để phòng cúm" - BS Lâm khẳng định.
Theo Gia đình & xã hội
Cách dùng gừng cực tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh Gừng là loại gia vị có tính chất sinh nhiệt nên việc ăn gừng vào những ngày thời tiết lạnh sẽ giúp giữ ấm cơ thể. Gừng từ lâu đã được xem là loại củ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tiêu hóa tốt, nhất là trong trường hợp kém ăn, ăn uống khó tiêu, chữa ho mất tiếng, giảm...