Mẹo mở nắp chai bị vặn quá chặt “cực đỉnh” trong nháy mắt
Bạn sẽ không còn phải nghiến răng nghiến lợi khi áp dụng những cách mở nắp lọ thủy tinh cực đỉnh này.
Dùng băng dính
Dính băng dính vào khoảng viền nắp lọ.
Phần băng dính còn thừa phía trên thì dán xuống bề mặt của nắp. Đoạn băng dính còn lại cũng chập đôi dán dính lại để tăng lực kéo.
Sau đó, một tay cầm lọ thật chắc, một tay dùng lực kéo đầu băng dính (thường là tay thuận) về phía trái vì hầu hết các nắp hộp được mở bằng cách xoay bên trái (ngược chiều kim đồng hồ). Bạn sẽ thấy nắp hộp thủy tinh sẽ dễ dàng kéo bung ra hơn trước.
Dùng thìa
Đưa chiếc thìa vào dưới nắp chai.
Lần lượt đặt muỗng vào các cạnh bên của chai và bật lên. Làm liên tục cho đến khi nắp chai/lọ được bật ra.
Dùng nước nóng
Bạn úp ngược lọ lại, ngâm phần nắp trong nước nóng khoảng 1 phút, sau đó thì mở nắp như bình thường nhé!
Gõ đều quanh miệng lọ
Dùng một muôi hoặc thìa gỗ để gõ đều quanh miệng lọ. Điều này gây ra một áp lực gần nắp và phá vỡ chân không.
Khi nghe thấy âm thanh “pop” vang lên nghĩa là lớp niêm phong đã bị phá vỡ thì bạn có thể mở nắp rồi đấy!
Dùng máy sấy
Thông thường những chai dầu/cao xoa bóp có kích thước nhỏ thường rất khó để mở, do đó cách tốt nhất là chúng ta nên sử dụng máy sấy tóc:
Bật máy sấy ở chế độ nóng.
Làm nóng phần nắp theo chiều xoay tròn từ 3-5 phút.
Mở nắp chai/lọ khi đang còn hơi nóng.
Bạn cũng có thể thay thế máy sấy bằng 1 chiếc bật lửa với cách làm tương tự vì hiệu quả cũng không hề kém đâu nhé!
Ăn mỳ cốc 30 năm nay nhưng giờ tôi mới biết ý đồ cực hay của nhà sản xuất, hóa ra không phải chiêu trò ăn bớt
Vắt mỳ ăn liền không bao giờ chạm hẳn xuống đáy cốc, mà tạo thành một khoảng trống, vì sao nhỉ?
Mỳ hộp ăn liền chắc chắn là cứu tinh của bao người, và đôi khi còn là người bạn thân đi cùng bao năm tuổi trẻ. Thế nhưng, nếu có dịp nào đó rảnh, bạn cắt đôi cốc mỳ ăn liền ra và kiểm chứng điều này xem sao nha!
Đó là có phải vắt mỳ ăn liền không bao giờ chạm đáy cốc? Chính xác là vắt mì này sẽ mắc kẹt ở thân cốc, tạo với đáy một khoảng trống kỳ lạ như hình dưới đây.
Liệu đây có phải là chiêu trò mà nhà sản xuất bày ra để đánh lừa người tiêu dùng khi tạo cảm giác hộp mỳ đầy ắp nhưng lại chứa một phần kha khá là không khí?
Nhưng sự thật lại không như bạn tưởng. Hóa ra việc đặt vắt mỳ ở giữa hộp hoàn toàn có ý đồ cả đấy!
Theo như giải thích từ website Viện bảo tàng mỳ cốc ăn liền ở Osaka, Nhật Bản, việc để vắt mỳ mắc kẹt ở khoảng giữa cốc sẽ giúp mỳ ít bị vỡ trong quá trình vận chuyển, do được cố định ở giữa hộp rồi. Hơn nữa, nhờ vào khoảng trống này, nước nóng trong cốc được lưu thông ổn định hơn.
Hẳn bạn biết rằng, trọng lượng riêng của nước tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. Điều đó có nghĩa là nước nóng sẽ đi "ngược" lên trên, nước lạnh hơn chìm xuống dưới, tạo thành dòng đối lưu. Với trường hợp cốc mỳ, đối lưu của nước ổn định sẽ giúp sợi mỳ mềm đều, không bị cảm giác "sợi chín sợi tái" như úp mỳ trong bát. Nếu không tin thì hôm tới bạn thử xem!
Đừng vội vứt chiếc quần jean đen bạc màu đi, đây là cách biến nó trở lại như mới Không cần tốn tiền mua quần mới vì những chiếc quần jeans bạc màu sẽ được nhuộm đen lại ngay tại nhà. Quần jean đen là một trong những loại quần áo dễ bị bạc màu nhanh nhất. Nhiều người thấy thế thường chỉ muốn vứt đi để mua quần mới. Tuy nhiên, nếu biết cách nhuộm quần jeans đen tại nhà sau...