Mẹo khởi động xe máy vào buổi sáng
Thời tiết giá lạnh, độ đậm cao thường kiến xe khó khởi động sau khi để qua đêm hoặc thời gian dài không sử dụng.
Buổi sáng đầu tuần dưới tiết trời xe lạnh, bạn dắt xe khỏi nhà trong tâm thế sẵn sàng cho công việc. Yên vị trên xe, đưa tay mở khóa, vít nhẹ tay ga rồi đề. Mô-tơ khởi động vẫn xẹt! Xẹt!.. Đều đều nhưng xe vẫn chưa nổ máy. Hết lần 1, 2, 3 rồi 4, 5, 6 lần, tiếng mô-tơ ngày càng đuối sức. Nó ngược hẳn với tâm trạng bực dọc gợn chút lo lắng muộn giờ. Kinh nghiệm cho thấy trong tình huống này, nếu càng cố đề càng làm mất cơ hội khởi động xe.
Đề khởi động nhiều lần, liên tục gây hại ắc-quy. Ảnh Thế Hoàng
Nếu xe để lâu không chạy trong thời tiết lạnh, hãy thực hiện tuần tự các bước sau để tránh không gặp phải tình huống trên.
1 – Đạp khởi động trước khi mở khóa
Buổi sáng, động cơ nguội khó nổ máy hơn các thời điểm khác trong ngày. Nếu như một vận động viên cần có những bài tập khởi động để cơ thể làm quen với trạng thái vận động trước khi thi đấu thì động cơ cũng vậy. Đạp khởi động giúp các hệ thống bên trong động cơ thoát khỏi trạng thái tĩnh, dầu khuấy động bôi trơn tốt hơn, các khâu khớp vận hành trơn tru giảm tải cho mô-tơ đề.
2 – Tắt đèn và các phụ tải không cần thiết
Video đang HOT
Động cơ chưa làm việc, ắc-quy là nguồn cấp điện chính. Mỗi phụ tải bật làm vơi đi khả năng cấp điện cho mô-tơ khởi động, công việc nặng nề nhất của ắc-quy. Với xe ít phụ tải, ắc-quy khỏe đây không phải là vấn đề, nhưng ở một số trường hợp nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.
3 – Kéo le hỗ trợ khởi động
Nhiệt độ môi trường thấp, độ ẩm không khí cao, xăng bay hơn kém, hỗn hợp hòa khí cháy kém, kết quả là động cơ khó khởi động. Kéo le gió đóng vai trò quan trọng trong khởi động lạnh đối với xe số. Trên xe tay ga, nhà sản xuất thường sử dụng le điện đóng mở tự động khi động cơ lạnh.
Cần kéo le của xe số bố trí bên trái tay, dưới nút còi. Ký hiệu cần kéo le là một đoạn thẳng ở giữa có chấm tròn lớn, nó tượng trưng cho bướm gió. Trạng thái bình thường, cần kéo le chạm giá đỡ phải, bướm gió mở hoàn toàn. Trong tư thế lái, đưa cần le quay cùng chiều kim đồng hồ, bướm gió từ từ khép lại cản trở không khí đi vào tương ứng với góc mở của cần. Độ chân không bên trong tăng, xăng đưa vào nhiều hơn. Hỗn hợp đậm đặc, xăng bay hơi nhiều, hòa khí dễ cháy hơn.
4 – Đề khởi động
Nhiều người có thói quen đề máy kết hợp vít ga nhanh để đối phó tình huống động cơ vừa nổ thì chết máy. Nhưng nếu đó là xe dùng chế hòa khí hiệu Yamaha (Mio, Sirius, Jupiter …) thì cách nếu có thể càng khiến xe khó nổ hơn. Một số thợ lâu năm giải thích, vít ga sẽ đưa gió vào nhiều, hỗn hợp nhạt sẽ khó nổ.
Dòng điện qua mô-tơ khởi động cực lớn. Đề liên tục, kéo dài dễ làm ắc-quy nóng, các bản cực trong bình cong, sinh chạm chập làm mất đi khả năng dự trữ điện. Do đó, chỉ nên đề máy 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 10 giây, thời gian đề khoảng 3 giây.
Anh Hùng, thở sửa xe lâu năm chia sẻ kinh nghiệm nhiều xe khó nổ là do muội bám nhiều trên xu-páp tạo khe hở, khí rò ra ngoài trong kỳ nén. Không đủ áp suất nén động cơ cũng rất khó khởi động. Trong tình huống này nên nhấn nút đề máy khoảng 20 giây, khi mô-tơ kéo động cơ, nó sẽ làm xu-páp va đập liên tục vào đế, làm bong lớp muội giúp làm kín trở lại.
Thực hiện lần lượt các bước trên. Nếu xe khởi động được thì cho máy chạy ga-lăng-ti hoặc vít nhẹ ga duy trì trạng thái làm việc không tải trong một vài phút, sau đó đẩy cần kéo le về trạng thái ban đầu. Nếu không nổ máy thì lúc này bạn cần sự hỗ trợ của thợ sửa chữa hoặc những người có nhiều kinh nghiệm.
Thế Hoàng
Theo VNE
'Bắt bệnh' tốn xăng ở xe máy
Xe máy tốn xăng là có nguyên nhân của nó. Điều quan trọng là bạn phải nhận biết được những dấu hiệu dẫn đến sự tiêu tốn nhiên liệu quá mức của chiếc xe.
Xe tốn xăng là xe có hệ số chuyển hóa nhiên liệu thấp, hay còn gọi hiệu suất thấp. Hầu hết các xe máy đang sử dụng có hiệu suất thấp hơn so với xe ôtô. Chính điều này cho chúng ta thấy trên thực tế, có những chiếc xe máy dung tích nhỏ nhưng tiêu thụ nhiên liệu ngang bằng với xe 4 bánh.
Điều bất hợp lý nói trên thường được cho qua vì những quan niệm thái quá chẳng hạn như "xe ăn xăng càng nhiều càng khỏe" hay "đồng hồ tây không bao giờ sai"... Nhiều người không chấp nhận sự bất hợp lý này nên tự ý lắp thêm các chi tiết được quảng cáo có thể tiết kiệm xăng mà không có chút đảm bảo của nhà cung cấp. Có người vì bức xúc mà khiếu nại với cơ sở bán xe thì được các nhân viên ở đó cho khống chế xăng, kết quả khi sử dụng luôn gặp những phiền toái do xe có nhiều sự cố khó lường. Có nhiều trường hợp, do không có cách nào thỏa mãn đành bán rẻ chiếc xe cho dân buôn với giá "bèo".
Bởi vậy, cách tốt nhất là bạn nên nắm bắt được những dấu hiệu khiến chiếc xe tiêu tốn nhiều xăng hơn, từ đó tìm cách khắc phục hay mang đến trạm bảo dưỡng.
Chiếc xe tốn xăng (hiệu suất thấp) thường có hiện tượng sau:
1. Khi vận hành thường xuyên kéo ga nhiều, kèm theo cổ tay mỏi dù chỉ lái xe trên quãng đường ngắn.
2. Khó khởi động (khó nổ máy) hoặc phải nhấn nút đề lâu hơn.
3. Có tiếng nổ bất thường khi giảm tốc độ. Có khi chỉ là tiếng lụp bụp nhỏ nhưng cũng khi có tiếng nổ lớn như pháo.
4. Xe yếu, tăng tốc chậm hoặc có tiếng động bất thường.
5. Hay chết máy, không khởi động lại được. Phải thay bugi "vặt".
6. Tháo bugi có màu đen ở chân chấu hoặc bị ướt.
Theo Autodaily
Xô xát với công an, một người tử vong Chỉ vì xích mích khi tham gia giao thông, một thiếu úy Công an Thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã gọi "đồng đội" đến và xẩy ra xô xát với anh Nguyễn Văn Ái khiến anh Ái phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch và tử vong sau 2 ngày. Người dân kéo nhau mang di ảnh anh Ái đi dọc...