Mẹo hay khi chế biến thịt ba chỉ hun khói
Với giá thành phải chăng và hương vị đậm đà, thịt ba chỉ hun khói là một trong những món đồ nguội rất được ưa chuộng. Bạn hãy cùng tham khảo cách chế biến món ăn này nhé!
1. Thịt ba chỉ hun khói mua về hoặc mới lấy trong tủ lạnh ra còn quá lạnh và các lát thịt dính vào nhau khó tách rời, hãy dùng phần sống dao nhẹ nhàng lách qua từng lát thịt và đi một đường dao, chúng sẽ tách rời ra dễ dàng hơn. Tốt nhất hãy lấy túi thịt ra khỏi tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi bạn muốn dùng nhé!
2. Khi chiên thịt ba chỉ hun khói, bạn cần hết sức chú ý bởi chỉ cần xao nhãng một chút thôi là món thịt đã có thể bị cháy rồi. Thịt càng để lâu thì càng dễ bị cháy.
3. Nếu bạn thích ăn những lát thịt ba chỉ hun khói giòn tan thì khi mua bạn nên chọn loại thật mỏng và chiên chúng trên chảo với lửa nhỏ – vừa, vừa chiên vừa lật liên tục để phần mỡ tiết ra hết và miếng thịt không bị quăn queo. Khi chiên xong bạn gắp thịt ra đĩa đã lót sẵn giấy thấm dầu nhé!
4. Phần mỡ tiết ra sau khi thịt ba chỉ được rất nhiều người ưa chuộng khi dùng để chế biến các món khác bởi hương vị thơm ngon của chúng. Để tận dụng phần mỡ này, sau khi chiên thịt xong bạn để chảo nguội hoàn toàn rồi lọc mỡ qua một chiếc rây, cất vào hộp / bát thủy tinh hoặc sứ và giữ trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu không dùng tới nó, bạn nên để nguội rồi rót mỡ ra túi nilon, gói kín lại và vứt đi.
5. Bạn cũng có thể chiên thịt ba chỉ hun khói trong lò vi sóng bằng cách lót đĩa với một lớp giấy thấm dầu, rải các lát thịt lên rồi đậy lại bằng một lớp giấy thấm dầu khác. Với khoảng 6 lát thịt, bạn cần khoảng 4-5 phút bật lò ở chế độ High; tuy nhiên điều này cũng tùy thuộc vào công suất lò và độ dày mỏng của thịt. Bởi vậy tốt nhất mỗi lần bạn chỉ nên đặt thời gian là 2 phút và kiểm tra đến khi nào thấy thịt đạt độ chín giòn vừa ý thì lấy ra. Với cách này, các miếng thịt sau khi chiên sẽ phẳng chứ không bị quăn lại.
6. Khi chiên các món có dùng thịt ba chỉ hun khói, nhiều người rất ngại việc chúng sẽ bắn mỡ lên. Để hạn chế điều này, bạn nên dùng khăn giấy thấm khô các lát thịt trước khi chiên, và cho thịt vào chảo từ khi chảo nguội, chiên với lửa vừa – nhỏ, trở mặt thịt liên tục.
7. Nếu lo ngại về lượng chất béo khi sử dụng thịt ba chỉ hun khói, bạn có thể thay thế nó bằng thịt thăn heo hoặc thịt gà hun khói.
Video đang HOT
8. Bạn có thể làm rất nhiều món ngon từ thịt ba chỉ hun khói. Cho bữa sáng, bạn dọn thịt ba chỉ hun khói chiên giòn cùng 1-2 quả trứng ốp và 1-2 lát bánh mỳ sandwich. Cho một bữa ăn nhẹ hoặc một món khai vị, bạn thêm những miếng thịt hun khói chiên giòn, cắt nhỏ vào salad. Cho món chính trong bữa tối, bạn có thể cuộn thịt hun khói quanh một miếng khoai tây đã được hấp chín rồi chiên ngập dầu sẽ có món thịt hun khói cuộn khoai tây ăn rất lạ miệng, thơm ngon.
Theo Eva
Mẹo nấu thịt không bị dai
Khi chế biến một số loại thịt, nếu không biết cách nhiều chị em sẽ khiến cho món thịt đó dai, ăn mất đi phần hấp dẫn. Vì thế, chị em có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để giúp món thịt mềm, ngon hơn khi nấu nhé!
Thịt bò
- Chọn thịt: Trước tiên, với thịt bò, thì khi mua, chị em nên chọn miếng thịt không nhiều gân quá mà thịt cũng không dày quá.
- Cách thái: Khi thái phải theo đúng phương pháp, trước hết phải cắt bỏ gân, sau đó cắt thành miếng dài thuận theo thớ thịt rồi mới thái ngang thành miếng mỏng.
- Ướp gia vị: sau khi ướp gia vị xong, hãy cho từ 2 - 3 muỗng cà phê dầu ăn vào và ướp trong khoảng 20 - 30 phút. Khi xào, để lửa thật to, xào thật nhanh, vừa chín là nhắc xuống ngay. Bên cạnh đó, với các món bò nướng hay bò hầm, khi ướp, nên cho vào bò ít nước thơm (khóm), để trong 5 - 10 phút, bò sẽ mềm và ngon.
Ngoài ra, trong quá trình nấu bò, có thể cho vào ít bia, bò sẽ thơm, mềm, đậm đà hơn bình thường.
Thịt bò nếu không biết cách chế biến cũng bị dai, không ngon (Ảnh: Intertnet)
- Cách khác: Với thịt bò xào, ngâm tẩm là một khâu quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng miếng thịt đã chín. Với 500g thịt bò đã lọc gân cắt thành miếng, bạn hãy dùng 2g carbonat natri và 75g dầu lạc đổ lẫn vào nhau, đảo đều. Sau đó, cho tiếp gia vị, 40g tinh bột, 120g nước lọc vào đảo đều rồi vừa đổ vào thịt bò vừa trộn kĩ, để yên vài phút. Dầu nước và tinh bột sẽ bị thịt bò hút khô. Đợi thêm nửa tiếng nữa mới có thể đem xào. Tất nhiên bạn cần chú ý: Carbonat natri và dầu nhất định phải được trộn đều với nước trước - điều đó rất quan trọng. Tỉ lệ dầu và nước phải thích hợp, dầu ít thì thịt sẽ khô xác, nước ít thì thịt sẽ không mềm. Sở dĩ cần cho dầu lạc vì khi bạn để yên hỗn hợp trên trong ít phút thì dầu sẽ từ từ ngấm vào thịt bò, tới khi bị nhiệt tác dụng vào, nước và dầu trong các thớ thịt bò sẽ nở phình ra rất nhanh, làm mềm cả một cơ cấu thịt vốn săn chắc.
Thịt vịt
- Thịt vịt thường dai hơn thịt gà, heo, vì thế muốn thịt vịt mềm, hãy thái xéo thớ thịt, thịt sẽ vừa mềm, vừa đẹp mắt.
- Nếu bạn mua phải con vịt già, dai thì cũng có cách luộc làm nó mềm hơn. Đơn giản nhất là sau khi vịt chín tới, bạn không vớt ra mà tắt bếp, tiếp tục để vịt trong nồi cho đến khi nguội. Hoặc vài chục phút trước khi làm thịt vịt, bạn đổ vào miệng vịt một chén rượu.
- Một số người giảm độ dai cho vịt già bằng cách ướp thịt vịt bằng nước quả lê khoảng 10 phút trước khi luộc. Có người cho vào nồi luộc vài con ốc, hoặc ít tủy lợn, đun sôi lăn tăn một chút rồi tắt bếp, ngâm tiếp.
Lòng lợn
Cách 1: Để luộc lòng lợn trắng, giòn, không dai thì sau khi luộc chín, bạn vớt lòng ra ngâm vào một bát nước sôi để nguội đã vắt thêm vài giọt chanh.
Cách 2:
- Khi luộc, bạn không nên thả lòng lợn vào vào nồi nước lã ngay từ đầu, mà phải làm sạch, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào.
Để luộc lòng lợn trắng, giòn, sau khi luộc chín, bạn vớt lòng ra ngâm vào một bát nước sôi để nguội đã vắt thêm vài giọt chanh (Ảnh: Internet)
- Trước đó, bạn dùng nước lạnh pha với một chút phèn chua (phèn chua đã được nướng phồng), đun sôi rồi để nguội.
- Khi lòng vừa chín tới (khoảng 10 phút sau khi thả lòng vào nước) thì vớt lòng ra, thả ngay vào chậu nước phèn chua đã chuẩn bị. Ngâm cho đến khi lòng nguội thì vớt ra, xắt miếng vừa ăn. Làm như thế, lòng vừa giòn vừa có màu trắng đẹp mắt, không dai và không bị thâm đen.
Dạ dày
Cách 1: Cho dạ dày vào nồi đổ ngập nước, cho một thìa muối, một củ gừng đập dập, một thìa giấm, một ít rượu.
- Đậy vung đun khoảng 20 phút, mở vung lấy đũa xiên thử vào miếng dạ dày thấy mềm là được.
- Vớt ra ngâm vào nước lạnh (có thể cho thêm vài cục đá cho mát hơn), bạn sẽ có ngay thành quả dạ dày lợn giòn, ngon, không dai.
Cách 2: Muốn dạ dày giòn mềm, không dai, nên luộc dạ dày chín trước, sau đó thái miếng mỏng, cho vào một tô nước nóng rồi đem hấp lại, dạ dày sẽ nở to, giòn và mềm hơn. Ngoài ra, khi chế biến, không nên ướp dạ dày với muối vì như thế, dạ dày sẽ co lại và rất dai.
Cách 3: Đun nước sôi, thả dạ dày vào luộc đến khi nước lăn tăn thì vớt ra nhúng vào bát nước lạnh. Trong lúc nhúng dạ dày vào bát nước lạnh vẫn đun nước trong nồi cho sôi.
- Lại cho dạ dày vào nồi luộc đến khi sôi lăn tăn thì vớt ra nhúng vào bát nước lạnh.
- Lần cuối cùng, lại cho dạ dày vào nồi luộc đến khi sôi lăn tăn thì vớt ra cho vào bát nước lạnh. Lần này nên thay bát nước, cho ít đá và vắt vài giọt chanh. Đảm bảo dạ dày sẽ trắng và giòn, không dai.
Theo PNO
5 bước giúp bạn bảo quản thịt đúng cách Việc bảo quản đúng cách sẽ giúp giữ được độ tươi ngon, hương vị và chất dinh dưỡng của thịt. Sau đây là một vài bí quyết giúp bạn bảo quản thịt. 1. Bao bọc thịt thật kỹ Dù muốn cất thịt vào ngăn mát hay ngăn đông trong tủ lạnh, bạn cũng cần phải bao bọc thịt kỹ để giữ được độ...