Mẹo hay giúp quý ông cai nghiệ.n rượu dễ dàng hơn
Nghiệ.n rượu gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe cá nhân và gây phiền phức cho cộng đồng, bạn có thể áp dụng những mẹo hay dưới đây để giúp quý ông cai nghiệ.n rượu.
Theo bài đăng trên website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, nghiệ.n rượu là một tình trạng mãn tính, theo bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10 xếp nghiệ.n rượu vào loại “rối loạn hành vi và tâm thần do sử dụng các chất tác động mạnh đến tâm thần”.
Rối loạn khi sử dụng rượu là khái niệm được sử dụng để mô tả tình trạng uống rượu một cách quá mức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nghiệ.n rượu là một tình trạng mãn tính và dễ tái phát với những biểu hiện:
- Sử dụng rượu thường xuyên một cách bắt buộc.
- Mất kiểm soát khi liên quan đến việc sử dụng rượu.
- Có tình trạng rối loạn tâm lý nặng nề khi không sử dụng rượu..
Có nhiều mẹo bổ ích giúp quý ông cai nghiệ.n rượu. (Ảnh: MedicalNews)
Các mẹo cai nghiệ.n rượu
Bước đầu tiên trong hành trình cai rượu chính là nhận ra và chấp nhận mình đang lệ thuộc rượu bia. Sau đó, phải đặt ra mục tiêu cụ thể như giảm dần lượng rượu rồi tiến tới cắt hẳn. Việc có mục tiêu rõ ràng giúp tăng độ quyết tâm và thêm kiên trì trong quá trình thực hiện. Sau khi xác định mục tiêu, bạn hãy áp dụng các mẹo cai nghiệ.n rượu dưới đây:
- Tìm kiếm động lực và sự ủng hộ từ những người xung quanh: Gia đình và bạn bè là những người giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Hãy chia sẻ với người thân về dự định cai nghiệ.n rượu và nhờ họ động viên, giúp đỡ mỗi lúc bạn muốn bỏ cuộc. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các nhóm hỗ trợ cai rượu thông qua các trang mạng xã hội, hội nhóm…
- Tìm kiếm hoạt động thay thế: Bạn có thể chọn một số môn thể thao yêu thích như bóng đá, gym, cầu lông, tennis… để giải tỏa căng thẳng, áp lực và giúp bạn quên đi cơn thèm rượu.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Rượu bia gây hao mòn sức khỏe, vì vậy bạn cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng.
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và nước lọc để làm sạch cơ thể và giảm cảm giác thèm rượu. Hãy uống nước cam, chanh hoặc nước ép rau củ để tăng khả năng thải độc.
- Hạn chế tụ tập, đến nơi có người uống rượu bia: Những buổi tiệc tùng, ăn uống ở nhà hàng rất dễ kích thích bạn sử dụng rượu trở lại; do đó trong quá trình cai rượu, bạn hãy tạm thời hạn chế tiếp xúc với những môi trường này. Nếu cảm thấy khó khăn, hãy tìm kiếm bác sỹ hoặc chuyên gia tâm lý, sức khỏe để nhận sự tư vấn và hỗ trợ chuyên môn. Việc kết hợp điều trị tâm lý và sử dụng thuố.c (nếu cần thiết) sẽ đem lại kết quả nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Hạn tiếp xúc với người uống rượu bia là một mẹo cai nghiệ.n rươụn. (Ảnh: MedicalNews)
Lưu ý, các trường hợp nghiệ.n rượu nặng cần được can thiệp y tế để tránh các biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện nghiệ.n nặng gồm: Cảm thấy rất khó chịu về thể chất và tinh thần khi thiếu rượu, xuất hiện triệu chứng run tay, đổ mồ hôi, buồn nôn, mất ngủ, co giật. Nếu uống rượu thường xuyên nhưng không có triệu chứng nghiêm trọng khi ngừng thì đó là nghiệ.n nhẹ.
Những lưu ý khi cai nghiệ.n rượu
- Không tự ý cai nghiệ.n rượu đột ngột: Việc ngừng rượu đột ngột sau thời gian dài có thể dẫn đến hội chứng cai nghiệ.n nguy hiểm như co giật, rối loạn nhịp tim, mê sảng. Người nghiệ.n rượu cần tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các bác sĩ để có lộ trình cai rượu phù hợp và an toàn.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt và lối sống lành mạnh: Cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B1, B6, C, kẽm và magie để phục hồi chức năng gan và hệ thần kinh; ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt.
Video đang HOT
- Uống nhiều nước để đào thải độc tố trong cơ thể.
- Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
- Tham gia những nhóm, cộng đồng có lối sống lành mạnh, cùng nâng cao sức khỏe nhắm tránh tình trạng cô đơn.
- Tạo môi trường sống tích cực và lành mạnh hơn để tránh tái nghiệ.n.
Chế độ ăn cho người bệnh hạ kali má.u
Hạ kali má.u là tình trạng thiếu hụt kali trong má.u, ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể.
Để cải thiện tình trạng này, việc bổ sung kali qua chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng.
Hạ kali má.u là một rối loạn điện giải phổ biến không được quan tâm nhiều như tăng kali má.u. Hạ kali má.u có liên quan đến bệnh tim, suy thận, suy dinh dưỡng và sốc.
Các yếu tố nguy cơ bổ sung như hạ thân nhiệt và tăng sản xuất tế bào má.u, góp phần là.m tìn.h trạng này trở nên phức tạp hơn. Hạ kali má.u phải được xử lý kịp thời để ngăn ngừa biến chứng. Do đó, các bác sĩ lâm sàng phải nhanh chóng phân loại, chuyển tuyến và bổ sung chất điện giải để ngăn ngừa di chứng lâu dài và t.ử von.g.
Hạ kali má.u nhẹ đến trung bình có thể không có triệu chứng. Do đó, việc bù kali thường không cấp thiết trong những trường hợp như vậy. Hạ kali má.u nhẹ đến trung bình có thể cải thiện bằng cách bổ sung bằng đường uống và thay đổi chế độ ăn. Hạ kali má.u nặng có thể cần bổ sung bằng đường uống và đường tĩnh mạch đồng thời. Tuy nhiên, phải cẩn thận trong quá trình điều chỉnh kali vì truyền nhanh có thể gây ngừng tim. Bệnh nhân có thể cần theo dõi lâu dài, tùy thuộc vào nguyên nhân.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn khi bị hạ kali má.u
Hạ kali má.u là tình trạng lượng kali trong má.u thấp hơn mức bình thường. Kali là một khoáng chất thiết yếu cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hoạt động của cơ bắp, thần kinh và tim. Do đó, việc duy trì mức kali má.u ổn định là rất quan trọng. Chế độ ăn uống đóng vai trò then chốt trong việc điều trị và phòng ngừa hạ kali má.u.
- Giúp bổ sung kali: Chế độ ăn giàu kali giúp bù lại lượng kali đã mất, đưa nồng độ kali trong má.u về mức bình thường.
- Hỗ trợ điều trị: Kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chế độ ăn giúp tăng hiệu quả điều trị hạ kali má.u.
- Ngăn ngừa biến chứng: Hạ kali má.u nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như yếu cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngừng tim.
- Cải thiện sức khỏe tổng thể: Một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh không chỉ giúp điều trị hạ kali má.u mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.
Các biểu hiện của hạ kali má.u chủ yếu ở hệ thống tim mạch và thần kinh cơ.
2. Kali rất cần thiết cho người bệnh hạ kali má.u
Khi bị hạ kali má.u nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali. Bổ sung kali bằng chế độ ăn và thuố.c được dùng ở bệnh nhân điều trị với thuố.c lợi tiểu. Kali đóng vai trò thiết yếu trong việc:
Điều hòa nhịp tim: Giúp duy trì nhịp tim ổn định.
Chuyển hóa năng lượng: Hỗ trợ quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng.
Cân bằng dịch thể: Giúp điều hòa lượng nước trong cơ thể.
Chức năng thần kinh: Ảnh hưởng đến việc truyền dẫn tín hiệu thần kinh.
Ăn thực phẩm giàu kali có thể giúp điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu kali. Những thực phẩm này bao gồm:
Quả bơ, chuối, cam
Khoai tây nướng
Ngũ cốc nguyên hạt
Cà rốt
Thịt bò nạc nấu chín
Sữa
Bơ đậu phộng
Đậu Hà Lan và đậu
Cá hồi
Rong biển
Rau chân vịt
Cà chua
Mầm lúa mì
Theo TS.BS. Nguyễn Văn Bàng (nguyên Phó khoa Nhi - BV Bạch Mai), hạ kali má.u ở mức độ nhẹ gặp ở những người không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, chỉ cần uống kali dưới dạng viên hoặc dạng lỏng. Khi hạ kali má.u mức độ nặng, nếu có loạn nhịp tim hoặc các triệu chứng quan trọng bệnh nhân cần được truyền kali tĩnh mạch. Kali được truyền rất chậm vào tĩnh mạch và theo dõi kỹ trong nhiều giờ để tránh các vấn đề nghiêm trọng về tim...; Đo nồng độ kali má.u mỗi 1-3 giờ. Bệnh nhân cần được nhập viện theo dõi tại khoa cấp cứu.
Cần kiểm tra các bất thường chuyển hóa cùng tồn tại (như hạ magie má.u). Ở bệnh nhân hạ kali má.u và nhiễm ketoacid đái tháo đường, một phần kali huyết thanh nên được bù bằng với kali photphat. Nếu kali được thay thế quá nhanh, nồng độ kali huyết thanh tăng cao có thể gây triệu chứng tăng kali má.u; tuy nhiên tổng lượng kali cơ thể vẫn có thể dưới mức bình thường.
3. Những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh hạ kali má.u
Việc dự phòng và điều trị hạ kali má.u không phức tạp. Chế độ ăn uống đầy đủ hàng ngày cũng đã gần như đảm bảo đủ nguồn kali cung cấp cho cơ thể. Đối với những bệnh lý gây mất kali như tiêu chảy, tiểu nhiều, việc bù đủ lượng kali mất đi hằng ngày là vô cùng cần thiết.
Người bệnh có thể bổ sung kali bằng các thức ăn giàu kali như chuối, nước cam, quả bơ, hạt điều, các loại rau xanh, sữa và khoai tây nhưng một số trường hợp có thể phải dùng đường truyền nếu hạ kali má.u nặng.
Theo TS.BS. Nguyễn Văn Bàng, luôn có chế độ dự phòng và theo dõi kali má.u khi điều trị các thuố.c có thể làm mất kali ra ngoài (như thuố.c lợi tiểu) hoặc làm kali đi vào trong tế bào (như các thuố.c kích thích beta - 2 giao cảm...). Trong một số loại bệnh lý di truyền gây mất kali, có thể bù đủ kali bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch nếu mất kali quá nhiều.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo nên bổ sung ít nhất 350 mg kali qua thức ăn hoặc dùng thuố.c và chế độ ăn nhạt ít muối ở những bệnh nhân tăng huyết áp. Điều này có thể giúp giảm 40% biến chứng đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp. Với người bình thường lượng kali bổ sung khuyến cáo là từ 90 mmol/ngày.
Trước khi thay đổi chế độ ăn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Uống đủ nước giúp cơ thể hấp thụ kali tốt hơn.
Những thực phẩm giàu kali người bệnh hạ kali má.u nên ăn thường xuyên.
3.1. Những thực phẩm nên ăn khi bị hạ kali má.u
Để tăng cường kali, cần duy trì một chế độ ăn đầy đủ như các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau, trái cây tươi và protein từ cá hồi.
Cá: Kali có chứa nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá tuyết, cá bơn, cá ngừ, trong các loài cá này thì cá hồi được đán.h giá rất cao về thành phần dinh dưỡng.
Trái cây: Trái cây và rau củ tươi là nguồn cung cấp kali phong phú. Một số loại trái cây bao gồm chuối, dưa (dưa lê, dưa lưới, dưa hấu), bưởi, mơ, quả bơ, cam,...
Rau củ quả: Rau bina, khoai tây, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh, măng tây...; các loại củ quả như khoai lang, củ cải, bí ngô, củ dền, dưa leo tươi, cà tím, khoai tây,... cũng cung cấp kali cho cơ thể.
Đậu và hạt: Đậu, hạt là một nguồn cung cấp kali phong phú và cũng cung cấp chất xơ và protein có lợi cho tim mạch. Một số loại đậu, hạt nên bổ sung bao gồm đậu đen, đậu nành, đậu xanh, đậu lăng, đậu gà, đậu thận, đậu Hà Lan và nhiều loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương...
Thịt: Thịt bò, thịt gà, cá...
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai... các sản phẩm từ sữa cũng là nguồn cung cấp kali tuyệt vời. Mỗi hộp sữa chua có thể cung cấp khoảng 573 mg lượng kali mỗi ngày.
3.2. Hạn chế các thực phẩm làm giảm kali
Một số loại thuố.c lợi tiểu, rượu bia có thể làm giảm lượng kali trong cơ thể.
3.3. Một số thực đơn gợi ý cho người bị hạ kali má.u
Bữa sáng: Cháo yến mạch với chuối, một ly sữa.
Bữa trưa: Cơm gạo lứt, cá hồi nướng, rau xanh luộc, một quả bơ.
Bữa tối: Canh rau củ, thịt gà luộc, một bát salad trái cây.
Người bệnh hạ kali má.u cần lưu ý, luôn dùng thuố.c theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ cũng như có chế độ dự phòng và theo dõi kali má.u định kỳ để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn mà cảm thấy những dấu hiệu khác thường.
Làm những điều này vào mùa đông, bạn sẽ tránh được nguy cơ đột quỵ Khi trời lạnh, nhiều người thường ít chú ý đến việc kiểm soát huyết áp vào mùa đông so với mùa hè. Theo thông tin từ Bệnh viện Tim Hà Nội, khi thời tiết chuyển lạnh, số lượng bệnh nhân đến khám ngoại trú tăng đáng kể, chủ yếu do các bệnh lý như tăng huyết áp và đột quỵ. Nguyên nhân là...