Mẹo hay để bảo quản “xế yêu” được an toàn những ngày nắng nóng
Với nhiệt độ mặt đường những ngày này luôn ở nhiệt độ rán trứng được, tài xế phải làm gì để đảm bảo lốp chiếc “xế yêu” được an toàn khi lăn bánh?
Tình trạng nổ lốp ô tô đột ngột không phải là sự cố hiếm gặp, thậm chí còn thường hay xảy ra nhất là vào mùa hè. Điều kiện nắng nóng làm nhiệt độ ở bề mặt đường tăng cao. Trong khi lốp xe là bộ phận luôn phải tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên chịu tác động của một lượng nhiệt rất lớn, dẫn đến áp suất trong lốp ô tô tăng lên khiến cho lốp bị phình và khả năng phát nổ cao.
Dưới đây là kinh nghiệm của những tài xế chuyên nghiệp về cách bảo vệ lốp xe trong điều kiện nắng nóng gay gắt:
1. Kiểm tra lốp thường xuyên
Vào mùa nắng nóng, tài xế cần dành thời gian kiểm tra lốp thường xuyên, chú ý tới những dấu hiệu như: lốp đã quá mòn, lốp quá căng, áp suất lốp giữa các bánh không đều… để có biện pháp thay thế phù hợp. Sự cẩn trọng này giảm thiểu sự cố hỏng hóc, giúp an toàn hơn khi vận hành xe.
Nếu một trong các lốp xe có dấu hiệu hư hỏng như bong tróc, rạn mặt cao su, bị đá chém, nứt,… đừng ngại ngần thay lốp mới cho xe để hành trình được an toàn hơn. Ngoài ra, hãy đảo lốp thường xuyên để tránh các lốp bị mòn không đều.
Thông thường sau khi di chuyển khoảng 40.000 – 50.000km hoặc sử dụng được 5 – 6 năm thì chủ xe nên thay lốp xe ô tô mới. Tuy nhiên, nếu xe thường xuyên phải di chuyển trong điều kiện môi trường địa hình, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng thì chủ xe có thể dựa vào tình trạng thực tế của lốp xe để chủ động thay mới sớm hơn.
2. Bơm lốp đúng áp suất tiêu chuẩn và kiểm tra thường xuyên
Cần bơm lốp ô tô định kỳ đúng áp suất tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra (thông số về áp suất tiêu chuẩn được ghi trên lốp hoặc trên xe).
Nếu áp suất quá cao sẽ làm cho lốp bị căng tròn, phần giữa lốp chủ yếu tiếp xúc với mặt đường có nhiệt độ lên tới 50-60 độ C mòn nhanh hơn. Việc phải hứng chịu một lực áp suất quá cao kèm tải trọng dẫn đến vỏ lốp nhanh bị nứt và nổ lốp là không thể tránh khỏi.
Khi trời nắng nóng, nhiệt độ mặt đường có thể lên tới 60 độ C, nhiệt độ tăng khiến áp suất lốp xe tăng theo, điều này khiến áp suất những chiếc lốp sẽ cao hơn bình thường rất nhiều, nguy cơ gây nổ lốp cao.
Mặt khác, cũng không nên để lốp quá non. Khi lốp xe non hơi, toàn bộ trọng lượng của xe sẽ dồn xuống dưới và lúc này các bộ phận của lốp sẽ phải hoạt động hết công suất. Chưa kể đến việc, áp suất lốp yếu sẽ giảm khả năng làm mát và khi tiếp xúc với bề mặt đường nóng quá lâu, rất dễ xảy ra tình trạng bị nổ lốp.
3. Không chở quá nặng
Video đang HOT
Khi phải tải trọng một lượng quá mức cho phép sẽ khiến lốp xe phải hoạt động quá công suất, lúc này vỏ lốp và các bộ phận như dây cao su, gai lốp… sẽ dần bị bào mòn và chất lượng hoạt động sụt giảm. Kèm theo đó liên tục phải di chuyển trên đường trong điều kiện nắng nóng, việc nổ lốp xe là điều không sớm thì muộn sẽ đến.
Bên cạnh đó, nếu thường xuyên di chuyển vào những con đường lồi lõm, gồ ghề, nhiều ổ trâu, ổ gà… cũng ít nhiều tác động đến lốp xe và làm chúng ngày càng yếu đi. Nếu không chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách, lốp xe không chỉ bị bào mòn, bị nứt hay nổ lốp mà còn ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác như mâm xe, giảm xóc…
Do vâỵ, vào mùa hè, bạn nên bỏ bớt những đồ dùng, vật dụng không thật cần thiết ra khỏi xe, hạn chế chở quá tải.
4. Duy trì tốc độ hợp lý
Khi bạn chạy với tốc độ càng cao, nhiệt độ lốp xe càng lớn do ma sát giữa lốp với mặt đường. Do vậy, các chuyên gia khuyên rằng, trong khi thời tiết nắng nóng, bạn không nên chạy quá nhanh, đặc biệt là khi ôm cua.
Trên thực tế, khi xe đang chạy ở tốc độ cao, việc ôm cua có thể làm cho lốp bị bẻ ngang rất mạnh, khiến cho thành lốp không những phải chịu tải đè nặng, mà còn phải chịu lực xé ngang, làm tăng nguy cơ bị nổ lốp.
5. Bơm khí nitơ vào lốp xe
Đây là cách mà nhiều người lái ô tô hiện nay hay sử dụng, do khí nitơ nặng hơn khí oxy, không dễ bị bay hơi hay rò rỉ, hạn chế được quá trình phát sinh nhiệt khi lốp xe tiếp xúc với mặt đường thường xuyên.
6. Cho xe nghỉ ngơi khi đi đường dài
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trong điều kiện thời tiết nóng trên 40 độ C, lốp xe bán tải chạy quãng đường 50km sẽ ở mức trên 60 độ và tiếp tục tích nhiệt khiến áp suất lốp ngày càng tăng lên nếu di chuyển thêm. Các chuyên gia luôn khuyên lái xe nên nghỉ ngơi khoảng 10 – 20 phút mỗi 70 – 100km di chuyển. Khi trời nắng nóng, tần suất nghỉ ngơi có thể dày thêm.
Nghỉ ngơi không chỉ tốt cho lái xe mà còn giúp tất cả các bộ phận của xe, trong đó có lốp xe hoạt động trơn tru và an toàn hơn. Nghiên cứu cho thấy, chỉ với 20 phút đỗ xe dưới bóng mát, nhiệt độ ca bin sẽ giảm đi 50%, còn nhiệt độ lốp xe cũng có thể giảm tới 20 độ C.
Chính vì thế, khi lái xe đường dài trong điều kiện thời tiết nắng nóng của mùa hè, cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để lốp xe cũng như động cơ không phải hoạt động quá công suất.
7. Kiểm tra độ sâu của rãnh lốp
Nếu thường xuyên di chuyển xe máy thì có thể cảm nhận rõ rệt độ bám đường của lốp xe, còn ô tô thì khó cảm nhận hơn tuy nhiên nếu để tình trạng lốp xe bị mòn trầm trọng, mất khả năng bám đường cũng rất nguy hiểm. Hãy chú ý kiểm tra bên ngoài
các lốp xe thường xuyên để biết được độ sâu của rãnh lốp bằng cách quan sát qua độ mờ của chữ trên lốp hoặc dùng thước đo chuyên dụng, nếu không có thể dùng cách đo phổ thông bằng đồng xu.
Thông thường độ bám đường sẽ bị ảnh hưởng khi độ sâu của rãnh lốp chỉ còn 4/32 inch (tức khoảng hơn 3mm).
8. Thay lốp đúng thời hạn và đảm bảo lốp dự phòng
Thông thường khi di chuyển khoảng 40.000 – 50.000km hoặc sử dụng tầm 5 – 6 năm thì nên đảo lốp/thay lốp xe mới. Còn nếu xe thường xuyên đối mặt với địa hình khắc nghiệt, thời tiết xấu thì có thể dựa vào tình trạng thực tế của lốp xe để chủ động phòng ngừa trước.
Trước mỗi hành trình, hãy kiểm tra và chắc chắn lốp dự phòng còn hoạt động tốt và được bơm đủ áp suất. Đồng thời, tập cách tháo lắp lốp thành thạo để xử lý ngay khi lốp xe của bạn không may bị nổ hay xịt hơi.
Việc nổ lốp, thủng lốp là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu trường hợp đó xảy ra, bạn cũng đừng quá hoảng hốt. Luôn lái xe tập trung trên lộ trình và đặt cả hai tay trên vô-lăng. Mất tập trung hay lái xe bằng một tay có thể khiến bạn bị giật mình, không kịp kiểm soát khi có sự cố bất ngờ xảy ra.
Hà Nội vào mùa nắng nóng, xử lý như nào khi xe ôtô báo quá nhiệt
Hà Nội đang bước vào những ngày nắng nóng gay gắt, chính vì vậy, hệ thống làm mát của ôtô có thể gặp sự cố trên đường bất cứ lúc nào.
Khi hệ thống làm mát trục trặc sẽ khiến động cơ nóng dần, lúc này kim đồng hồ kiểm soát nhiệt độ động cơ báo ở vạch đỏ. Vậy nếu rơi vào trường hợp này thì cần phải xử lý như thế nào?
Tắt A/C (chế độ làm mát) và chuyển sang chế độ nóng
Theo kỹ sư ôtô Lê Văn Tạch, việc bật chế độ nóng sẽ giúp hút nhiệt ra khỏi khoang động cơ nhanh hơn. Còn nếu cứ để chế độ làm mát sẽ khiến động cơ nóng thêm. Tuy nhiên, đó chỉ là một giải pháp khắc phục tạm thời nếu lái xe một quãng đường ngắn.
Tấp xe vào lề một cách an toàn
Sau khi tắt chế độ A/C, tài xế cần nhanh chóng ra tín hiệu đưa phương tiện tấp vào lề một cách an toàn, rồi tắt máy để động cơ nguội dần. Với những ngày nóng nên tăng cường để ý chỉ dấu nhiệt độ. Nếu nhìn thấy hơi nước bốc lên từ nắp ca-pô phải dừng xe ngay.
Sau đó, mở nắp ca-pô xe để tạo khoảng trống cho hơi nóng động cơ thoát ra ngoài.
Chờ xe hạ nhiệt từ 30-60 phút
Trong lúc chờ nhiệt độ giảm, tài xế nên kiên nhân đợi đồng hồ báo nhiệt trở về mức bình thường (điều này có thể mất từ 30 phút đến 1 tiếng) trước rồi mới tiến hành kiểm tra.
Điều tối kỵ mà tất cả lái xe cần lưu ý là không được mở nắp két nước ngay bởi lúc này nhiệt độ cao khiến áp lực của nước trong két rất lớn, khi mở nắp có thể khiến nước phun trào ra gây bỏng.
Động cơ xe nóng có thể do thiếu nước làm mát hoặc bị rò rỉ nhưng vẫn có thể kiểm soát tình hình bằng những kỹ năng đơn giản. Ảnh: Nguyễn Tuấn/Otofun
Kiểm tra nước làm mát
Sau khi động cơ ôtô đã nguội, lúc này tài xế hãy mở nắp két nước để kiểm tra. Hầu hết các xe đều có một bình chứa nước để dẫn vào két nước, có thể quan sát bằng mắt thường mực nước có đầy hay không. Nếu xe có bình chứa, hãy đổ đầy lượng dung dịch làm mát, nếu trường hợp khẩn cấp không có dung dịch làm mát có thể thay bằng nước sạch.
Nếu xe không có bình chứa, bắt buộc chờ cho hệ thống làm mát nguội hẳn rồi mới mở nắp để thêm dung dịch hoặc nước.
Tìm kiếm vết rò rỉ
Có nhiều trường hợp, ôtô của bạn bị quá nóng do hệ thống làm mát bị rò rỉ ở đường ống, đầu xi-lanh hay các lá mỏng ở két nước do bị đá văng lên... Nếu không thể kiểm tra hay đưa xe tới một cửa hàng sửa chữa gần nhất để thợ kỹ thuật xem xét.
Trao đổi với phóng viên, anh Vũ Quang Việt, một người có kinh nghiệm lái xe cho biết, việc động cơ bị nóng, kim chỉ nhiệt độ lên đến chữ H (viết tắt của từ Hot - nóng) là một điều đáng lo ngại. Việc bị rò rỉ nước làm mát là vấn đề đơn giản dễ nhận thấy và dễ kiểm tra, nhưng nếu không rò rỉ mà nóng nước là cả một vấn đề, phải xem xét kỹ, đặc biệt đối với động cơ Diesel.
Việc sôi nước có rất nhiều nguyên nhân, như quạt giải nhiệt két nước bị trục trặc, bơn nước làm mát yếu hoặc nặng hơn là gioăng quy lát ( chi tiết làm bằng thép hoặc bằng vật liệu chịu nhiệt, nằm giữa lốc động cơ và quy lát) bị thổi gioăng gây ra hiện tượng sôi nước.
Trong đó thổi gioăng quy lá là một vấn đề rất nghiêm trọng có thể dẫn đến hao nước làm mát rất nhanh gây ra động bị quá nhiệt và dẫn đến làm bó máy.
Khi động cơ bị nóng và hao nước khi xe đang lưu thông, khi dừng xe tấp vào lề đường để kiểm tra tuyệt đối không được mỡ nắp két nước cũng như bình nước phụ, vì sẽ gây ra chênh lệch áp xuất rất nguy hiểm. Việc châm nước bắt buộc phải để động cơ nguội hẵn mới được phép châm.
Những điều cần chú ý giúp hạn chế nổ lốp xe mùa nắng nóng Ô tô nổ lốp là điều không còn quá xa lạ, tuy nhiên điều này là đặc biệt nguy hiểm khi xe đang di chuyển vì có nguy cơ gây mất an toàn cho người ngồi trên xe và những phương tiện khác. Chú ý một số điều dưới đây sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nổ lốp xe, nhất là trong điều...