Mẹo hay chữa bỏng
Bỏng nhẹ có thể không phải là vấn đề lớn nhưng bỏng nặng thì rất nguy hiểm. Tùy vào mức độ bỏng, bạn có thể xử lý và tiến hành các thao tác chữa.
- Trước hết dùng nước lạnh rửa sạch vết bỏng, sau đó ngâm chỗ vết thương vào nước lạnh nửa giờ. Nói chung, thời gian ngâm càng sớm, nhiệt độ nước càng thấp (nhưng không thấp hơn 5 độ C để tránh bỏng lạnh) hiệu quả càng tốt. Nhưng vết thương đã vỡ ra thì không thể ngâm được để đề phòng nhiễm trùng.
- Dùng nước muối nhạt rửa vết bỏng có thể làm tiêu viêm.
- Dùng lòng trắng trứng gà, mật ong chín hoặc glyxerin trộn lại, khuấy đều bôi vào vết thương, có tác dụng tiêu viêm chỉ đau.
- Cắt mấy miếng lê tươi đắp vào chỗ vết thương sẽ có tác dụng nhất định.
- Vết bỏng nhẹ: Dùng 25g đậu đen, cho nước đun sôi, lấy nước đặc, bôi vào chỗ đau.
- Vết bỏng nhẹ cũng có thể dùng bã chè cho lên chảo sao cháy, nghiền nhỏ, trộn với dầu hạt cải thành dạng hồ, bôi vào vết bỏng có thể tiêu sưng chỉ đau.
- Bị bỏng tay chân: Lập tức cho cồn vào chậu ngâm chân tay trong cồn, sẽ bớt tiêu đỏ tấy, không bị phồng da. Nếu ngấm 1-2 giờ, da chỗ bỏng có thể khôi phục lại bình thường. Nếu chỗ bỏng không ở chân, tay, lại không ở vị trí có thể ngâm, bạn có thể dùng bông y tế tẩm rượu trắng đắp vào chỗ bỏng và tiếp tục nhỏ rượu vào bông, không để bông khô. Một vài giờ sau bạn sẽ thấy hiệu quả.
- Da bị dầu hoặc nước sôi làm bỏng: Có thể dùng dầu thực vật (dầu vừng), bôi nhẹ nhàng vào chỗ bỏng, da chưa rách, 5 phút sau là có thể hết đau.
- Dùng Pommad Aureomycine: bôi vào chỗ đau, mấy phút sau là bớt sưng, giảm đau.
- Bị bỏng lập tức lấy kem đánh răng bôi vào, có thể tạm thời làm dịu sưng đau.
Video đang HOT
- Bị bỏng nhẹ, lập tức ngâm chỗ bỏng vào dầu hỏa, sau mấy phút có thể chỉ đau mà không bị sưng và phồng da.
- Dùng một cái mai rùa đốt thành tro hoặc cho một ít băng phiến nghiền nhỏ hòa đều với glycerin bôi vào chỗ bỏng, 1 đến 3 lần là được.
- Lấy xà phòng hoặc xà phòng thơm tẩm nước (dùng nước ngâm xà phòng mềm ra là tốt nhất) bôi nhẹ một lớp dày vào chỗ đau, diện tích bôi phải lớn hơn diện tích vết bỏng, để khô. Sau 1 giờ, dùng nước sạch rửa hết xà phòng. Cách này dùng cho vết bỏng khi bị nước sôi hay dầu làm bỏng. Nhưng nếu vết bỏng đã bị phồng và rách da thì tốt nhất nên đi bệnh viện.
Theo VNE
Mẹo hay chống say xe ngày Tết
Dịp Tết là dịp rất nhiều người về quê, đi du lịch... bằng các phương tiện ô tô, máy bay... nhưng bên cạnh đó là nỗi lo say xe khiến nhiều người lo lắng. Nếu một người thường xuyên bị hoặc đang bị các triệu chứng của say tàu xe, những biện pháp sau đây có thể giúp phòng và giảm các triệu chứng này.
Nguyên nhân chủ yếu gây say tàu xe là sự kém thích ứng của tiền đình với sự thay đổi vị trí của cơ thể một cách không có quy tắc. Trong hoạt động hằng ngày, chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng, không quen với sự tròng trành.
Sự thay đổi phương hướng và tốc độ vận động khác nhau đều gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai trong. Sự kích thích này mạnh đến một mức nào đó sẽ làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn.
Nếu một người thường xuyên bị hoặc đang bị các triệu chứng của say tàu xe, những biện pháp sau đây có thể giúp phòng và giảm các triệu chứng này:
1. Thuốc chống say
Trước khi lên xe 10-15 phút, uống 1 viên thuốc chống say như touristil để phòng tránh say xe. Người bị say nghiêm trọng có thể uống 2 viên, trẻ em cho uống ít hơn.
Nếu ngồi trên xe trên 2 tiếng rồi bị say tiếp thì có thể uống thêm 1 viên nữa. Trên đường bị say và uống thuốc chống say ở giữa đường thì cần phải đứng từ 15 - 20 phút sau mới được ngồi xuống để cho thuốc được hấp thụ.
Phương pháp này có tác dụng đến 97%.
2. Gừng tươi
Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi.
Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.
3. Vỏ quýt
Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy.
Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.
4. Dầu gió
Khi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn, sau đó lấy băng che đi là được.
5. Dấm ăn
Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha dấm cũng là một cách hữu hiệu khi không muốn bị say xe.
6. Cao giảm đau
Trước khi lên xe lấy một miếng cao giảm đau dán vào lỗ rốn, như vậy có thể phòng chống được say xe.
7. Ấn huyệt nội quan
Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. "Chiêu" này thường được các bác sỹ đông y áp dụng.
8. Dùng miếng dán cổ tay
Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị giảm giác say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ.
9. Dùng thảo mộc
Rất nhiều người sử dụng củ gừng để làm dịu dạ dày và qua đó chống lại cảm giác say xe. Hiện nay, trà gừng có bán khá nhiều và bạn có thể uống trước khi đi.
10. Hít thở không khí trong lành - mở cửa sổ
Chẳng hạn nếu trời quá nóng hoặc khi đi gặp đoạn tắc đường, bạn nên đóng cửa sổ lại và bật điều hòa. Còn trong thời tiết dịu mát, cách tốt nhất nên mở cửa sổ và hít thở không khí bên ngoài để tránh say xe.
11. Chơi các trò chơi
Đối với trẻ em, những trò chơi có khả năng thu hút khiến chúng trở nên sao lãng. Vì vậy, bất kỳ trò chơi nào cần nhìn ra ngoài cửa sổ đều rất phù hợp để tránh say xe, chẳng hạn như trò chơi từ ngữ hoặc gieo vần.
Theo VNE
Mẹo hay giúp hết ê buốt răng ngày Tết Ê buốt răng la hiện tượng gặp phải và ảnh hưởng tới rất nhiêu ngươi. Hiện tượng này thường thấy được khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc đồ ăn có tính axít. Một vào mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn giảm được tình trạng này để ăn uống thoải mái hơn trong dịp Tết. Trong điều kiện bình thường,...