Mẹo giúp “xế hộp” an toàn trước mỗi hành trình
Kiểm tra xe thường xuyên là rất cần thiết, không chỉ giúp sớm phát hiện những lỗi kỹ thuật tiềm ẩn, mà còn có tác dụng phòng ngừa rủi ro, đảm bảo khả năng vận hành xe trước mỗi chuyến đi xa.
Để đảm bảo xế hộp luôn trong trạng thái sẵn sàng “lên đường”, đừng ngại thực hiện một số bước kiểm tra như dưới đây.
1. Kiểm tra lốp xe và áp suất lốp xe
Lốp xe là một bộ phận quan trọng bởi đây là điểm cuối cùng tiếp nhận sức mạnh do động cơ sản sinh ra và tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Lốp xe kém hoặc có lỗi, sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn, gây thiệt hại về người và tài sản.
Động cơ và các bộ phận của xe đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước mỗi hành trình dài – Ảnh minh họa
Trước hết phải kiểm tra độ mòn của 4 lốp xe, nếu một trong số đó có độ mòn vượt quá quy định thì cần phải thay thế trước khi đi xa. Thông thường tuổi thọ tối đa của hầu hết các loại lốp phổ biến trên thị trường hiện nay là khoảng 50.000 km tùy từng hãng sản xuất và việc thay lốp đúng loại, đúng thời điểm sẽ đảm bảo độ an toàn cho xe và hành khách.
Tiếp theo, tiến hành kiểm tra áp suất lốp để chắc chắn không bị quá căng hoặc quá non. Lốp quá căng hay quá non đều ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận hành, độ bám đường và mức tiêu thụ nhiên liệu.
Không nên để lốp xe quá căng hoặc quá non vượt quá quy định – Ảnh minh họa
Cách kiểm tra tốt nhất là sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp cắm trực tiếp vào vòi bơm hơi bánh xe hoặc đo bằng bộ cảm biến áp suất lốp.
2. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng
Hệ thống đèn chiếu sáng là một bộ phận rất quan trọng, đóng vai trò quyết định đến khả năng báo hiệu cũng như mở rộng tầm nhìn khi xe vận hành vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu.
Video đang HOT
Đèn chiếu sáng phải đảm bảo không bị chập hoặc cháy và có độ sáng ổn định – Ảnh minh họa
Chính vì thế việc kiểm tra thường xuyên hệ thống chiếu sáng và báo hiệu phía trước cũng như phía sau là rất cần thiết. Nếu có bất kỳ sự bất thường nào về độ sáng hay đèn bị đứt bóng thì phải thay ngay bóng đèn mới.
3. Kiểm tra nước làm mát động cơ
Nước làm mát động cơ có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của động cơ khi hoạt động lên tục trong một thời gian dài. Nếu không được tản nhiệt một cách hợp lý, động cơ sẽ hoạt động rất nhanh hỏng. Do đó, trước những khi đi xa nên dành thời gian để kiểm tra bộ phận này.
Châm thêm nước làm mát khi xe bị hết hoặc còn ít – Ảnh minh họa
Việc kiểm tra khá đơn giản khi chỉ cần mở nắp capo, tìm vị trí đặt bình nước làm mát và xem mực nước trong bình có thấp hơn so với thước đo quy định hay không. Ngoài ra, nếu nước có màu hoặc mùi khác lạ thì cần phải thay nước mới ngay lập tức.
4. Kiểm tra dầu bôi trơn động cơ
Dầu bôi trơn động cơ là nhân tố cốt lõi có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của động cơ. Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra với dầu động cơ, chiếc xe sẽ vận hành khó khăn, tiêu hao nhiều nhiên liệu và thậm chí có thể làm hỏng động cơ. Bởi vậy việc chú ý thăm dầu bôi trơn động cơ thường xuyên là việc nên làm.
Để kiểm tra tình trạng dầu bôi trơn động cơ, nên sử dụng chiếc que thăm dầu có sẵn trên xe, dùng khăn giấy hoặc giẻ sạch để lau từ trên xuống dưới. Cắm que thăm vào bình dầu động cơ, rút ra xem mức dầu trong máy có nằm trong giữa hai vạch max hay không. Nếu nó nằm ngoài hai vạch đó, chúng ta phải xử lý ngay bằng cách châm thêm hoặc hút bớt ra.
Ngoài ra các bạn nên chú ý đến màu và mùi của dầu bôi trơn. Nếu có màu đen hoặc mùi khét thì có thể động cơ xe đang có vấn đề. Bên cạnh đó, nếu trường hợp tăng giảm mức dầu diễn ra thường xuyên, điều này chứng tỏ dầu bôi trơn động cơ đã bị rò rỉ ra bên ngoài hoặc bị chất lỏng khác rò rỉ vào trong. Trường hợp nên đưa xe vào xưởng dịch vụ có uy tín để kiểm tra và khắc phục triệt để.
5. Kiểm tra dầu trợ lực lái và dầu phanh
Hệ thống phanh xe chỉ an toàn khi có lượng dầu trợ lái đầy đủ – Ảnh minh họa
Rất đơn giản khi chỉ cần mở khoang động cơ để kiểm tra dầu phanh và dầu trợ lực lái. Việc đảm bảo sự tối ưu về dầu phanh và dầu trợ lực lái sẽ khiến cho chuyến đi xa trở nên an tâm hơn rất nhiều.
6. Kiểm tra nước rửa kính và thanh gạt nước mưa
Hệ thống gạt nước mưa trên xe thường ít được quan tâm, tuy nhiên nếu bộ phận này không đủ tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tầm nhìn và làm ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường .
Cần gạt nước ô tô cần phải kiểm tra kỹ đề phòng thời tiết xấu – Ảnh minh họa
Trước tiên cần kiểm tra mức nước rửa kính còn lại trong bình, thông thường bình chứa nước rửa kính sẽ nằm ở phía trước bên trong khoang động cơ nhưng ở một số loại xe lại được đặt phía sau cốp. Nên dùng nước rửa kính chính hãng hoặc dung dịch tẩy rửa phù hợp để đảm bảo kính lái được vệ sinh một cách tốt nhất.
7. Kiểm tra hệ thống ắc quy
Ắc quy liên quan trực tiếp tới các thiết bị điện và toàn bộ hệ thống điện tử trang bị trên xe. Nếu bộ phận này trục trặc, xe có thể sẽ bị mất điện hoàn toàn và không còn khả năng đề máy cũng như sử dụng các trang thiết bị khác.
Ắc quy cũng là một bộ phận không thể không kiểm tra kỹ trước khi đi dài ngày – Ảnh minh họa
Việc đầu tiên cần làm là kiểm tra các điện cực nằm ở phía trên nắp bình và đảm bảo chắc chắn tất cả các điện cực đều phải được kết nối một cách hoàn hảo và không có bất kỳ hiện tượng chập điện cũng như cháy xém, có màu lạ hoặc chất lỏng rò rỉ ra ngoài.
Tiếp theo tiến hành kiểm tra mực nước bên trong. Nếu mức nước xuống thấp hơn bình thường, lập tức bổ sung thêm nước hoặc thay luôn bình mới nếu ắc quy đã dùng lâu ngày.
Theo_VietNamNet
Ngóng đợi túi khí bảo vệ người đi đường khỏi "xe điên"
Túi khí bảo vệ người đi đường là một giải pháp công nghệ an toàn đang được nhiều hãng xe trên thế giới quan tâm trong bối cảnh ô tô lao vào người đi đường đã trở thành nỗi "ám ảnh" với nhiều người.
Từ ngày 1.1.2009, Euro NCAP - một tổ chức tiêu chuẩn an toàn nổi tiếng của châu Âu - đã tuyên bố hệ thống xếp hạng an toan xe mới sẽ tập trung nhiều hơn vào việc bảo vệ người đi đường. Điều đó đã đặc biệt tác động tới các nhà sản xuất xe hơi phải để ý hơn nữa đến quy định đánh giá này. Vì nếu không họ sẽ chẳng giành được điểm cao ở một thị trường khó tính như châu Âu.
Người nổ "phát súng" đầu tiên khai mào cho phong trào trên phải kể đến vai trò của hãng xe Volvo. Năm 2012, Volvo V40 được ra mắt trở thành mẫu xe đầu tiên trên thế giới trang bị túi khí bảo vệ người đi bộ. Lập tức V40 đã giành được điểm an toàn cao nhất (88% số điểm) trong các bài kiểm tra an toàn cho người đi bộ theo các tình huống mô phỏng lao vào chân, đầu theo tiêu chuẩn của Euro NCAP.
Hệ thống túi khí bảo vệ người đi đường khỏi bị chấn thương nghiêm trọng.
Hệ thống túi khí này được thiết kế lớn theo hình chữ U, gắn ở phía cuối của kính chắn gió nhưng khi được kích hoạt có thể trùm rộng cả lên tới khu vực cần gạt nước, chiếm 1/3 kính chắn gió và ở những phần thấp hơn của cột A. Nói cách khác các túi khí có thể trùm lên các khu vực có thể gây chấn thương cho người đi bộ ở phần đầu - một bộ phận quan trọng đối với sinh mạng mỗi người - khi có tai nạn xảy ra. Bởi vì khi xe lao vào người đi đường sẽ thường hất người lên capô gây tổn thương vùng đầu.
Giống với bất kỳ loại túi khí khác, hệ thống túi khí bảo vệ người đi đường cũng gồm 2 thành phần chính là bao túi và hệ thống bơm khí. Nó đặc biệt phát huy tác dụng trong dải tốc độ từ 20 - 50 km/h. Đây cũng là một tốc độ rất quan trọng đối với xe lưu thông ở khu vực đô thị.
"Đó là một công nghệ tuyệt vời và tất cả các xe hơi nên có", Harold Scruby - chủ tịch Hội bảo vệ người đi bộ Úc nói khi được tin Volvo 40 sẽ được nhập về nước này.
Sau Volvo V40, một số hãng xe khác cũng đang xúc tiến việc trang bị túi khí bảo vệ người đi đường. Mới đây mẫu Land Rover Discovery Sport 2015 của Toyota cũng trang bị loại công nghệ này cho phép giảm chấn thương trong những vụ lao vào người đi đường khi xe chạy ở tốc độ 15-30 mph. Trong năm 2015, Google cũng được cấp bằng sáng chế cho công nghệ túi khí mở rộng để bảo vệ người đi đường.
Dù đang là một công nghệ được lưu tâm nhưng cho đến nay vô số mẫu xe vẫn chưa được trang bị. Lí do có thể nhiều hãng xe chưa có đủ công nghệ, nhiều xe đời cũ, cộng với chi phí cho hệ thống túi khí này không rẻ. Để thay hệ thống túi khí bảo vệ người đi đường như ở Volvo V40 ước tính cũng tới 3.000 USD. Điều đó sẽ đẩy giá xe hơi, bảo trì lên khá cao.
Có lẽ vì thế mà tiêu chuẩn của Euro NCAP dù đưa ra cách đây từ 7 năm trước nhưng vẫn chưa được áp dụng trong nhiều hãng xe và cũng chưa được thể chế hóa thành các quy định có tính pháp lý ở nhiều nơi.
Dĩ nhiên khoảng trống đó đã và đang được những người đi đường ngóng đợi một ngày nào đó hệ thống an toàn như thế sớm được áp dụng cho các xe hơi.
Dù chưa biết tương lai áp dụng đại trà túi khí bảo vệ người đi đường đến bao giờ mới thực hiện được. Nhưng tin vui với nhiều người đã được hé lộ khi Chương trình tầm nhìn của Volvo tuyên bố tới năm 2020 tất cả các xe mới của Volvo sẽ có hệ thống này.
"Tới năm 2020, không có ai bị thương nghiêm trọng hay bị chết do xe Volvo lao vào. Hệ thống túi khí mới chắc chắn sẽ là giải pháp hữu hiệu để đạt được mục tiêu này", Chương trình Vision 2020 của Volvo cho biết.
Theo_24h
7 mẫu SUV giá mềm, an toàn nhất cho năm 2016 1. Hyundai Tucson 2016 giá 22.700 USD xếp điểm an toàn cao nhất 5 sao theo đánh giá của Viện bảo hiểm an toàn đường cao tốc (IIHS). Theo_24h