Mẹo giảm ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén khi mang thai là tình trạng phổ biến với hầu hết các mẹ bầu. Triệu chứng thường thấy buồn nôn, nôn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn… Tình trạng này sẽ bắt đầu vào khoảng trước tuần thai thứ 9. Kết thúc vào khoảng trước tuần 12 đến 14.
Có khoảng 90% phụ nữ có thai gặp phải tình trạng ốm nghén ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Giai đoạn này họ sẽ thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, nhất là vào buổi sáng và khi ngửi thấy mùi thức ăn.
Có nhiều người họ sẽ thấy buồn nôn và không muốn ăn một vài món mặc dù những món này là món họ rất thích trước đó. Tình trạng này khiến cơ thể thai phụ luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn.
Thông thường, tình trạng nghén khi mang thai chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Từ tuần thứ 12, cảm giác này sẽ thuyên giảm và mất hẳn. Mẹ bầu có thể ăn uống thoải mái để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Tình trạng ốm nghén xảy ra hầu hết với mẹ bầu (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân của ốm nghén khi mang thai
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác của tình trạng ốm nghén khi mang thai. Và mức độ ốm nghén của mỗi mẹ bầu khi mang thai cũng hoàn toàn khác nhau. Nhưng có thể do một số thay đổi khi mẹ bầu mang thai dưới đây:
Ảnh minh họa
Do nồng độ hormone của mẹ bầu tăng trong mấy tuần đầu của thai kì. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất.
Do lượng đường trong máu của mẹ bầu bị giảm khi mang thai, đây cũng là một lí do để dẫn đến tình trạng này.
Do một số mùi nồng khó chịu hay thức ăn cay nóng… Và đôi khi là không có tác nhân nào mẹ bầu cũng có cảm giác buồn nôn. Thông thường những mẹ bầu hay bị say tàu xe, dị ứng với các mùi nồng khó chịu, đau nửa đầu … dễ mắc phải chứng này.
Chứng này ở một số me bầu là khác nhau giữa các lần mẹ mang thai. Nếu mẹ bầu mang thai đứa đầu bị ốm nghén nặng thì đến bé sau tình trạng nghén này có thể sẽ giảm nhẹ đi. Bên cạnh đó có một số tình trạng hiếm gặp gây buồn nôn hoặc nôn kéo dài bởi một số bệnh lí không liên quan. Đó là các bệnh như bệnh tuyến giáp, gan hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đối tượng dễ bị ốm nghén khi mang thai
Tình trạng nghén khi mang thai xảy ra ở hầu hết mẹ bầu với tính chất khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải. Những bà bầu dưới đây là nhóm đối tượng có nguy cơ bị nghén cao hơn:
Bà bầu mang thai lần đầu
Bà bầu quá béo, thừa cân
Người có tiền sử nghén nặng ở những lần mang thai trước đó
Bà bầu mang song thai hoặc đa thai
Bà bầu mắc bệnh nguyên bào nuôi
Video đang HOT
Phương pháp giảm ốm nghén khi mang thai hiệu quả
3 tháng đầu là khoảng thời gian hầu hết mẹ bầu nào cũng trải qua ốm nghén khi mang thai. Trong thời gian này chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng có thể giảm các triệu chứng ốm nghén một cách hiệu quả.
Ảnh minh họa
Để giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn ói các mẹ không nên để bụng đói, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần ăn không nên ăn quá no. Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bò, trứng, trái cây, rau xanh lá đậm, táo, chuối, bánh mì nướng.
Ngoài ra, những thức ăn có vị chua rất giàu vitamin có tác dụng chống nôn vô cùng hiệu quả. Đồng thời, tránh xa các loại thực phẩm khiến tình trạng ốm nghén của bạn trở nên trầm trọng hơn như: đồ ăn cay, thức ăn nhiều chất béo, thức ăn có mùi quá mạnh hay rượu bia, cà phê.
Bổ sung rau quả giàu chất xơ
Các loại rau quả giàu chất xơ và chất chống oxi hóa rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu, đồng thời giúp mẹ giảm triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi do sự thay đổi hormone thay kỳ gây nên.
Ăn hoa quả
Các loại hoa quả mọng nước như dưa hấu, cam, quýt, táo, … không chỉ giàu vitamin, chất xơ và hàm lượng nước cao mà còn giúp mẹ bầu giảm ốm nghén. Ngoài ra còn cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và phòng ngừa nguy cơ mất nước do nôn ói nhiều.
Súp
Ảnh minh họa
Các món súp rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt là cung cấp nguồn nước cho cơ thể giúp mẹ bầu giảm bớt cơn ốm nghén và có đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt vượt qua những tháng đầu mang thai.
Uống sữa
Việc nôn ói nhiều sẽ khiến mẹ bầu mất chất dinh dưỡng và thiếu chất cho em bé phát triển. Vì thế, mẹ bầu đừng quên uống sữa mỗi ngày bởi sữa rất nhiều kali và protein.
Thời gian rụng trứng là khi nào? Rụng trứng kéo dài bao lâu mỗi tháng?
Phụ nữ khi có thể xác định chính xác thời gian rụng trứng là khi nào của mình thì có thể hiểu rõ được thơi gian mang thai mỗi tháng để lên kế hoạch thực hiện biện pháp ngăn ngừa thai hiệu quả.
Phụ nữ vẫn biết rằng, hiện tượng rụng trứng là sinh lý bình thường. Tuy nhiên, thời gian rụng trứng là khi nào không phải phụ nữ nào cũng hiểu rõ. Đặc biệt, quá trình rụng trứng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thụ thai của phụ nữ.
Do đó, khi có thể tính toán chính xác được thời gian rụng trứng là khi nào đem lại hiệu quả giúp vợ chồng có kế hoạch sinh hoạt tình dục hợp lý. Thực tế, cách nhận biết quá trình rụng trứng diễn ra khá đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ giúp nữ giới tìm hiểu về thời gian rụng trứng là khi nào để chuẩn bị tâm lý tốt cho mình.
1. Thời gian rụng trứng là khi nào và quá trình rụng trứng diễn ra như thế nào?
Phụ nữ vẫn được nghe nhiều về quá trình rụng trứng và trứng rụng là một phần quá trình hành kinh của nữ giới. Khi quá trình này xảy ra do trứng được giải phóng từ buồng trứng. Vì vậy, nếu quan hệ tình dục vào thời gian này, trứng sẽ phân chia tế bào và di chuyển về tử cung. Đặc biệt, nếu phôi nang làm tổ thành công tại buồng tử cung thì phụ nữ lúc này đã mang thai.
Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ mà quá trình rụng trứng và thời gian rụng trứng diễn ra khác nhau. Thông thường, với chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 18 đến 30 ngày thì thời điểm rụng trứng vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ. Cũng có thể hình dung đơn giản rằng, trứng sẽ rụng vào thời điểm bốn ngày sau hoặc trước của điểm chính giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Trong khi đó, quá trình rụng trứng có thể xảy ra từ 28 đến 36 giờ kể từ thời điểm cơ thể tiết ra nội tiết hoàng thể hóa còn có tên gọi là luteinizing hormone.
Hiểu về chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể tính đúng thời gian rụng trứng để chủ động hơn trong việc có con hoặc chưa muốn có con của vợ chồng - Ảnh Internet
2. Những thay đổi của cơ thể khi rụng trứng diễn ra như thế nào?
Phụ nữ đều sẽ xuất hiện những thay đổi so với bình thường, đây cũng là cách phổ biến nhất giúp nhận biết mình có rụng trứng hay không. Cụ thể các thay đổi xuất hiện như sau:
- Vị trí cổ tử cung và âm đạo:
Cơ thể phụ nữ rụng trứng khiến dịch nhầy màu trắng ở âm đạo xuất hiện nhiều hơn vào những ngày thường. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết rõ ràng mà hầu hết phụ nữ đều nhận thấy và biết rằng mình đang trong thời gian rụng trứng.
- Thân nhiệt thay đổi:
Thời gian rụng trứng là khi nào? Thay đổi ra sao về thân nhiệt là mối quan tâm của mọi nữ giới. Khi tăng thân nhiệt tuy không có tăng nhiệt quá 1 độ C nhưng bạn nên tự kiểm tra thân nhiệt thường xuyên bằng nhiệt kế điện tử để tránh nhầm lẫn ảnh hưởng của thời tiết gây ra như nắng nóng hoặc cảm nhẹ.
- Các dấu hiệu thay đổi khác:
Một vài dấu hiệu khác cho biết rằng nữ giới đang rụng trứng như: căng cứng ngực, có dấu hiệu nở ra và tạo cảm giác đau ở ngực cũng là ảnh hưởng của quá trình rụng trứng.
Có thể xuất hiện kèm các cơn đau tại vùng bụng dưới hoặc cơ thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hay đau đầu, chóng mặt trong một số trường hợp thì nhu cầu quan hệ tình dục của phụ nữ có thể ở mức cao hơn so với bình thường.
Một trong những dấu hiệu cho thấy phụ nữ đang rụng trứng là thân nhiệt cao hơn bình thường - Ảnh Internet
3. Thời gian rụng trứng kéo dài bao lâu?
Rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm đến thời gian rụng trứng của mình sẽ kéo dài bao lâu. Thực chất, trong một chu kỳ rụng trứng bình thường thì sẽ kéo dài khoảng 24 đến 48 giờ mỗi tháng. Trog khi đó, trứng được phóng ra khỏi buồng trứng và trứng có thể thoái triển trong vòng 24 đến 48 giờ nếu như trứng không được thụ tinh.
Trong khi đó, thời gian rụng trứng là khoảng thời gian tốt nhất cho việc thụ thai thành công. Nhưng phụ nữ cần lưu ý, thời gian quan hệ tình dục khiến bạn có thể mang thai kéo dài từ 6 đến 10 ngày do thời gian của tinh trừng tồn tại trong cơ quan sinh dục nữ lên tới 5 ngày.
4. Xác định ngày rụng trứng bằng cách nào?
Thực hiện các biện pháp xác định ngày rụng trứng chính xác ở phụ nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt tình dục của hai vợ chồng. Với việc tính toán rằng bạn sẽ có khoảng thời gian nào an toàn và khoảng thời gian nào dễ mang thai để vợ chồng có cho mình kế hoạch sinh hoạt tình dục đảm bảo dù muốn có con hay chưa.
Không chỉ vậy, xác định ngày rụng trứng còn làm tăng khả năng mang thai của phụ nữ.
- Xác định ngày rụng trứng dựa theo chu kỳ kinh nguyệt:
Cách thông thường được phụ nữ lựa chọn dù cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt này chỉ mang tính chất tham khảo và còn có thể kèm theo một số sai số nhất định không phải chu kỳ kinh nguyệt của ai cũng giống ai.
Tính ngày rụng trứng bằng chu kỳ kinh nguyệt được tính như sau:
Với chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất, lấy số ngày chu kỳ từ 18 trở đi, nếu bạn có chu kỳ 25 ngày, sau khi trừ đi còn 7 ngày, tức là sau 7 ngày kể từ ngày đầu tiên hành kinh là thời điểm dễ thụ thai nhất.
Đối với chu kỳ kinh nguyệt dài nhất, bạn lấy số ngày nhưng trừ đi 11, ví dụ chu kỳ kinh nguyệt là 30 ngày, sau khi trừ 11 còn 19 ngày. Điều này cho biết, từ ngày 7 đến ngày 19 trong chu kỳ sẽ là thời điểm dễ thụ thai nhất.
Thời gian rụng trứng là khi nào có thể tính dựa vào chu kỳ kinh nguyệt - Ảnh Internet
Chu kỳ kinh nguyệt dài nhất: Tương tự cách tính như trên nhưng trừ đi 11, ví dụ chu kỳ kinh nguyệt là 10 ngày, sau khi trừ đi còn 19 ngày. Tức là từ ngày từ 7 đến ngày 19 trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ là thời gian dễ thụ thai nhất.
Tuy nhiên, để có kết quả chính xác bạn cần theo dõi ít nhất chu kỳ kinh nguyệt của mình 8 tháng liên tục và phương pháp này không đem lại hiệu quả chính xác tuyệt đối.
Đọc thêm kiến thức về Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính và ngày an toàn trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Sử dụng que thử trứng rụng:
Nguyên lý hoạt động của que thử trứng rụng với tác dụng kiểm tra lượng hormone luteinizing hormone (LH) có trong nước tiểu. Khi có báo hai vạch cho biết rằng kết quả này là dương tính và bạn đang rụng trứng. Tuy nhiên, cách sử dụng que thử trứng rụng khá phức tạp, chưa kể bạn cần theo dõi thời điểm que thử cho kết quả âm tính đến lúc bắt đầu chuyển sang dương tính để có thể có kết quả chính xác nhất.
Hướng dẫn đọc kết quả que thử trứng rụng như sau:
1 vạch là bạn không rụng trứng.
Nếu 2 vạch màu gần tương đương nhau là bạn sắp đến ngày rụng trứng.
Xuất hiện 2 vạch, vạch trên nhạt hơn nhiều so với vạch dưới thì bạn sắp rụng trứng, thời điểm rụng trứng trong khoảng 24 tiếng.
2 vạch, vạch trên mờ dần là thời điểm bạn đã rụng trứng, càng mờ là thời gian rụng trứng càng lâu.
- Siêu âm xác định ngày trứng rụng:
Ngoài 2 biện pháp trên thì siêu âm noãn trứng cũng là cách giúp phát hiện ngày trứng rụng chính xác. Đây được biết là phương pháp xác định chính xác nhất và đặc biệt được áp dụng đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc đang mong muốn mang thai.
Tuy nhiên, muốn thực hiện siêu âm xác định ngày rụng trứng bạn cần lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và an toàn. Bác sĩ thông qua kết quả siêu âm sẽ phân tích xem trứng đã rụng hay chưa và thời gian quan hệ tình dục đem lại khả năng thụ thai cao nhất.
Thời gian rụng trứng là khi nào được rất nhiều phụ nữ quan tâm. Hi vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về thời gian rụng trứng để quyết định thời điểm quan hệ tình dục an toàn hay có con một cách phù hợp nhất.
Làm 'chuyện ấy' khi tắm: 3 sự thật cần biết Nếu bạn có ý định làm 'chuyện ấy' khi tắm, bạn không thể bỏ qua bài viết này. Nhiều bộ phim nước ngoài có những cảnh quan hệ tình dục trong phòng tắm. Chắc chắn, ý tưởng quan hệ tình dục dưới vòi sen có thể là một ý tưởng gợi tình và lãng mạn, nhưng nó an toàn đến mức nào? Nếu...