Mẹo dùng quạt và điều hoà để trẻ không ốm
Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với mội trường xung quanh, vì thế các bậc cha mẹ hãy thật chú ý khi sử dụng các thiết bị làm mát để tránh bệnh tật cho bé.
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Lưu ý quan trọng đầu tiên là bạn hãy vệ sinh máy lạnh định kỳ. Có rất nhiều loại nấm mốc, mầm bệnh, bụi bẩn lưu trú trong máy điều hòa. Chắc bạn không muốn con bạn bị lây nhiễm bệnh từ luồng khí mát thổi xuống. Ngay cả không gian trong phòng cũng phải thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng khí khi không sử dụng điều hòa.
Thời gian sử dụng điều hòa. Với trẻ nhỏ việc ngồi trong phòng điều hòa suốt ngày không thực sự tốt. Bởi thời gian ngồi điều hòa càng lâu sẽ khiến cho khô da và khô họng trẻ. Tốt nhất cứ khoảng 2 – 3 giờ, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần. Mẹ không nên để trẻ trong phòng điều hòa liên tục 4 giờ.
Ảnh minh họa
Không nên để nhiệt độ trong nhà quá thấp để tránh lãng phí điện năng, tránh gặp phải các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm lạnh…Theo khuyến cáo chỉ nên chênh lệch dưới 10 độ C (tốt nhất là 7 độ) và không nên dưới 20 độ C. Ví dụ nhiệt độ ngoài trời là 36 độ, nhiệt độ trong phòng nên đặt ở mức 26 – 28 độ. Bạn có thể sử dụng thêm quạt điện, như vậy sẽ đạt hiệu quả cao và tiết kiệm điện.
Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa. Không nên để hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì sẽ khiến trẻ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng. Sử dụng thêm quạt thông gió khi bật điều hòa sẽ giúp không khí được cân bằng tự nhiên hơn.
Video đang HOT
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Việc bạn đưa bé từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến bé bị đau họng. Do đó, trước khi đưa bé từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, bạn nên chuyển bé sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10-15 phút; cuối cùng, bạn mới nên đưa bé ra ngoài trời.
Khi không sử dụng điều hòa, bạn nên mở phòng của bé cho thoáng khí.
Bổ sung thêm nước cho trẻ. Nhiều trẻ chơi trong phòng điều hòa mát mẻ nên quên cả uống nước. Thực ra càng ở phòng điều hòa, bạn càng phải khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tránh hiện tượng mất nước. Hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở.
Sử dụng quạt hợp lý: Tương tự như điều hòa, bạn không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của bé. Bạn có thể bật quạt hướng thẳng vào tường, phía chân của bé khi bé ngủ. Ở vị trí này, hơi mát từ quạt có thể lan tỏa khắp phòng và khiến bé ngủ ngon.
Tạo độ ẩm trong phòng: Điều hòa thường làm cho da trẻ khô nên khi sử dụng, bạn cần đặt một chậu nước trong phòng hoặc máy phun hơi nước tạo ẩm để tránh khô da và ngạt mũi cho trẻ.
Để tránh khô mũi, bạn nên thường xuyên nhỏ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể.
Ảnh minh họa
Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam, nước chanh…
Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.
Kiến thức
Những điều chưa biết về cảm lạnh
Nghẹt mũi, hắt hơi, nhức đầu... là những triệu chứng của cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây về cảm lạnh có thể khiến bạn bất ngờ.
Trà thảo dược thích hợp với người bị cảm lạnh - Ảnh: Shutterstock
Mất khoảng 48 giờ để lây nhiễm và gây bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng trên có nghĩa cơ thể bạn đã bị vi rút thâm nhập. Theo các chuyên gia, phải mất khoảng 2 ngày cảm lạnh mới có thể xâm nhập vào màng tế bào và gây ra các triệu chứng. Tiến sĩ Ron Eccles, Giám đốc Trung tâm cảm lạnh thông thường tại Đại học Cardiff (Anh), cho biết vi rút cảm lạnh thường không gây sốt ở người lớn, nhưng đột ngột khởi phát, sốt và ho là những dự đoán chính xác của bệnh cúm.
Thể dục - "vũ khí" chữa bệnh. Uống thuốc chưa hẳn là cách tốt nhất để chữa cảm lạnh. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Appalachian State (Mỹ) đã chứng minh tác dụng tích cực của việc tập thể dục đối với cảm lạnh. Khi vận động, máu sẽ có cơ hội luân chuyển đều đặn khắp cơ thể cũng như có thể di chuyển các tế bào miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Đi bộ ít nhất 30 phút/lần, khoảng 5 lần như vậy mỗi tuần, được xem là cách giúp chống lại cảm lạnh khi thời tiết thay đổi.
Thức khuya khiến bệnh nặng thêm. Bạn ngủ được bao nhiêu tiếng trong một đêm? Nếu ít hơn 7 tiếng, khả năng bị cảm lạnh tăng lên gấp 3 lần. Nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon (Úc) đăng trên tạp chí Archives of Internal Medicine khuyến cáo chúng ta nên sử dụng thời gian trên giường một cách hiệu quả nếu muốn chống lại vi rút cảm lạnh. Để ngủ ngon, các chuyên gia giấc ngủ khuyên cần tắt ti vi cũng như bớt ánh sáng xung quanh.
Vitamin C có hiệu quả? Theo đánh giá của hơn 30 nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc và Đại học Helsinki (Phần Lan), vitamin C không có tác dụng ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh. Bạn có thể chọn cách uống trà thảo dược với một lát chanh và một muỗng cà phê mật ong để làm dịu cơn đau ở cổ.
Vi rút cảm lạnh có thể gây béo phì. Trong nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Pediatrics, trẻ em bị nhiễm adenovirus 36, một loại vi rút cảm lạnh thông thường có thể gây tăng cân quá mức và làm rối loạn quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên không phải tất cả các vi rút đều gây ra vấn đề cân nặng.
Mỗi người bị khoảng 200 lần cảm lạnh trong đời. Theo ước tính, cho đến ngày sinh nhật lần thứ 75, bạn có thể đã trải qua 200 lần bị cảm lạnh. Các chuyên gia tin rằng điều này xảy ra là do những người lớn tuổi đã tiếp xúc với phần lớn các vi rút cảm lạnh liên tục tuần hoàn. Trẻ em thường bị cảm lạnh từ 4 - 8 lần một năm.
Cảm lạnh khó lây nhiễm. Thực tế, vi rút cảm lạnh phải có các điều kiện lý tưởng mới có thể lây nhiễm, vì vậy nếu ai đó nghĩ rằng bắt tay với một người đang cảm lạnh sẽ bị lây bệnh là không chính xác. Nghiên cứu gần đây tại Đại học Cardiff chứng minh người khỏe mạnh ở chung phòng với người cảm lạnh cũng rất khó để bệnh lây truyền.
Theo TNO
Những lý do khiến bé khó ngủ Ngủ ngày ít, bố mẹ quen ru dỗ hay ngạt mũi, khó thở... đều có thể khiến trẻ không ngon giấc. Dưới đây là những lý do phổ biến khiến trẻ không ngủ ngon vào ban đêm và các gợi ý giúp bạn khắc phục, theo Webmd: Bé còn quá nhỏ Trẻ vừa sinh ra đã bắt đầu ngủ thẳng đêm chỉ là...