Mẹo dọn nhà thông minh của người Nhật bạn có thể tham khảo
Hãy cùng tìm hiểu 6 phương pháp thông minh của người Nhật sau đây để dọn nhà không còn là nỗi ám ảnh mỗi cuối tuần.
1. Tạm biệt những đồ không cần thiết
Cách đầu tiên để dọn nhà chính là bỏ đi những đồ không cần sử dụng. Con người có xu hướng khó khăn trong việc vất bỏ, mà thay vào đó là mong muốn có thêm. Chính vì suy nghĩ vậy mà nhà bạn mỗi ngày thêm chật vì chẳng thể quyết tâm bỏ đi những món đồ hết tác dụng.
Bạn hoàn toàn có thể gom những món đồ không cần thiết đó lại và đem đi từ thiện. Vì đôi khi đồ chúng ta không cần, người khác lại còn thiếu. Đồ họa: Đức Mạnh
2. Sắp xếp trình tự dọn dẹp
Người Nhật ưu tiên thứ tự dọn dẹp sau: đầu tiên là đồ mặc (áo quần, túi mũ, giày dép…); sau đó là giá sách, các loại giấy tờ; nối tiếp là các món đồ nhỏ khác theo từng người chọn và sau cùng là dọn dẹp đồ lưu niệm.
Bạn hoàn toàn có thể tự sắp xếp trình tự tùy theo ngôi nhà của mình. Việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, dọn dẹp hiệu quả hơn mà không tốn thời gian phân vân xem làm gì khi trước mặt là một mớ hỗn độn.
3. Không dọn phòng mà chỉ dọn đồ
Video đang HOT
Thông thường, bạn sẽ dọn nhà theo thứ tự phòng như phòng khách đến phòng ngủ, bếp, nhà tắm,… Tuy nhiên, với người Nhật đó chưa phải tối ưu bởi chỉ sau ít phút là mọi thứ sẽ bày bừa từ phòng này qua phòng khác.
Thay vào đó, người Nhật chọn dọn dẹp theo loại đồ như quần áo, sách vở, tranh ảnh,… Nếu bạn đề ra được loại đồ cần dọn như vậy thì hiệu quả công việc sẽ tăng cao.
4. Cố định vị trí đồ vật
Người Nhật cho rằng việc cố định một đồ vật này luôn ở một vị trí xác định sẽ giúp cho việc dọn dẹp nhanh hơn. Khi tìm một món đồ, bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc tìm xem nó đáng lẽ phải ở đâu. Ví dụ như mũ bảo hiểm luôn treo ở trên giá giày, chìa khóa luôn ở kệ…
Việc cố định một đồ vật này luôn ở một ví trí xác định sẽ giúp cho việc dọn dẹp nhanh hơn. Đồ họa: Đức Mạnh
5. Sắp xếp đồ theo chiều dọc
Tác giả Mari Kondo từng đề cập, sắp xếp đồ vật cùng chủng loại theo chiều dọc sẽ giúp bạn quản lý dễ dàng, dọn dẹp tiện lợi và tăng tuổi thọ sử dụng.
Ví dụ như thay vì gấp quần áo nằm ngang hay xếp chồng, bạn có thể cuộn lại và đặt theo chiều dọc. Điều dễ nhận thấy nhất là việc tìm và lấy ra sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Sắp xếp đồ vật cùng chủng loại theo chiều dọc sẽ giúp bạn quản lý dễ dàng, dọn dẹp tiện lợi và tăng tuổi thọ sử dụng. Đồ họa: Đức Mạnh
6. Giữ trạng thái tích cực với mọi thứ
Điều này nghe có vẻ không liên quan nhưng sự thực là vậy. Khi bạn cảm thấy không thoải mái, bực dọc thì nhìn mọi thứ xung quanh sẽ luôn tiêu cực. Bạn sẽ chẳng còn muốn giữ mọi thứ ngăn nắp mà thay vào đó là vứt bừa bộn, lung tung mọi nơi. Nhưng nếu tâm trạng tích cực thì bạn sẽ luôn trân trọng và giữ gìn chúng. Ngôi nhà của bạn sẽ bớt lộn xộn hơn rất nhiều và không còn phải toát mồ hôi khi dọn dẹp.
Giữ tâm trạng tích cực sẽ góp phần không nhỏ trong việc giữ ngôi nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ. Đồ họa: Đức Mạnh
Sạch sẽ - phong thủy tốt nhất cho gia đình
Nhà văn Masuda Mitsuhiro (Nhật Bản), từng viết: "Nếu căn phòng của bạn bừa bộn, tôi rất tiếc phải nói với bạn rằng mọi may mắn và mơ ước của bạn đều sẽ bị trôi mất".
Người Trung Quốc có câu: "Không dọn nhà, sao dẹp được thiên hạ".
Đôi khi bạn cho rằng cuộc sống bên ngoài xã hội mới là quan trọng, cửa nhà đóng lại là xong, ai biết đấy là đâu. Nhưng không phải vậy. Sự sạch sẽ của một gia đình mang đến cảm giác khác biệt, cũng gián tiếp tiết lộ hoàn cảnh sống của chủ nhân ngôi nhà.
Cách bạn đối xử với ngôi nhà của mình là cách bạn đối xử với cuộc sống của mình.
Ảnh: Aboluowang.
Một nghiên cứu từng chỉ ra rằng, một gia đình có nhà cửa bừa bộn, lôi thôi thì không thể nuôi dạy những đứa trẻ có triển vọng. Đơn giản là vì, thói quen của cha mẹ là cách dạy dỗ tốt nhất, có tác động mạnh nhất đến con cái. Cha mẹ có yêu cầu cao với bản thân sẽ không cho phép ngôi nhà quá bừa bộn, con cái cũng vì thế mà không thể dễ dãi với chính mình.
Một căn phòng bừa bộn có thể bộc lộ một số vấn đề, ví dụ như những người trong gia đình tương đối lười biếng, gia chủ tương đối xuề xòa, hay các thành viên đều không yêu tổ ấm, không muốn chăm chút cho nó. Ngoài ra, cách một người đối xử với ngôi nhà của mình cũng gián tiếp bộc lộ thái độ của họ đối với cuộc sống của chính bản thân người đó là cầu kỳ hay xuề xòa, dễ dãi hay tỉ mỉ...
Dọn nhà cũng giúp điều chỉnh tâm trạng và tăng cường sức khỏe. Một người thường dọn dẹp nhà thay vì nằm ườn ra mỏi mệt sau giờ làm, cũng chính là để thu dọn nội tâm cáu kỉnh của chính mình, giúp tinh thần thư giãn hơn.
Một nghiên cứu do giáo sư NiCole R. Keith, Đại học Indiana (Mỹ) thực hiện chỉ ra rằng những người có nhà sạch sẽ khỏe mạnh hơn những người có nhà bừa bộn. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí khoa học Personality and Social Psychology Bulletin cũng chỉ ra, những phụ nữ mô tả không gian sống của họ lộn xộn, bừa bãi có nhiều khả năng bị trầm cảm và mệt mỏi hơn những phụ nữ mô tả ngôi nhà của họ là yên tĩnh, sạch sẽ. Một cuộc khảo sát do Tổ chức Giấc ngủ quốc gia (Anh) thực hiện cho thấy những người dọn giường mỗi sáng có khả năng có được một giấc ngủ ngon hơn 19%. Những người được khảo sát cũng cho biết những lợi ích từ việc có ga trải giường sạch sẽ. 75% người được hỏi cho biết họ sẽ có một đêm nghỉ ngơi tốt hơn khi ga trải giường của họ được giặt sạch sẽ, bởi họ cảm thấy thoải mái hơn.
Đại học Harvard từng làm một nghiên cứu và đi đến kết luận cụ thể về ích lợi của việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ với trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu này, hầu hết những đứa trẻ thích làm việc nhà từ nhỏ đều có triển vọng hơn khi lớn lên. Điều này không chỉ bởi vì làm việc nhà giúp cải thiện khả năng thực hành của trẻ. Nó còn giúp khả năng tổng kết và sắp xếp, làm dịu tâm hồn và điều hòa cảm xúc của trẻ. Thêm vào đó, nó ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân trong gia đình. Một gia đình mà các thành viên thường xuyên làm việc nhà cùng nhau sẽ có nhiều hạnh phúc hơn.
Hơn cả các yếu tố siêu hình, sạch sẽ là phong thủy tốt nhất cho một gia đình.
Nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp là phong thủy tốt, phòng ốc sáng sủa là có phúc khí. Chưa cần phải rộng rãi, nhà ban đầu cần là nơi khiến mọi người cảm thấy dễ chịu, khơi dậy nhiệt huyết và làm cho mọi người mong muốn được trở về. Đó chính là bước đầu tiên dẫn đến một cuộc sống bình an, sau đó là thành công và hạnh phúc.
Nhà gỗ Machiya: Không gian sống truyền thống đậm chất cố đô Được gọi là "hang lươn", nhà gỗ truyền thống machiya là nơi người dân ở cố đô Nhật Bản vừa kinh doanh, vừa sinh sống. Khoảnh vườn nhỏ là yếu tố không thể thiếu trong thiết kế nhà gỗ machiya. Ảnh: Nippon Những ngô nhà phố machiya của Kyoto không chỉ toát lên vẻ tinh tế về mặt thẩm mỹ mà còn là...