Mẹo dân gian cai sữa hiệu quả
Cai sữa cho bé khiến nhiều bà mẹ trẻ đau đầu. Làm sao để cai sữa cho bé mà vẫn đảm bảo sức khỏe cũng như đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé phát triển và đặc biệt là tránh tình trạng bé quấy khóc đòi bú.
Bài viết dưới đây sẽ mách bạn những mẹo cai sữa đơn giản từ dân gian được rất nhiều chị em áp dụng.
Mẹo dân gian cai sữa hiệu quả. Ảnh Internet
Bỏ một cỡ bú: Việc làm này tưởng chừng đơn giản mà lại rất hiệu quả. Bỏ qua một cữ bú trong ngày và quan sát phản ứng của bé thử một vài hôm. Với cách cai sữa này, bạn cần chuẩn bị một bình sữa thay thế từ chính sữa của bạn được hút ra bình, sữa công thức hoặc sữa bò hoặc các loại sữa pha sẵn khác. Tuy nhiên, các loại sữa pha cần phải đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe của bé.
Với cơ thể mẹ cũng vậy, cách này cũng giúp nguồn cung cấp sữa của mẹ tự điều chỉnh và giảm đi theo, mẹ sẽ tránh được nguy cơ căng sữa và viêm tuyến vú. Việc bỏ một cỡ bú cũng khiến trẻ quen dần và quên đi thói quen đòi bú mẹ.
Cách ly bé với mẹ: Không cho bé ngủ với mẹ hoặc gửi bé về nhà người thân chăm sóc giúp trong vài ngày.
Buộc tóc rối hoặc dán băng dính đen vào đầu ti: Buộc/ dán tóc rối hoặc cắt băng dính đen, dán vào đầu ti thành hình chữ thập. Mỗi lần bé muốn ti, mẹ hãy nói với bé: “Ti mẹ bị đau, nên mẹ phải băng vào. Con có thương mẹ không?” Một số bé thương mẹ sẽ gật đầu quay đi.
Dùng son bôi lên ti: Nếu bé đòi ti, mẹ sẽ nói: “Ôi, ti mẹ đau quá, chảy máu rồi”. Bé sẽ thương mẹ mà không đòi bú nữa. Cứ như thế khoảng vài hôm, mẹ cương quyết không cho bé bú là sẽ cai được ngay.
Giảm thời gian cho bú: Thay vì bỏ cữ bú, bạn hãy cho bé bú ngắn hơn trong mỗi cữ bú. Đây là cách cai sữa cho trẻ khá hay. Nếu bình thường mỗi cữ bé bú trong 5 phút, giờ bạn hãy thử chỉ cho bé bú trong 3 phút thôi. Thay cho khẩu phần sữa giảm đi do thời gian bú không đủ, bạn hãy bổ sung cho bé một cữ ăn dặm (đối với bé từ 6 tháng tuổi) hoặc sữa công thức.
Cữ bú tối trước khi đi ngủ là khó thay đổi nhất, vì vậy bạn hãy kiên nhẫn, bé sẽ không thể ngon giấc nếu không được bú đủ.
Trì hoãn và làm trẻ phân tâm: Cách cai sữa cho con này chỉ áp dụng khi con bạn đã lớn (hơn 1 tuổi). Hãy đặt giới hạn cho mình chỉ cho bé bú đôi ba cữ mỗi ngày. Nếu bé tìm và đòi vú mẹ, hãy tìm cách trì hoãn với một lý do nào đó để làm bé phân tâm kèm với một lời hẹn sẽ cho bé bú sau. Chẳng hạn, nếu bé đòi bú mẹ vào ban chiều, bạn có thể hứa với bé rằng bạn sẽ cho bé bú trước giờ đi ngủ.
Lưu ý:
Video đang HOT
Khi bạn cảm thấy đầu của bé đã cứng cáp, người lớn không cần dùng tay đỡ sau gáy.
Bé có thể ngồi vững mà không cần sự trợ giúp
Bé thấy khó chịu sau khi bú sữa mẹ, hứng thú khi thấy người khác ăn hoặc thường xuyên tỉnh giấc đòi ăn.
Với 6 cách cai sữa cho bé hiệu quả nhanh nhất an toàn không đau từ mẹo dân gian trên đây chắc chắn các bé yêu nhà bạn sẽ không đòi bú mẹ nữa và thế là các mẹ đã cai sữa thành công cho bé.
Cậu bé 10 tuổi lao vào mẹ vạch áo đòi bú bằng được, còn người mẹ chỉ đành "bất lực" vì không cai nổi sữa cho con
Bé trai này năm nay đã lên 10 tuổi nhưng vẫn giữ thói quen bú mẹ 4 lần/ngày.
Vẫn biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trẻ. Nhưng đến một thời điểm thích hợp, trẻ cần phải cai sữa để đảm bảo sự phát triển bình thường về thể chất và tâm sinh lý. Cha mẹ tốt nhất nên cai sữa cho bé trong khoảng từ 18 tháng - 2 tuổi.
Dẫu vậy, vẫn có tình trạng đứa trẻ quá khó khăn để cai sữa mà người mẹ thì luôn mềm lòng, thương con, thành ra những bà mẹ này mãi không thể dứt sữa cho bé được.
Mới đây, hình ảnh một cậu bé đã lớn tướng song vẫn lao vào vạch áo mẹ đòi bú đã thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng mạng Trung Quốc. Xem xong những hình ảnh ấy, ai nấy phải thốt lên: "Thật không thể tin được!".
Cậu bé lớn tướng nhưng vẫn đòi bú mẹ.
Theo những thông tin được chia sẻ, bé trai này năm nay đã lên 10 tuổi nhưng vẫn giữ thói quen bú mẹ 4 lần/ngày. Ngoài ra, cậu bé vô cùng quấn quýt mẹ, hễ đi học về là phải bám lấy mẹ không rời.
Cậu bé thường tự vạch áo mẹ tìm ti để bú sữa. Nếu bà mẹ không cho thì bé trai sẽ khóc đòi bằng được. Thậm chí đứa trẻ còn tự làm đau mình như đập đầu vào tường, lăn lộn trên đất... để mẹ thương và phải nhượng bộ.
Chính vì lẽ đó, bà mẹ này không thể cứng rắn ép con cai sữa. Cô sợ con tự làm mình bị thương hoặc gặp tai nạn nếu không được bú nữa. Nhiều lúc cô không có sữa nhưng con trai vẫn đòi bú. Đến nỗi, vào ban đêm cậu bé 10 tuổi này phải ngậm ti mẹ như những em bé vài tháng tuổi mới có thể ngủ ngon.
Nhiều lúc bà mẹ không có sữa nhưng con trai vẫn đòi bú.
Tình trạng ấy kéo dài khiến bà mẹ ấy lo lắng nên đã đưa con đi khám bác sĩ. Cậu bé được bác sĩ kết luận mắc một chứng rối loạn tâm lý liên quan đến việc "nghiện" sự tiếp xúc da - da. Lý do chính bởi bà mẹ này cai sữa quá muộn cho con. Nếu không lập tức cai sữa cho đứa trẻ thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý, tinh thần của bé. Người mẹ nghe thế mới hốt hoảng, quyết định phải cai sữa cho con bằng mọi giá.
Cha mẹ cần làm gì khi con khó cai sữa?
1. Quyết tâm
Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để mẹ cai sữa thành công cho con. Dù con phản ứng thế nào thì mẹ không bao giờ được mềm lòng, nhượng bộ con. Bởi nhượng bộ một lần sẽ có những lần tiếp theo, việc cai sữa cuối cùng chẳng đi đến đâu mà chỉ khiến con càng thêm phản ứng mạnh khi không còn được bú mẹ nữa.
Một số biện pháp giúp việc cai sữa dễ dàng hơn:
- Dậy sớm hơn bé: Trước khi bé thức dậy, bạn cần dậy trước con để bé không có cơ hội tìm thấy mẹ trên giường để nhèo nhẽo đòi bú.
- Thay đổi thói quen của bé: Bạn có thể thay đổi thói quen hàng ngày của bé một cách hợp lý, ví dụ đến cữ bú của con bạn hãy đưa bé ra ngoài đi bộ để bé quên đi việc bú mẹ.
- Nhờ sự giúp đỡ của chồng: Khi bé thức dậy vào giữa đêm đòi ăn, bạn có thể nhờ chồng hoặc người thân khác trong gia đình chăm sóc bé giúp mình. Điều này có thể làm giảm sự phụ thuộc của bé vào mẹ và giúp việc cai sữa dễ dàng hơn.
Quyết tâm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để mẹ cai sữa thành công cho con. (Ảnh minh họa)
- Dần dần giảm thời gian cho con bú: Nếu bạn muốn cai sữa cho bé, bạn nên giảm dần thời gian cho con bú của bé, đặc biệt là thời gian cho con bú trước khi đi ngủ. Bạn có thể sử dụng các phương pháp khác để chuyển sự chú ý của bé, như kể chuyện và hát.
- Học cách thay thế sữa mẹ bằng đồ ăn nhẹ: Sau 6 tháng, em bé của bạn có thể bắt đầu ăn các loại thực phẩm bổ sung. Nếu bé ầm ĩ đòi bú, bạn có thể sử dụng đồ ăn nhẹ phù hợp với lứa tuổi của con để thu hút, đánh lạc hướng bé.
- Thử giao tiếp với bé: Khi bé có thể hiểu lời nói của bố mẹ, bạn hãy nói với bé rằng bé đã lớn, việc bú mẹ là rất xấu, đồng thời mang những bé đã cai sữa khác làm gương cho con học hỏi theo.
- Tránh thay quần áo trước mặt bé: Đừng thay quần áo trước mặt con, bởi nếu bé nhìn thấy bầu vú mẹ chắc chắn bé sẽ càng khó quên việc bú sữa.
- Tạo cơ hội để bé chơi đùa nhiều hơn với bố: Khi bé được chơi đùa với bố nhiều hơn, bé sẽ dần "lãng quên" mẹ cùng với việc bú sữa của mình. Đừng coi thường người đàn ông trong khoản chăm con, họ có những sáng kiến chơi với con hữu ích và hay ho lắm đấy!
2. Cho con đủ yêu thương
Việc cho con bú không chỉ là cho bé ăn mà còn là sợi dây gắn kết tình cảm mẹ con, khiến bé cảm thấy an toàn. Đột nhiên không còn được bú mẹ nữa làm bé mất đi đáng kể cảm giác an toàn. Chính vì thế, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để chơi đùa, vỗ về con, cung cấp cho trẻ sự ấm áp và yêu thương. Điều đó giúp bé không còn bị bất an, dễ dàng chấp nhận việc cai sữa hơn.
3. Can thiệp sớm
Nếu con quá khó cai sữa, đến 3 tuổi mà bé vẫn đòi bú mẹ thì cách tốt nhất là cha mẹ hãy đưa con đến các cơ sở y tế để nhận được sự tư vấn, điều trị tốt nhất từ các bác sĩ có chuyên môn. Bạn nên nhớ, việc này can thiệp càng sớm càng tốt, để lâu sẽ càng nguy hại đến sự phát triển của bé.
'Cười té ghế' 1001 kiểu trông con của bố mẹ thời COVID-19 Trong thời gian cách ly xã hội, nhiều ông bố bà mẹ sáng tạo những cách trông con mới lạ để có thể yên ổn làm việc từ xa. Bức ảnh kèm dòng chú thích "Trông con một lát để em đi nấu cơm..." của tài khoản Bùi Trung Tiến khiến nhiều người đồng cảm. (Ảnh: Bùi Trung Tiến) Dán băng dính để...