Mẹo cực hay để không còn đau khi mọc răng khôn
Bạn thường bị đau khi mọc răng khôn, vậy hãy sử dụng những mẹo hay dưới đây để loại bỏ mọi khó chịu ấy nhé!
Mẹo cực hay để không còn đau khi mọc răng khôn.
Giữ sạch vùng khoang miệng
Khi mọc răng khôn nó sẽ rất đau, tấy đỏ và sưng lên, thời điểm này rất dễ bị nhiễm trùng, chính vì thế bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) để sau khi ăn để răng miệng luôn được sát trùng sạch sẽ.
Ngoài ra bạn nên dùng nước sát trùng rửa trực tiếp vào chỗ mọc răng khôn khoảng 15 phút, ngày làm 2 lần.
Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau
Khi mọc răng khôn thường có thể kèm theo các trạng thái như mệt mỏi, sốt, sưng đau lên chính vì thế bạn nên dùng các loại thuốc kháng sinh loại nhẹ để giảm bớt cơn đau và làm theo các chỉ định của bác sĩ.
Nước muối ấm
Trộn một muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm và súc miệng. Muối có đặc tính chữa bệnh tự nhiên. Nó giúp làm dịu các mô bị kích thích và tống vi khuẩn, giúp giảm cơn đau răng.
Hành tây
Video đang HOT
Nếu có thể, bạn nên nhai hành tây vì chúng giúp giảm đau nhanh. Hoặc cắt một lát nhỏ hành tây và để trên chỗ răng đau.
Dùng tỏi
Sử dụng tỏi: Dùng 1 nhánh tỏi đập nát 1 chén nước nhỏ 1 ít muối sau đó hòa tan vào với nhau. Dùng dung dịch này thấm lên vùng bị đau sẽ có tác dụng giảm đau rất tốt.
Nghiền một tép tỏi và thêm một ít muối, sau đó đắp lên răng đau. Ngoài ra, bạn có thể nhai một hoặc hai tép tỏi để giảm đau.
Mẹo hay
Dùng đá lạnh chườm lên vùng mu bàn tay giữa ngón cái và ngón trỏ cũng có tác dụng giảm đau. Vì đây là nơi dây thần kinh có thể gây kích thích một vùng của não, ngăn chặn cơn đau nếu được tác dụng vào nó.
Theo Khoevadep
7 nhóm bệnh phổ biến có thể được phát hiện qua mắt của bạn
Khám mắt định kì có thể giúp bạn sớm phát hiện rất nhiều nhóm bệnh phổ biến nhưng lại không liên quan đến thị giác mà bạn không ngờ tới trước đó.
Đôi mắt bạn không chỉ có "nhiệm vụ" để bạn nhìn thấy mọi thứ mà nó cũng có thể cung cấp các dấu hiệu liên quan đến những bệnh khác mà bạn đang mắc. "Bệnh tiểu đường, bệnh tim, các vấn đề về tuyến giáp, viêm khớp, lupus và thậm chí cả một số bệnh ung thư nhất định... cũng có thể được phát hiện thông qua những bất thường ở đôi mắt", Tiến sĩ Douglas Rhee, Chủ nhiệm khoa Mắt và Khoa học trực quan tại Bệnh viện Đại học Y ở Cleveland (Mỹ).
Vì vậy, bạn đừng bỏ qua bất kì dấu hiệu bất thường nào của mắt để có thể sớm phát hiện các bệnh mà mình có nguy cơ mắc phải nhé.
Dưới đây là 7 nhóm bệnh phổ biến không liên quan đến mắt nhưng lại có biểu hiện ở mắt và có thể được phát hiện thông qua những lần khám mắt định kì của bạn.
Ảnh minh họa
1. Tiểu đường
Khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường huyết tăng cao có thể khiến cho dịch di chuyển tới mắt và thủy tinh thể từ đó cũng thay đổi kích thước. Từ đó, thị lực của bạn cũng bị suy giảm theo, dẫn đến mờ mắt.
Tiến sĩ Rhee nói: "Những bệnh nhân tiểu đường nếu không điều điều trị sớm có thể dẫn đến bị mù và phải phẫu thuật vì lượng đường trong máu quá cao là nguyên nhân khiến người bệnh bị suy giảm tầm nhìn". Vì vậy, nếu thấy mắt có dấu hiệu nhìn mọi thứ mờ đi, bạn nên đi khám để biết nguyên nhân có phải xuất phát từ bệnh tiểu đường hay không.
2. Bệnh tuyến giáp
Theo Tiến sĩ Rhee, bệnh nhân gặp nhóm bệnh phổ biến về tuyến giáp có thể thấy mắt bị phồng hoặc nhãn cầu lồi ra. Đặc biệt, các triệu chứng này càng rõ ràng hơn nếu họ đang đối phó với các bệnh rối loạn tuyến giáp.
3. Huyết áp cao
Bệnh huyết áp cao có thể được phát hiện thông qua các dấu hiệu ở mắt như xuất huyết mạch máu mới hoặc xuất huyết kết mạc. Nhưng theo Tiến sĩ Rhee, các bác sĩ nhãn khoa thì khi các bác sĩ nhãn khoa phát hiện những bất thường này ở mắt của bệnh nhân huyết áp cao thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng.
4. Bệnh tim
Một số xét nghiệm mắt - trong đó có kỹ thuật công nghệ cao là quét retina - có thể thấy những bất thường trong các mạch máu ở mắt, đây lại là một dấu hiệu của bệnh tim. Nếu bác sĩ nhãn khoa của bạn thấy những thay đổi trong độ rộng của các mạch máu hoặc các mạch máu có phân nhánh bất thường, bác sĩ sẽ cảnh báo bạn có thể có nguy cơ bị đau tim.
"Đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy mảng bám bên trong mắt - mảng bám động mạch, đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh tim. Nó sẽ cản trở cả tầm nhìn của bạn" Tiến sĩ Rhee nói. Vì vậy, bạn nên đi khám sớm nếu thấy xuất hiện dấu hiệu này.
Ảnh minh họa
5. Rối loạn tự miễn dịch
Nhóm bệnh phổ biến liên quan đến rối loạn tự miễn bao gồm lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng... có thể được phát hiện qua những kì kiểm tra mắt thường xuyên bởi các bệnh này thường gây ra biến chứng là viêm võng mạc. Sưng các dây thần kinh thị giác, mờ mắt hoặc mắt có những lốm đốm... cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng, theo Tiến sĩ Rhee chia sẻ.
6. Ung thư và các khối u
Mắt lồi to, mí mắt xệ hoặc chùng xuống... cũng có thể được coi là các dấu hiệu của bệnh ung thư hoặc khối u. Các khối u hoặc bệnh ung thư này có thể phát triển trong mắt hoặc ở những nơi khác trong cơ thể. Tuy nhiên, "những người mới bị bệnh thường khó thấy các dấu hiệu này ở mắt. Khi các biểu hiện này dễ dàng được phát hiện qua các kì kiểm tra nhãn khoa thì có thể bệnh đã sang giai đoạn di căn", Tiến sĩ Rhee cho biết".
7. Cholesterol cao
Nếu trên mí mắt và vùng da quanh mắt bạn xuất hiện những bướu nhỏ hay mụn nổi li ti thì đó cũng có thể là dấu hiệu cholesterol cao. Ngoài ra, lượng cholesterol cao còn có thể biểu hiện ở những dấu hiệu khác trên mắt như: có những đốm màu trắng trong mí mắt, mộng mỡ trong lòng trắng mắt (pingueculas)...
Theo Ttvn
4 mẹo cực đơn giản giúp bạn không bị bệnh răng miệng Trong táo có chất cellulose (một loại hyđrat cácbon gồm các đơn vị đường glucose kết hợp), giúp làm sạch cầu răng lợi, phòng chống các bệnh về răng miệng. Táo có chất cellulose làm sạch cầu răng lợi, phòng chống các bệnh về răng miệng. Làm ướt miệng Nước bọt là vũ khí đầu tiên và quan trọng nhất chống lại các...