Mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản chỉ 2 ngày là khỏi
Những vết nhiệt miệng trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má thường gây cảm giác đau đớn khó chịu.
Đặc biệt, khi chúng đã trở thành những vết lở loét thì việc bạn nhai thức ăn hay nói chuyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, không cần dùng đến những loại thuốc đắt tiền, bạn hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà bằng các cách vừa đơn giản, tiết kiệm mà lại cực kỳ hiệu quả.
Nhiệt miệng khiến bạn luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu.
1. Nước súc miệng
Ngoài việc dùng nước muối, khi bị lở miệng, bạn cũng có thể súc miệng luân phiên bằng nước nóng và nước lạnh, hoặc chườm đá lên nơi có vết loét để giảm sưng. Bên cạnh đó, bạn có thể tự “chế tạo” những loại nước súc miệng khác từ các nhiên liệu sau:
Cùi dừa: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Hạt rau mùi: Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
Video đang HOT
Nước súc miệng từ hạt rau mùi rất có tác dụng .
Củ cải: Giã 300g củ cải sống, vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.
2. Các loại nước ngậm và bôi
Các mẹo chế biến dung dịch ngậm và bôi đơn giản sẽ giúp bạn “trừ khử” những vết nhiệt miệng, loét miệng chỉ trong 2-3 ngày.
Nước khế chua: Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước, đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Cà chua sống: Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp nhiệt miệng như thế này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
Ngậm chất chát trong miệng: Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh, vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.
Mật ong: Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước, đồng thời giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.
Cỏ mực (cỏ nhọ nồi): Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.
Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.
Đây đều là những nguyên liệu phong phú, rất dễ tìm thấy xung quanh chúng ta. Các bạn thử hãy thử áp dụng ngay để đánh bay vết nhiệt miệng nhé.
Theo Trí Thức Trẻ
Kinh nghiệm chữa nhiệt miệng bằng rau ngót của một đấng mày râu
Theo đó, tôi tự tước lá rau ngót tươi, rửa sạch. Sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Tiếp đó, tôi dùng tăm bông thấm hỗn hợp này và thoa vào chỗ sưng đau, lở trong miệng của mình.
Khi nghe đến phương pháp chữa nhiệt miệng đơn giản và rẻ bèo của tôi, tôi nghĩ nhiều người sẽ không tin. Nhưng quả thật, sau bao nhiêu loại thuốc trị nhiệt miệng đắt đỏ, tôi đã khỏi nhiệt miệng chỉ bằng mẹo đơn giản này đấy.
Tôi năm nay 29 tuổi và là nam giới. Thú thực, tôi rất ngại ngồi trên máy tính để lạch cạch gõ những dòng chia sẻ này. Nhưng do vợ tôi cứ động viên, bảo chia sẻ cho nhiều người cùng cảnh ngộ biết, để biết đâu, tôi có thể giúp ích được cho ai đó giống tôi thoát khỏi nhiệt miệng. Với tâm niệm đó, tôi đã ngồi chịu khó viết chia sẻ về kinh nghiệm chữa nhiệt miệng rất nhanh chóng mà hiệu quả của mình.
Uống thuốc tây y nhiều, miệng tôi còn bị loét và nhiệt kinh khủng hơn
Thế này ạ, cho tôi đi luôn vào việc chính mà không lòng vòng thêm nữa. Tôi bị nhiệt miệng phải gần 6 năm nay rồi. Tôi đã từng uống đủ các loại thuốc tây y đến đông y mà không thấy khá khẩm hơn. Thậm chí, uống thuốc tây y nhiều, miệng tôi còn bị loét và nhiệt kinh khủng hơn.
Tôi từng không ăn được, không nói được, không ngủ được vì bị nhiệt miệng. Một tháng có 30 ngày thì tôi phải chịu trận đau đớn với tình trạng bị nhiệt khoảng 20 ngày. Vì thế tôi rất chán nản và thường xuyên cáu gắt với vợ cũng như con gái nhỏ của chúng tôi.
Rồi một ngày, đi ăn cỗ cưới một người bà con đằng nhà vợ, do thiếu người mà tôi lại được chủ nhà xếp mâm cho ngồi cạnh một cụ bà khoảng 70 tuổi. Thấy tôi bị nhiệt miệng nên ăn uống không ngon, khểnh ăn, cụ ấy bảo tôi nên bôi lá rau ngót tươi lên vết loét nhiệt miệng này.
Không tin lời truyền miệng của cụ bà ấy lắm nhưng vì góc vườn nhà tôi lúc nào cũng có cây rau ngót nên tôi đã thử áp dụng đúng như lời cụ bà chỉ bảo. Nghĩa là, ngoài ăn canh rau ngót nấu với thịt nạc để mát và bổ, tôi còn thử dùng loại rau ngót để chữa nhiệt miệng nữa.
Theo đó, tôi tự tước lá rau ngót tươi, rửa sạch. Sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Tiếp đó, tôi dùng tăm bông thấm hỗn hợp này và thoa vào chỗ sưng đau, lở trong miệng của mình. Cứ thế, tôi bôi ngày 2-3 lần thấy vết loét vì nhiệt miệng giảm đáng kể.
Thấy vậy, tôi cứ áp dụng chăm sóc các vết nhiệt miệng này bằng mẹo đơn giản ấy trong 5 ngày liền. Tình trạng nhiệt miệng giảm rất nhiều. Ít ra các nốt nhiệt miệng không còn sưng đau hay lở loét nữa.
Cũng từ ngày điều trị nhiệt miệng thành công theo cách này lại thêm ăn canh rau ngót tuần 3 bữa nên tôi đã giã từ được với nhiệt miệng mà không thể vui sướng hơn.
Các bạn nếu từng khổ sở với tình trạng nhiệt miệng như tôi quanh năm thì hãy thử biện pháp này xem nhé.
Lưu ý:
- Nên sử dụng lá rau ngót sạch ngay trong vườn nhà mình để yên tâm khi điều trị nhiệt miệng nhé.
- Rửa rau ngót thật kỹ càng, sạch sẽ sau đó mới lấy lá giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong.
- Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Chỗ còn lại thì bạn có thể để trong tủ lạnh để thực hiện những lần tiếp sau.
Theo Phunutoday
Thảo dược được cho là mạnh hơn cả Viagra có nhiều ở Việt Nam Bạch tật lê thường dùng như một vị thuốc về mắt, y học cổ truyền Ân Độ lại dùng nó như một vi thuốc hỗ trợ về tình dục , cường dương, điều trị những người bị suy giảm tình dục. Mô tả vị thuốc Bạch tật lê là quả của cây Tật lê - một vị thuốc quen thuộc của đông y,...