Mẹo chữa loét miệng
Loét miệng tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng rõ ràng khi bị loét miệng thì thật chẳng dễ chịu chút nào. Những kiến thức cơ bản và những mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn xử lý nhanh chóng căn bệnh này.
Loét miệng là một bệnh lý thuộc về răng miệng thường gây ra cảm giác đau đớn nhất là khi bạn há miệng hay khi nhai.
Loét miệng xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong má. Thường thì loét miệng có thể nổi những nốt mụn đơn lẻ hay mọc thành từng đám. Nó thường có màu trắng hay vàng được bao quanh bằng quầng màu đỏ.
Nếu không điều trị loét miệng thường tự khỏi sau từ 7 đến 10 ngày.
Nguyên nhân thường thấy
- Do sự thiếu hụt những chất như sắt, vitamin, đặc biệt là vitamin B12 và vitamin C.
- Do việc vệ sinh răng miệng không đạt hiệu quả.
Video đang HOT
- Do dị ứng thức ăn.
- Do stress.
- Do bị viêm nhiễm vùng khoang miệng.
- Thiếu cân bằng hàm lượng hormon.
- Do bệnh đường ruột.
- Do da
Mẹo nhỏ
1. Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
2. Cầm một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh sẵn trên tay. Dùng hai cốc nước đó để súc miệng, lần lượt súc từ nước nóng đến nước lạnh.
3. Đun sôi 2 cốc nước lạnh, sau đó thêm vào 1 cốc lá cỏ cà ri. Bắc xuống khỏi bếp và vớt lá ra, để nguội dùng nước đó để súc miệng từ 2 đến 3 lần/ngày.
4. Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
5. Nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.
6. Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
Theo SKDS
Loét miệng - Dấu hiệu của bệnh nguy hiểm?
Tôi rất hay bị loét miệng, phải hơn một tuần mới liền. Xin hỏi, đó có phải là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào không, thưa bác sĩ?
Các vết loét trong miệng thường có màu trắng hay vàng, được bao quanh bằng quầng màu đỏ, xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong má. Đây chỉ là một bệnh lý thuộc về răng miệng, chứ không phải là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm như bạn nghĩ. Tuy nhiên, các vết loét thường gây ra cảm giác đau đớn, nhất là khi chúng ta ăn uống, thậm chí nếu mọc thành đám lớn còn gây sốt. Nguyên nhân gây loét miệng thường là do thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B12, vitamin C và chất sắt; thiếu cân bằng hormon, mắc bệnh đường ruột; vệ sinh răng miệng không đúng cách, bị viêm nhiễm vùng khoang miệng; dị ứng thức ăn; stress...
Ảnh minh họa (nguồn Internet).
Các vết loét này thường tự khỏi sau từ 7 - 10 ngày. Nhưng nếu để tự khỏi thì rất khó chịu, nên nếu thấy có dấu hiệu bị loét miệng, bạn thử áp dụng một số biện pháp sau: ngoài đánh răng ngày 2 lần bạn nên thường xuyên súc miệng với nước muối nhạt để làm sạch khoang miệng; uống nhiều nước, tăng thêm khẩu phần rau và trái cây giàu vitamin C như: cam, chanh, rau cải; uống vitamin B2 để niêm mạc miệng nhanh liền; chấm nhẹ nước magiê cacbonat lên chỗ viêm loét vài lần mỗi ngày; tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng có thể khiến tình trạng viêm loét trầm trọng hơn.
Theo PNO
Bệnh răng miệng ở trẻ em và những vấn đề liên quan Tật răng so le, một sự phù hợp xấu giữa răng hàm trên và hàm dưới, và sự lộn xộn của răng xuất hiện phổ biến ở những người có sự rối loạn phát triển. Gần 25% của hơn 80 những bất thường sọ và mặt mà có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng có liên quan đến sự phát...