Mẹo chế biến cua biển tươi sống
Mùa hè là mùa ăn cua biển, sau đây là một vài lời khuyên khi chế biến cua tươi sống
Cua xanh rất phổ biến
Cua xanh là loại cua rất phổ biến trong mùa hè. Nó thường dài 10 – 12 cm và có màu hơi xanh. Khi mua cua bạn nên hỏi kỹ người bán hàng để mua được đúng loại cua và mua được đồ tươi ngon.
Cua còn sống hoặc cua đông lạnh
Nếu mua cua cho bữa ăn gia đình thì hãy mua loại còn tươi sống, không nên mua cua đông lạnh. Nếu con nào chết thì nên bỏ đi chứ không nên tiếc mà cố dùng để nấu.
Bảo quản lạnh cua sống
Bạn nên chế biến cua khi chúng còn tươi sống và tốt nhất là ngay khi bạn mua về. Cua rất khó bảo quản và chúng rất dễ chết. Nếu bạn không chế biến cua ngay được thì bảo quản chúng trong một cái thùng lạnh, đặt ở nơi thoáng mát. Bạn hãy nhớ cho đá xuống dưới đáy thùng và cho một cái khay hoặc đĩa lên trên rồi mới để cua vào, tránh để cua trực tiếp vào đá, nó sẽ chết. Nắp thùng bạn nên hé một chút để có không khí lọt vào và nhớ chặn cái gì đó nặng lên trên để cua không bò ra ngoài được.
Video đang HOT
Mẹo vặt khi nấu cua
Cua còn sống có càng khỏe và cắp rất đau, bạn nên đeo găng tay dầy khi chuẩn bị món này.
1. Làm sạch cua
Trước khi nấu, bạn lấy cua ra khỏi thùng bảo quản, để ở nhiệt độ thường. Rửa sạch vỏ cua, càng, chân và bụng.
2. Bỏ ruột
Xé cua, tách phần mai ra và bỏ phần tam giác trong bụng cua đi, gạt gạch cua và trứng cua ra bát. Chỉ để lại phần thịt và các chân.
3. Chế biến cua
Có rất nhiều cách làm cua. Có hai cách thường thấy nhất, một là xào:cua xào me, cua xào tỏi, cua sốt cà chua… và cách thứ hai là nấu: cua nấu súp, nấu miến hoặc đơn giản hơn cả là bạn hấp cua lên và ăn với muối ớt.
Dù bạn chế biến cua theo cách nào thì hãy nhớ phần gia vị nên đơn giản để món ăn vẫn giữ được hương vị thịt cua thơm ngon vốn có.
Và bây giờ hãy tận hưởng món cua với chiếc kẹp nhỏ
Theo Tapchimonngon
Hấp hay luộc cua biển sẽ ngon hơn?
Cua biển rất nhiều chất dinh dưỡng. Vậy nên hấp hay luộc để đảm bảo chất dinh dưỡng trong cua không bị mất mà món ăn vẫn ngon?
Hấp cua là phương pháp tốt nhất
Xét về khía cạnh dinh dưỡng, thành phần dinh dưỡng trong cua rất là phong phú. Nếu luộc cua thì một lượng lớn dinh dưỡng sẽ tan vào nước làm giảm đi vị ngọt của cua.
Xét về khía cạnh vệ sinh, cơ thể cua có rất nhiều vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Sau khi cua bị chết, những vi sinh vật này sẽ từ nội tạng nhanh chóng xâm nhập vào thịt. Nếu dùng phương pháp hấp thì do nhiệt độ trong lồng hấp cao hơn so với nhiệt độ của nước nên những vi sinh vật này sẽ chết nhanh hơn, chúng sẽ không kịp xâm nhập vào thịt cua.
Lưu ý khi chế biến cua
Khi chế biến cua, bạn nên loại bỏ một số bộ phận như dạ dày vì đặc điểm của cua là thường sống ở những nơi dơ bẩn, hay ăn những thức ăn thối rữa. Dạ dày của cua là cái túi nhỏ hình tam giác nằm ở phần yếm của cua.
Ngoài ra, mang cua cũng là bộ phận bạn nên loại bỏ trước khi chế biến. Mang cua nằm ở hai bên thân cua, có hình giống lông mày, xếp thành từng hàng. Mang là cơ quan hô hấp của cua nên bên trong có rất nhiều chất dư bẩn và ký sinh trùng, vì vậy cần phải loại bỏ đi. Ruột cua cũng có nhiều vi khuẩn và virus nên cũng cần loại bỏ.
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Canh cua rau muống Một tô canh cua rau muống ngọt giòn, ăn với cà pháo muối chua chấm mắm tôm trong bữa cơm ngày hè sẽ giúp bạn ngon miệng hơn thịt cá rất nhiều. Nguyên liệu: Cua 2 con: 700gr Rau muống: 500grNước dùng heo: 2,5 lít Gia vị: mắm tôm, bột nêm, nước mắm, muối, hành củ, dầu ăn vừa đủ. Thịt cua đậm...