Mèo cắn, cào cũng gây bệnh dại như chó?
Bạn đọc Nguyễn Thị Mỹ Phương, 35 tuổi, quận 2, TP HCM, hỏi: Con gái 7 tuổi của tôi rất thích mèo. Ngoài 2 con mèo ở nhà nuôi (chích ngừa đủ) thì có khi tôi thấy cháu có xáp vào những con mèo lạ, có lẽ là mèo hoang hoặc mèo hàng xóm. Tôi nghe nói có người bị mèo cắn cũng bị dại như chó cắn? Vậy khi bị mèo tấn công nên sơ cứu như thế nào? Đến mức độ nào thì nên đi chích ngừa dại?
Ảnh minh họa
PGS-TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP HCM), trả lời:
Vết cắn do chó hay mèo đều phải xem xét thận trọng như nhau. Mèo cũng là loài thú có nguy cơ lây bệnh dại cao giống như chó. Răng nanh mèo thậm chí dài và sắc hơn chó nên vết cắn của chúng sẽ sâu và có thể gây viêm nhiễm.
Khi bạn phát hiện trên người trẻ có vết thương do mèo, việc đầu tiên là phải biết sơ cứu. Chúng ta phải xem xét vết cắn: nông hay sâu, có lỗ sâu do răng nanh cắm ngập vào hay không? Chảy nhiều máu hay không?
Video đang HOT
Cần vệ sinh ngay vết cắn bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước chảy, nếu vết thương có lỗ sâu thì phải bóp để máu chảy ra. Sau đó, rửa lại bằng dung dịch sát trùng như cồn, dung dịch tẩy rửa có chứa iốt, dung dịch oxy già… Có thể dùng kem kháng sinh bôi lên vết thương để sát trùng nhẹ trước khi đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Nếu vết cắn ở trên mặt, vết cắn tạo lỗ sâu do răng nanh, vết cắn chảy nhiều máu, vết cắn gây rách da rộng, vết cắn ở khớp hoặc ngay dây chằng – gân… thì phải đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để tiến hành rửa, cắt lọc và khâu vết thương
Về việc chủng ngừa, thực tế rất khó xác định tình trạng miễn dịch của mèo, trừ phi đó là mèo của chính mình nuôi, do đó phải xem tất cả trường hợp bị mèo cắn là có nguy cơ mắc bệnh. Mèo hoang cắn càng đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây bệnh dại rất cao. Do đó bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chích ngừa bệnh dại, sau đó tùy vào vết cắn lớn hay nhỏ và tình trạng vệ sinh của vết thương, có thể cho bệnh nhân chủng ngừa uốn ván.
Bệnh nhân phải được tiêm ngừa dại ngay sau khi bị mèo cắn. Lưu ý tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với từng loại vắc-xin dại và phác đồ tiêm. Không được dùng các thuốc có dạng corticoid, ACTH, các thuốc làm giảm miễn dịch… trong và sau khi tiêm phòng dại 6 tháng.
Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là bạn hãy có biện pháp ngăn cản, dặn dò bé không tiếp xúc với mèo lạ (mèo hoang, mèo hàng xóm).
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong
"Sán chó" nguy hiểm thế nào?
Bạn đọc Nguyễn Thị Anh (35 tuổi, TP HCM) hỏi: "Dì tôi được chẩn đoán nhiễm sán chó cách đây 10 năm với biểu hiện đau đầu kinh niên, điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi hẳn. Vừa qua, tôi đi xét nghiệm cũng có sán chó. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết thể sán chó của tôi là thể thông thường, không nguy hiểm như thể mắt hay thể não. Nhờ bác sĩ tư vấn thêm về các thể sán chó, chúng nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Ảnh minh họa
- PGS-TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP HCM), trả lời: Từ "sán chó" là từ người dân dùng chung để chỉ bệnh lây từ chó mèo sang người. Thật ra, tác nhân gây lây nhiễm từ chó sang người rất phổ biến ở nước ta và các nước vùng nhiệt đới là ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis).
Giun đũa chó (Toxocara canis), mèo (Toxocara cati) sống trong ruột non của chó, mèo; trứng theo phân chó, mèo ra ngoài, dính lên lông. Khi người vuốt ve chó, mèo, trứng giun dính lên tay, sau đó nếu dùng tay bốc thức ăn cho vào miệng, trứng giun sẽ theo thức ăn vào đường tiêu hóa. Tại ruột non, trứng sẽ nở thành phôi, đi xuyên qua thành ruột vào máu, theo hệ tuần hoàn đi chu du khắp cơ thể; thường lên não, mắt, gan, cơ tim... gây nên hội chứng ấu trùng lạc chủ, di chuyển nội tạng.
Bệnh nhiễm Toxocara ở người hay gặp các thể bệnh sau:
Thể ở đường tiêu hóa: Gây buồn nôn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
Thể ở mắt: Hay gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, gây giảm thị lực từ từ, mù.
Thể ở não: Hay gặp ở bệnh nhân trưởng thành, gây khối u ở não, tăng áp lực nội sọ, thường bị nhầm với u não.
Thể nội tạng: Ấu trùng có thể cư ngụ ở gan, thận, cơ tim...gây hội chứng chèn ép tại chỗ nếu nang ấu trùng lớn.
Thể bệnh ở não hay gây động kinh, nếu ấu trùng xâm nhập vùng chất trắng sẽ gây rối loạn hệ thần kinh thực vật: mất ngủ, nhịp tim nhanh, hồi hộp... Thể này phải chụp MRI mới có thể phát hiện các tổn thương đầy đủ. Việc phát hiện giun đũa chó, xét nghiệm máu chỉ là yếu tố tham khảo, cần khám bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra toàn diện và có hướng điều trị phù hợp.
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong
Phòng ngừa bệnh dại do súc vật cắn Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong 100%. Ảnh minh họa. Theo chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Đình Qui, Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), bệnh dại do Rhabdovirus, là...