Mẹo bảo quản hải sản
ồ biển dự trữ như thế nào và bao lâu? Nếu biết cách bạn sẽ giữ được đồ tươi ngon để dùng dần đấy nhé!
Cá:
Sau khi mua cá, nếu không ăn liền, chúng ta có thể dự trữ trong một thời gian ngắn trong tủ lạnh. Khi trữ nên chú ý các điểm sau:
- ể cá vào dĩa, tộ và đậy lại bằng tấm nylon
- Nên để cá tại chỗ lạnh nhất trong tủ lạnh
Cá có thể đông lạnh. Cá dùng đông lạnh nên thật tươi, rửa, làm sạch và gói trong bọc nhựa. Khi đem cá đông lạnh ra, nên để rã đá trong vòng 1-2 tiếng và phải nấu liền sau đó.
Ốc:
Ốc tươi sống hoặc ốc nấu chín có thể trữ trong tủ lạnh từ 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên tốt nhất nên ăn liền. Chỉ nên đông lạnh ốc đã nấu chín, nếu không ốc sẽ mất mùi vị
Tôm:
Tôm tươi nên cất giữ trong tủ lạnh và nên sử dụng hết trong vòng 2 ngày. Tôm dùng đông lạnh rất tốt và có thể giữ được khoảng một tháng.
Video đang HOT
Tôm hư thịt sẽ bị mềm, màu hơi xanh và có mùi khai. Ăn tôm hư có thể bị trúng độc nặng. Tôm hư nên vứt bỏ !
Theo VNE
Những điều nên và không nên khi bảo quản thực phẩm
Các loại thực phẩm như cà chua, trứng, rau xanh, sữa chua... nên được bảo quản như thế nào cho đúng? Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây:
Cà chua
Nên: Để cà chua chín hoàn toàn hãy cho vào tủ lạnh, vì khi chín, loại quả này sẽ không thể tiếp tục chín được nữa. Cà chua xanh không thể có chất lượng dinh dưỡng tốt được, thậm chí còn có thể gây ngộ độc.Và nhớ để cà chua ở ngăn tủ dưới.
Không nên: Để cà chua chín gần rau xanh vì nó có thể thải ra khí etylen, làm rau xanh ngả màu. Tránh để cà chua trong tủ lạnh thời gian dài hoặc ở nhiệt độ quá lạnh vì nó sẽ bị mềm, nẫu, giảm giá trị dinh dưỡng và mất đi mùi vị thơm ngon.
Rau xanh
Nên: Nhặt và rửa sạch, để thật ráo rồi bọc chúng trong túi giấy hoặc túi ni lông trước khi lưu trữ trong tủ lạnh vì thừa độ ẩm có thể khiến chúng bị thối rữa.
Không nên: Để chúng gần với những hoa quả thải ra khí etylen như cà chua
Trứng
Nên: Lưu trữ trứng ở ngăn vốn dành riêng cho trứng trong tủ lạnh. Điều này sẽ giúp trứng "thọ" được trong 3-4 tuần sau thời hạn tiêu thụ.
Không nên: Lưu trữ ở ngăn trên cánh tủ nơi trứng dễ bị hỏng bởi sự thay đổi nhiệt độ.
Sữa chua
Nên: Để sữa chua trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 39 độ F, nhiệt độ thích hợp cho tủ lạnh của bạn. Điều này sẽ giúp sữa chua có thể dùng được trong vòng 10-14 ngày sau thời hạn tiêu thụ.
Không nên: Để ngăn đá bởi tuy vẫn giữ được hương vị đặc trưng nhưng chất lượng sử dụng bị kém đi.
Sữa
Nên: Để sữa ở ngăn có nhiệt độ lạnh nhất.
Không nên: Để gần cửa tủ hoặc trên cửa tủ vì không khí ở đó thường cao hơn.
Dưa hấu
Nên: Để dưa hấu ở bên ngoài cho chín rồi mới cho vào tủ lạnh, lúc này độ ngọt sẽ tăng thêm. Nếu muốn ăn dưa thì tốt nhất cho dưa vào tủ lạnh khoảng 1 tiếng trước khi ăn.
Không nên: Để nó gần các hoa quả khác. Dưa hấu dễ bị chất etylen làm hỏng, một loại khí do các loại hoa quả thải ra mà đẩy nhanh quá trình thối rữa.
Hành tỏi
Nên: Để ở nơi khô ráo, nhiệt độ ấm.
Không nên: Để chúng gần hoa quả chín. Hành tỏi chứa hợp chất sulphur mạnh mà có thể làm hỏng sản phẩm khác khi được để gần chúng. Bên cạnh đó, không để chúng trong tủ lạnh vì việc tiếp xúc với độ ẩm và nhiệt độ lạnh ẽ làm chúng bắt đầu thối rữa và mọc mầm.
Cà rốt
Nên: Bỏ phần lá ở đầu cà rốt. Những quả cà rốt bé đã bóc vỏ có thể để bất kỳ chỗ nào trong tủ lạnh nhưng những củ cà rốt to hơn chưa bóc vỏ nhạy cảm hơn với chất etylen.
Không nên: Để cà rốt to gần hoa quả vì sau 1, 2 tuần chúng sẽ trở nên đắng hơn và gần như không ăn được nữa do nhiễm chất etylen từ hoa quả khác.
Táo
Nên: Cho vào túi ni lông, buộc chặt rồi cho vào tủ lạnh.
Không nên: Để gần các loại rau, bởi khí etylen do táo thải ra có thể phá hỏng rau.
Theo Tapchimonngon
Cách rã đông thực phẩm nhanh nhất Những sản phẩm đông lạnh mua ở siêu thị, hay những đồ ăn bạn mua ngoài chợ khi mang về nhà cần thiết phải bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Khi bạn muốn chế biến một món gì đó cho bữa ăn cần phải rã đông, Ngâm vào nước lạnh: Để sản phẩm nguyên trong bao gói hoặc trong hộp rồi ngâm...