Mẹo bảo quản chanh vài tháng không hỏng
Vùi trong cát hay vắt nước cốt vào từng khay nhỏ cấp đông… là mẹo khiến chanh luôn tươi ngon, thơm nức.
Chị Thúy dùng cát đổ vào trong chậu trồng hoa, đặt ngoài vườn để bảo quản chanh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Phương pháp này được chị Phạm Thị Thúy, ở Đồng Nai, chia sẻ trên một diễn đàn ẩm thực.
- Đầu tiên, phải chọn những quả chanh nguyên vẹn, không bị dập nát rồi rửa sạch, để ráo nước.
- Đổ một lớp cát rồi xếp một lớp chanh lên, lần lượt đến khi hết chanh.
- Cát sử dụng là cát ẩm, nếu cát khô tưới thêm nước. Chú ý tưới nước để tạo độ ẩm, không tưới đẫm, quả dễ bị ủng.
- Đặt hũ chanh nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Khi chế biến, chỉ cần lấy chanh khỏi hũ cát rồi rửa sạch là có thể sử dụng.
Theo chị Thúy, mỗi lần nhận được chanh từ quê, nếu dùng không kịp hoặc tủ lạnh đầy, không còn chỗ đựng, chị lại thực hiện theo phương pháp trên. Nhiều quả dù bị khô, vỏ teo… nhưng vùi trong cát một tuần thì tươi trở lại, căng tròn, mọng nước. Cách làm này cũng có thể áp dụng cho nhiều loại quả cùng họ như cam, quýt, bưởi, quất…
Ngoài phương pháp trên, chị Đinh Phương Chi, sống ở Hà Nội có cách bảo quản khác.
“Các bé có thể uống nước chanh mà không cần dùng tới dao cắt, có vắt bát nước chấm xinh xinh không cần dùng tới cả quả chanh rồi đem vứt đi một nửa”, chị Chi nói.
Video đang HOT
Phương pháp của chị Chi như sau:
- Chanh mua về rửa sạch ngâm nước muối, để ráo nước.
Dùng giấy ăn bọc vỏ canh để tinh dầu không thấm xuống nước cốt khiến chanh bị đắng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
- Nếu là chanh cỡ to hay chanh đào không cần gọt vỏ, cắt đôi dùng tay vắt rất dễ vì vỏ chanh đào mỏng, mềm. Nếu là chanh thường cỡ nhỏ, dùng máy ép chậm ép lấy nước, nhưng nhất thiết phải gọt vỏ.
- Với chanh to không gọt vỏ có thể dùng máy vắt cam để vắt. Nhưng phải lót giấy ăn bọc vỏ để khi vắt tinh dầu tiết ra, giấy sẽ thấm hết, không làm nước cốt chanh bị đắng.
- Cố gắng gấp giấy nhỏ nhất, nếu để xòe to giấy sẽ hút luôn cả nước cốt chanh. Khi nào thấy giấy ướt phải thay giấy mới.
Mỗi lần dùng, chỉ cần lấy vài viên theo nhu cầu sử dụng. Cách làm này tiện, có chanh ăn quanh năm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
- Chanh vắt xong cho vào khay đá viên nhỏ rồi để tủ đá.
- Khi nước chanh đóng đá, cho chanh đá viên vào hộp bảo quản, hoặc cho vào túi ziplock, để ngăn đông.
- Khi làm gia vị pha nước chấm, nước rau muống luộc, nước chanh đá, trà chanh… tuỳ theo khẩu vị mà lấy chanh đá viên theo nhu cầu.
Theo chị Chi, chanh bảo quản kiểu này, quanh năm vẫn có mùi thơm, hấp dẫn.
6 sai lầm khi mua sắm số lượng lớn khiến bạn tiết kiệm chẳng thấy đâu mà còn lãng phí tiền hơn
Mua sắm số lượng lớn mang lại cho bạn nhiều lợi ích nhưng nếu không cẩn thận mà mắc sai lầm thì sẽ là lợi bất cập hại.
Khi giá thực phẩm, hàng tiêu dùng tăng thì việc mua số lượng lớn để tiết kiệm thêm tiền chi tiêu là một gợi ý tốt. Tuy nhiên bạn cũng có thể phạm sai lầm khi mua lượng lớn.
Nếu còn mắc những sai lầm dưới đây khi mua số lượng lớn, chẳng những bạn không tiết kiệm được mà còn lãng phí thêm tiền!
1. Không lập danh sách mua sắm và lên kế hoạch cho không gian lưu trữ
Hãy chỉ thêm những thứ bạn cần dùng vào danh sách mua sắm và đảm bảo rằng bạn có đủ không gian trong nhà để cất chúng khi mang về. Tốn tiền mua nhưng không có nơi cất giữ, bảo quản, dẫn đến hư hỏng sản phẩm, chắc chắn là bạn không muốn như vậy đâu đúng không?
Đầu tiên bạn hãy dọn sạch không gian tủ lạnh, tủ đông và khu vực đựng đồ khô. Sau đó kiểm tra, liệt kê các hộp đựng, khay lưu trữ, túi zip cất trữ thực phẩm hiện có. Lời khuyên là bạn hãy chỉ nên mua lượng thực phẩm phù hợp với không gian lưu trữ còn trống trong nhà mà thôi.
2. Mua mặt hàng không thể giữ được lâu
Nếu chưa quen với việc mua số lượng lớn thì bạn sẽ dễ mua các mặt hàng đang được giảm giá có mức giá hời nhưng lại không để được lâu. Khi không sử dụng hết, chúng nhanh chóng bị hư hỏng, từ đó gây ra lãng phí.
Những mặt hàng ít bị hư hỏng, có thể để được lâu như khăn giấy, giấy vệ sinh, đồ khô, thực phẩm đông lạnh... Đó là những thứ bạn có thể mua với số lượng lớn khi chúng được giảm giá, giúp tiết kiệm đến mức tối đa.
3. Không tính giá cả theo từng đơn vị khối lượng riêng lẻ
Nếu bạn đang định mua một mặt hàng nào đó với số lượng lớn, hãy kiểm tra số tiền mà bạn phải trả cho từng đơn vị khối lượng riêng lẻ của nó. Bởi vì nhiều mặt hàng, dù bạn mua 100 gram hay mua 1kg thì giá cả trên mỗi 100 gram cũng không khác gì nhau. Trong trường hợp này, việc mua số lượng lớn không giúp bạn tiết kiệm hơn. Cho nên bạn hãy chỉ mua lượng đủ dùng mà thôi.
4. Không xác định rõ những gì mình sẽ không mua
Mỗi khi đến siêu thị, chẳng khó để bạn bắt gặp những mặt hàng được giảm giá rất lớn. Thế nhưng bạn lại không hề đặt nó trong danh sách mua sắm trước khi ra khỏi nhà.
Việc được giảm giá là tốt song mua về thứ mình không cần thì điều đó chẳng hề mang lại lợi ích cho gia đình. Giải pháp dành cho bạn là dù mặt hàng đó có được giảm giá nhiều đến đâu thì cũng hãy lướt qua nếu nó không nằm trong danh sách mua sắm đã lập trước.
5. Không chia sẻ với bạn bè
Bạn có thể tìm một người quen để chia sẻ, cùng nhau mua số lượng lớn mặt hàng nào đó để được giá tốt nhất. Cả hai người đều nhận được lợi ích về giá mà không cần phải mua số lượng quá lớn nếu gia đình không có nhu cầu sử dụng hết. Cách làm này còn giúp bạn tiết kiệm thời gian, hai người có thể luân phiên nhau đi siêu thị.
6. Không sử dụng phiếu giảm giá
Khi lập danh sách mua sắm, bạn hãy kiểm tra xem có phiếu giảm giá nào cho sản phẩm bạn định mua hay không. Việc làm này giúp bạn tiết kiệm thêm tiền, mà lại chẳng tốn nhiều thời gian.
Mua sắm số lượng lớn không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm tiền chi tiêu mà còn tiết kiệm được nhiên liệu cho việc đi lại và tiết kiệm thời gian khi tần suất đến siêu thị giảm thấp. Đúng là một công mà đôi, ba việc!
Người đàn ông Ấn Độ "sống lại" sau 7 giờ nằm trong tủ đông nhà xác Một người đàn ông được phát hiện vẫn còn sống sau khi bị tuyên bố đã chết và được chuyển vào tủ đông trong nhà xác của một bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh minh họa: Wikipedia). Srikesh Kumar, một thợ điện Ấn Độ 40 tuổi, đã rơi vào tình trạng nguy kịch do tai nạn xe máy vào tối 18/11...