Melon “khai tử” BXH gần 20 năm tuổi, vô hiệu hóa sức mạnh fandom: IU tiễn loạt idol “ra chuồng gà”, hit 3 năm tuổi của BTS còn có thể “ăn nằm” trên BXH?
Quyết định này của Melon đang thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ.
Mới đây, người hâm mộ Kpop đang vô cùng ngạc nhiên trước thông tin Melon sẽ chính thức “khai tử” BXH Real-time (BXH thời gian thực) trên hệ thống của mình. Điều này đồng nghĩa với việc BXH này sẽ không cập nhật số lượt nghe, mà chỉ đếm số Unique Listeners sau mỗi 24h. Netizen đang bàn luận rôm rả về động thái “cải tổ” BXH này của Melon.
Đại diện Melon cho biết “Chúng tôi đang cố mở rộng sự đa dạng âm nhạc bằng cách hạn chế cạnh tranh và gian lận trên bảng xếp hạng. Việc này giúp người dùng khám phá và nghe được nhiều bài hát hơn”. Dự kiến sự thay đổi sẽ diễn ra trong nửa đầu năm nay.
Melon tuyên bố sẽ “khai tử” BXH real-time để cải thiện sự đa dạng của âm nhạc, vô hiệu hóa sức mạnh fandom
Nguyên nhân gây ra những bàn tán của người hâm mộ Kpop về quyết định của Melon là bởi nếu khai trừ BXH real-time, việc đạt thành tích nhạc số của các nghệ sĩ có mặt trên Melon sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nếu như trước kia, khi BXH real-time còn hiệu lực, các fandom có thể vào “cày” lượt nghe cho thần tượng bằng cách repeat cho các bài hát để đạt thứ hạng cao. BXH real-time sẽ cập nhật mỗi 5 phút/ lần và hiển thị số liệu.
Trước kia, fan có thể repeat nhiều lần để ca khúc đạt thứ hạng cao trên real-time
Tuy nhiên, giờ đây Unique Listeners, tức lượng người nghe khác nhau được tính theo tài khoản, mới là yếu tố quyết định. Nói cách khác, nếu cùng 1 người sử dụng 1 tài khoản repeat ca khúc đó cả ngày, thì ngày hôm đó vẫn chỉ được tính là… 1 lượt nghe mà thôi. Số liệu Unique Listeners sẽ được cập nhật sau mỗi 24H và hiển thị trên BXH.
BLACKPINK từng sánh vai cùng nhiều “khủng long nhạc số” với lượt Unique Listeners cao ngất ngưởng cho siêu hit “DDU-DU DDU-DU”
Dành cho những ai chưa biết, thành tích nhạc số của các thần tượng được tính theo hệ thống iChart gồm 6 BXH Melon, Genie, Bugs, Soribada, FLO và VIBE. Trong đó, Melon được coi là “anh cả” nhờ độ uy tín và phổ biến của BXH này. Thành tích trên Melon cũng là thành tích được người hâm mộ quan tâm nhất khi xét trên mặt trận nhạc số.
6 BXH trực thuộc iChart dùng để xác định thành tích nhạc số của nghệ sĩ
Dù có phải người hâm mộ Kpop hay quan tâm tới các thành tích nhạc số hay không, ai nấy đều dễ dàng nhận ra việc thay đổi mạnh mẽ như thế này của Melon sẽ khiến các danh hiệu nhạc số All-kill (AK), Certified All-kill (CAK) hay Perfect All-kill (PAK) của các nghệ sĩ có mặt trên Melon trở nên khó hơn rất nhiều. Không còn cách nào khác ngoài việc công chúng phải thực sự yêu thích ca khúc đó và click chuột vào nghe, mới có thể được tính là một lượt Unique Listeners.
PAK trở nên khó nhằn hơn bao giờ hết đối với các idol
Đây vừa là tin vui mà cũng là tin buồn. Chắc việc khai trừ BXH real-time sẽ là tin vui đối với âm nhạc thực thụ, bởi BXH này vốn bị chỉ trích là làm bóp méo giá trị âm nhạc, là “lãnh đĩa fandom”. Giờ đây các ca khúc sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi sức mạnh fandom, khi người hâm mộ có ra sức stream cho idol của mình cũng không còn nhiều tác dụng nữa.
Có vẻ như sự thay đổi này sẽ là dịp để IU cùng loạt “thánh nhạc số” chứng minh vị thế của mình. Âm nhạc của IU luôn được bảo chứng từ trước đến nay, khi vừa có chiều sâu về nội dung và tính chuyên môn, vừa có giai điệu dễ nghe, dễ nhớ. Những ca khúc hài hòa giữa tính nghệ thuật và giải trí như âm nhạc của IU chắc chắn sẽ phát huy được lợi thế trước sự thay đổi lớn này từ Melon.
IU đầy tiềm năng sẽ giữ vững ngôi vị “nữ hoàng nhạc số” của mình
Các fandom chắc chắn sẽ coi đây là tin buồn, bởi có nhiều idol vốn không có thế mạnh về nhạc số, thành tích có được chủ yếu do fandom tích cực “cày” mà ra. Nay việc khai trừ BXH gần 20 năm tuổi này Melon hẳn sẽ khiến nhiều thần tượng “đau đầu”, bài toán nhạc số trở nên khó nhằn hơn bao giờ hết. Thậm chí, ngay cả những idol có thế mạnh nhạc số như BTS, TWICE cũng cần phải dè chừng luật mới này.
BTS…
…và TWICE liệu có giữ vững được phong độ khi sức mạnh fandom bị vô hiệu hóa?
Netizen tranh luận sôi nổi về chủ đề này. Thậm chí, bản hit của BTS “Spring Day” đã 3 năm tuổi nhưng vẫn trụ hạng trong Top 100 Melon cũng bị “réo tên”. Các ARMY (fandom của BTS) hay đùa rằng Melon vốn là “người tình” của “Spring Day”, nên đã 3 năm rồi chẳng chịu tách rời nhau! Nay Melon “thay lòng đổi dạ” thế này chẳng khác nào “bạc tình” với “chị Xuân” quá hay sao!?
Netizen cho rằng sức mạnh fandom giờ đây đã hết hiệu lực, người lại cho rằng như vậy “mất vui”
Dàn boygroup nhà SM vốn không mạnh nhạc số, nay lại bị đòn “chí mạng” từ Melon chắc hẳn sẽ “thảm” lắm đây!
“Chị Xuân” (Spring Day) nhà BTS chắc sẽ không thích điều này!
Giải mã từ A Z thuật ngữ Kpop dành cho người hâm mộ chân chính (phần 1)
Ngày nay, thần tượng Kpop không còn là điều quá xa lạ mà trái lại lượng người hâm mộ đam mê các nhóm nhạc đến từ Hàn Quốc ngày một tăng lên đáng kể ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Nếu tự nhận là một fan Kpop chân chính, bạn có dám chắc chắn rằng mình biết hết tất cả các thuật ngữ sau đây?
A - All Kill
Ca khúc "ON" của BTS đã xuất sắc đạt danh hiệu All-kill khi đạt No.1 trên 5 BXH là Melon, Soribada, Flo, Genie và Bugs sau một giờ ra mắt.
Là thuật ngữ được dùng để chỉ một nghệ sĩ đạt vị trí số 1 trên tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc cũng như các nền tảng âm nhạc hợp pháp tại Hàn Quốc. Ngoài ra, cụm từ "Perfect all kill" (viết tắt là PAK) ý nói một ca khúc của nghệ sĩ hoặc nhóm nhạc đồng thời giành vị trí đầu bảng xếp hạng thời gian thực, hàng ngày và hàng tuần của các BXH.
B - Bias
Là thành viên bạn yêu thích nhất trong một nhóm nhạc và quan tâm đặc biệt hơn so với các thành viên còn lại. Ngoài ra, thần tượng mà bạn yêu thích nhất trong tất cả các nghệ sĩ Kpop còn được gọi là "Ultimate bias".
C - Comeback
Với thị trường âm nhạc US/UK, một ca sĩ "comeback" là khi họ trở lại sân chơi âm nhạc sau một thời gian dài vắng bóng. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc "comeback" mang ý nghĩa là sản phẩm mới nhất của ca sĩ, nhóm nhạc thần tượng. Một nghệ sĩ Kpop có thể "comeback" nhiều lần trong một năm.
D - Debut
Black Pink được YG Entertainment cho ra mắt vào tháng 8/2016.
Nói một cách ngắn gọn, "debut" dùng để chỉ lần đầu tiên một nhóm nhạc, ca sĩ chính thức xuất hiện trước công chúng và biểu diễn ca khúc của mình.
E - Era
Thuật ngữ này dùng để mô tả một giai đoạn quảng bá của một nghệ sĩ Kpop. Mỗi giai đoạn được liên kết với một album, ca khúc hoặc một sản phẩm phát hành nào đó. Theo đó, các nghệ sĩ thường phải thay đổi phong cách hay thể loại nhạc để tạo hiệu ứng tốt và gây ấn tượng sâu sắc cho khán giả về thời kì đó.
F - Fanchant
Không khó để thấy người hâm mộ thường đồng thanh hô vang để cổ vũ cho thần tượng khi trong các tiết mục biểu diễn. Hầu hết "fanchant" được soạn sẵn bởi công ty chủ quản của nghệ sĩ sao cho phù hợp với giai điệu ca khúc. Người hâm mộ sẽ dựa trên phần lời được công ty thông báo chính thức và "đọc fanchant" xuyên suốt phần trình diễn bài hát của thần tượng. Ngoài ra, trong "fanchant" cũng thường bao gồm tên của các thành viên trong nhóm hoặc một ca sĩ thần tượng.
G - Gen hay Generation
BigBang thuộc Gen 2, được sắp xếp theo trình tự thời gian của dòng chảy âm nhạc.
Ở Kpop, mỗi nhóm nhạc thần tượng tương ứng với một thế hệ khác nhau dựa theo thời gian nhóm nhạc ra mắt. Chẳng hạn, những nhóm nhạc ra mắt vào cuối những năm thuộc thập niên 90 đến đầu những năm 2000 được gọi là "Gen 1" như nhóm Shinhwa, H.O.T., Sechskies, G.O.D, Fin.K.L, S.E.S...; tiếp đến là Big Bang, TVXQ, Super Junior, SNSD, T-ara, Kara... thuộc "Gen 2" và EXO, BTS, Red Velvet, TWICE, Black Pink... là "Gen 3".
H - Historic "Big 3"
"Big 3" dùng để chỉ ba "lão đại" thống trị nền công nghiệp Kpop với những nghệ sĩ, nhóm nhạc hàng đầu trong nhiều năm qua: JYP Entertainment, SM Entertainment và YG Entertainment.
I - Idol
Thuật ngữ này xuất phát từ ngành công nghiệp âm nhạc của Nhật Bản để chỉ các ngôi sao nhạc Pop được đào tạo và quản lý bởi các công ty giải trí. Ở Hàn Quốc, "Idol" là từ dùng để chỉ chung cho các ca sĩ Kpop. Đặc biệt, "idol" ở Hàn Quốc là nghệ sĩ có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngoài ca hát như diễn xuất, vũ đạo, làm MC, DJ hoặc chương trình giải trí.
J - Japanese Market
Nhật Bản - một trong những thị trường âm nhạc lớn trên thế giới luôn là mục tiêu của không ít nghệ sĩ Kpop. Nhiều nhóm nhạc thần tượng có thể không có sức cạnh tranh nhiều ở Hàn Quốc nhưng lại có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tại thị trường âm nhạc Nhật Bản. Đó chính là lý do vì sao nhiều idol thường xuyên dành thời gian để quảng bá và tổ chức biểu diễn ở Nhật Bản. Thậm chí, họ còn phát hành các ca khúc, đĩa đơn và cả album bằng tiếng Nhật.
K - Korea
"Korea - Hàn Quốc" là nơi phát triển và đào tạo ra những thần tượng âm nhạc đình đám bậc nhất hiện nay. Thị trường âm nhạc Hàn Quốc còn được gọi chung là "Kpop".
L - Leader
Suho là nhóm trưởng nhóm nhạc EXO.
Đây là từ để chỉ nhóm trưởng của các nhóm nhạc nói chung. Họ không chỉ là người đại diện phát ngôn cho nhóm mà đồng thời còn chịu trách nhiệm công việc chung cho toàn đội.
M - Maknae
Là thuật ngữ dùng để chỉ thành viên nhỏ tuổi nhất trong một nhóm nhạc. Trong trường hợp "em út" của nhóm là người có tài năng vượt trội, có sức ảnh hưởng và có công lớn trong việc mang hình ảnh của nhóm đến với công chúng thì thường được gọi là "Golden Maknae".
N - Nugu
"Nugu" có ý nghĩa là "ai đó", "là ai" trong tiếng Hàn. Từ này thường được dùng để chỉ các idol hoặc nhóm nhạc thần tượng chưa có độ nhận diện rộng rãi với công chúng.
Apink tìm lại vị thế sau nhiều năm: No.1 Melon và trở thành nhóm nữ dẫn đầu về lượng unique listener trong năm 2020 Đẳng cấp "nhóm nhạc 10 năm" của Apink tiếp tục được chứng minh thông qua các thành tích của ca khúc mới "Dumhdurum". Không chỉ càn quét các BXH nhạc số, Apink đã xác nhận thêm một kỉ lục đáng nể khác về lượng người nghe độc nhất (unique listener) trên trang âm nhạc trực tuyến Melon. Comeback trở lại sau 1 năm...