Mẹ Vũ Văn Tiến kể về nỗi sợ suốt năm qua của con trong trại giam
Càng gần ngày xét xử phúc thẩm, Vũ Văn Tiến càng rối rắm, xen lẫn đó là hy vọng lớn lao làm lại cuộc đời.
Vừa chuẩn bị đồ lên thăm con, bà Vũ Thị Thi (mẹ ruột Tiến) vừa kể lại tâm trạng của Vũ Văn Tiến (25 tuổi, đồng phạm với Nguyễn Hải Dương, vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước) trong gần một năm qua.
Tiến muốn đọc sách kỹ năng để học cách sống
Bà cho biết, lúc mới bị bắt, Tiến suy sụp hẳn, không chịu ăn uống, không nói chuyện với ai, người gầy gò đi trông thấy. Khi mẹ vào thăm Tiến cũng im lặng, cứ cúi gầm mặt rồi khóc rấm rức.
“Lần đầu lên thăm, Tiến xơ xác lắm, gầy gò, xanh xao không một chút niềm tin. Thấy con như vậy tôi muốn chạy đến ôm nó, nhưng giữa tôi và con trai là tấm lưới trại giam ngăn cách, đứng gần con mà không thể chạm vào, cảm giác rất đau khổ”, bà Thi nấc nghẹn.
Bà khuyên răn con trai của mình phải suy nghĩ tích cực, ai nghĩ gì về Tiến cũng được, nhưng bà tuyệt đối tin Tiến không phải là đứa có tâm niệm độc ác. Bà kêu Tiến giữ sức khỏe, vì có như thế bà mới vững tâm để lo việc kháng án cho Tiến. Nghe mẹ nói thế, Tiến thấy nhẹ lòng.
Những con vật được làm từ bịch nilon với lời nhắn “Gia đình vui vẻ”, “Kính tặng cha mẹ”, các con vật nầy đều cúi đầu như bày tỏ sự ân hận của Vũ Văn Tiến.
Nhờ sự bao dung của mẹ, Tiến đã mở lòng hơn với mọi người, cố gắng ăn uống để lần sau mẹ lên thăm sẽ không khóc nhiều như trước.
Những đợt thăm nuôi từ tháng 2 đến nay, bà thấy vui khi thái độ Tiến thay đổi rất tích cực. Tiến nói chuyện nhiều, cười và nhắc với bà về kỷ niệm đẹp giữa hai mẹ con, những lần mà thằng con trai hơn 20 tuổi biết mẹ đi làm về gần tới nhà, liền nấp vào cửa để… hù mẹ, rồi xách xe chạy đi mua đồ ăn cho bà.
Bà Thi xúc động nhớ về ánh nhìn đầy nước mắt, cái thở dài nhẹ nhõm của Tiến, khi đọc những lá thư chia sẻ của mọi người dành cho mình và gia đình. Tiến nói với bà, Tiến mừng vì người ta thông cảm với gia đình, chứ ở trong trại, Tiến luôn sợ người ta khinh rẻ, cô lập những người thân của mình.
Gần đây, Tiến khoe có quen thân với một người bạn tù, người này chỉ cho Tiến cách thắt con vật bằng bịch nilon, buồn thì trò chuyện tâm sự, có khi hai người cùng nhau đánh cờ cho khuây khỏa.
Video đang HOT
Cầm những con vật có hình thù đáng yêu tự tay Tiến làm tặng gia đình, bà Thi thấy rất ấm áp, bà cho rằng đứa con trai đầy tình cảm của bà đã quay về, chứ không còn tự ti như trước. Tuy nhiên, với tình yêu thương của một người mẹ, bà hiểu Tiến đang mặc cảm tội lỗi về tội ác của mình, nên những con vật nhìn ngộ nghĩnh nhưng con nào cũng cúi mặt xuống đất đầy vẻ ăn năn.
Ngoài ra, Tiến nhờ mẹ lần sau vô thăm nuôi thì mua giúp Tiến vài cuốn sách về kỹ năng sống, sách học làm người để học tập, tìm hiểu. Từ đó, Tiến sẽ bản lĩnh vượt qua những cám dỗ sau này, nếu như Tiến còn một cơ hội để sửa sai.
Nỗi day dứt về cách dạy con của người mẹ
Nghe con nói thế, bà Thi vừa mừng vì Tiến đang ngày càng suy nghĩ tích cực, vừa tự trách mình đã không hướng dẫn cho con cách để chống lại cái xấu.
Lau vội hàng nước mắt, bà cho biết cả nhà bà đều đi làm thuê, tối về ai cũng mệt mỏi rồi lăn ra ngủ, ít khi trò chuyện, chia sẻ với nhau. Nếu bà thấy không yên lòng về đứa con nào, thì chỉ nói chúng đừng làm cái này, đừng làm cái kia mà hướng dẫn cho chúng cách tiếp cận và xử lý.
Bà Thi mãi tự trách mình vì đã luôn kéo con vào vòng an toàn, mà không hướng dẫn để con tự đối mặt xử lý các tình huống trong cuộc sống.
Về phần Tiến, bà cho rằng: “Đây là đứa con biết nghe lời nhất, Tiến chưa một lần dẫn bạn về nhà nhậu nhẹt, quậy phá. Đến nay nó 25 tuổi, nhưng chưa một lần đi chơi mà bị người ta mắng vốn. Tiến rất ít khi về trễ vì sợ tôi phải đợi cửa. Tôi khuyên gì nó đều làm theo mà chưa bao giờ hỏi lý do hay cãi lại”.
Bà Thi tự trách mình luôn cho con ở trong vòng an toàn của gia đình, vì thế mà Tiến không đủ bản lĩnh trước cám dỗ. Như khi thấy con thích một người con gái khá xinh đẹp, bà vội nói với Tiến đừng yêu, vì bà sợ Tiến bị những đứa con trai khác tranh giành mà đánh con bà.
Khi nghe nói Tiến chơi thân với con trai của một ông chủ giàu có, dù không biết cậu trai đó thế nào, bà cũng nói với Tiến người ta giàu, mình nghèo, nếu con đi chơi với nó nhiều tiền, rủ con chơi bời, vướng vào tệ nạn thì sao.
Nghe mẹ nói, Tiến cũng thôi không chơi chung nữa, và những tình huống trong cuộc sống của Tiến, người mẹ này đều lo lắng mà kéo con vào vòng an toàn. Để rồi một ngày, khi bà nhận ra thì đã quá muộn.
Mẹ Tiến xúc động: “Sau những gì Tiến trải qua, tôi mới nhận ra rằng mình đã sai khi cứ muốn giữ con bên mình. Thay vì hướng dẫn nó cách ứng xử với những mối quan hệ, với cuộc sống, thì tôi đã ngăn không cho nó đụng đến.
Với hành vi của nó, nó phải trả một cái giá đắt, nhưng tôi hy vọng tòa sẽ khoan hồng để giảm án cho con tôi xuống chung thân. Tôi tin Tiến sẽ cải tạo thật tốt trong thời gian tới”.
Theo bản án trước đó, Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, quê An Giang) và chị Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi, nạn nhân) có quan hệ tình cảm, nhưng đến đầu năm 2015 thì chị Linh đòi chia tay. Từ đó, Dương nuôi kế hoạch trả thù tình, ngày 5/7 Dương rủ Trần Đình Thoại (28 tuổi) tham gia, nhưng Thoại chỉ mua dao đưa cho Dương chứ không thực hiện. Kế hoạch không thành, ngày 7/7/2015, Dương tiếp tục rủ Vũ Văn Tiến (25 tuổi, ngụ Hóc Môn, TPHCM) đi gây án và chính Dương trực tiếp giết chết 6 người. Ngày 17/12/2015, phiên tòa sơ thẩm TAND tỉnh Bình Phước đã tuyên án tử hình đối với Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, chủ mưu), Vũ Văn Tiến (25 tuổi, đồng phạm tích cực) về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Riêng Trần Đình Thoại (28 tuổi, đồng phạm) bị tòa tuyên án 16 năm tù cùng về tội danh trên. Dương chấp nhận và mong được thi hành án tử sớm hơn thời hạn, Tiến và Thoại xin kháng án. Theo TAND Cấp cao tại TP HCM, phiên tòa xét xử lưu động vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước sẽ diễn ra tại tỉnh Bình Phước. Được biết, phiên tòa sẽ kéo dài 2 ngày, từ 12 đến 13/5 tới đây. Mục đích của phiên tòa là xem xét lại hình phạt đối với bị cáo Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại.
Theo Trí thức trẻ
Theo_Người Đưa Tin
Vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước: Sát thủ sám hối vì lỡ khống chế Vũ Văn Tiến thành đồng phạm
Trong những lần tiếp xúc gần đây với Nguyễn Hải Dương trong trại giam, luật sư Lê Văn Nam (bào chữa miễn phí cho Vũ Văn Tiến, đồng phạm của Dương) nói rằng, Dương tỏ ra hối hận vì đã hại đời Tiến và mong luật sư Nam cố gắng bào chữa cứu lấy mạng sống cho bạn.
Theo thông tin của TAND cấp cao tại TP HCM, ngày 21/3 sẽ xét xử phúc thẩm vụ thảm sát 6 người xảy ra tại Bình Phước.
Trước thềm phiên xử, luật sư Lê Văn Nam (người bào chữa miễn phí cho Tiến) đã tiến hành gặp Nguyễn Hải Dương. Ông nhận thấy rằng, tình tiết phạm tội của Tiến có nhiều điểm có thể nhờ luật pháp khoan hồng.
Ông đã chủ động soạn một lá đơn cứu xét có nội dung: "Chúng tôi là những người dân lương thiện theo dõi vụ thảm sát 6 người tại Bình Phước và vô cùng căm phẫn với tội ác mà Dương đã gây ra. Tiến xét cho cùng cũng chỉ là một nạn nhân của Dương, Tiến đã quá cả tin, khờ dại và không có bản lĩnh, để Dương lôi kéo và khống chế phạm tội, lợi dụng làm tay sai. Chúng tôi cảm thông cho nỗi đau thương mất mát to lớn của gia đình nạn nhân và cũng hiểu cho những bi kịch mà gia đình Tiến phải gánh chịu. Vì thế, bằng chữ ký thay cho lời thỉnh cầu, chúng tôi mong các cơ quan tố tụng xem xét cho Tiến một con đường sống để có cơ hội quay về làm lại cuộc đời".
Bố mẹ Tiến bên 10.000 chữ ký của người dân xin giảm án cho con.
Sau đó, là đơn này được trao cho gia đình Tiến đi xin chữ ký của người dân. Sau hơn 2 tháng, có khoảng 10.000 người dân khắp cả nước đồng ý ký tên vào đơn để xin giảm án tử hình cho Tiến.
Luật sư Nam cho biết, ông vừa vào trại giam gặp Tiến và Dương để làm rõ thêm một số tình tiết phục vụ cho việc bào chữa. Dương có nói rằng biết Tiến hiền lành, dễ khống chế nên rủ rê cùng gây tội ác. Trong quá trình gây án, mỗi khi Tiến khuyên can hay có ý định bỏ đi, Dương đều cầm dao đe dọa mà Tiến không dám chống lại. Dương tỏ ra hối hận vì đã hại đời Tiến và mong luật sư Nam cố gắng bào chữa cứu lấy mạng sống cho bạn. Do đó, xét cho cùng, Tiến cũng là nạn nhân của Dương mà thôi.
Nguyễn Hải Dương (trái) và Trần Đình Thoại tại tòa sơ thẩm.
Theo bản án sơ thẩm, Dương từng có thời gian yêu Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi, con gái ông Lê Văn Mỹ ở xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước). Tháng 4/2015, Linh nói lời chia tay. Dương cho rằng mình bị người yêu ruồng bỏ do bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (mẹ Linh) ngăn cấm và nảy sinh ý định trả thù tình bằng cách giết cả nhà người yêu.Trước đó, tại phiên xử sơ thẩm, TAND tỉnh Bình Phước đã xử phạt Nguyễn Hải Dương mức án tử hình, Vũ Văn mức án tử hình và Trần Đình Thoại (28 tuổi, quê Vĩnh Long) 16 năm tù cùng về 2 tội Giết người và Cướp tài sản.
Sau khi chuẩn bị nhiều hung khí như dao, súng điện, dây trói,... Dương rủ Thoại cùng tham gia. Rạng sáng 4/7/2015, Dương và Thoại đến nhà ông Mỹ nhưng không thực hiện được hành vi nên bỏ về. Sau đó, Thoại thấy kế hoạch của Dương giết quá nhiều người nên không tham gia nữa nhưng vẫn mua thêm dao cho bị cáo này gây án.
Đêm 7/7/2015, Dương cùng Tiến đột nhập vào nhà ông Mỹ. Tiến dùng dây siết cổ 6 nạn nhân để Dương trực tiếp dùng dao sát hại họ.
Sáng 21/3, TAND cấp cao tại TP HCM sẽ xét xử phúc thẩm vụ thảm sát cùng 3 vụ án khác tại phòng xét xử C. Tuy nhiên, tòa cấp cao bất ngờ chỉ định luật sư khác bào chữa cho Tiến chứ không phải luật sư Nam. Trong khi đó nguyện vọng của Tiến và gia đình mong muốn luật sư Nam tiếp tục bào chữa.
Khoảng 10.000 chữ ký được đóng trong một tập giấy A4 dày.
Luật sư Nam cho biết, ông sẽ kiến nghị hoãn phiên tòa phúc thẩm sắp tới để tòa cấp cao xét xử vụ án theo đúng quy định pháp luật. Theo quy định, người bào chữa cho Tiến là luật sư Nam đã được cấp Giấy chứng nhận bào chữa. Giấy chứng nhận này có giá trị trong suốt quá trình tố tụng, trừ trường hợp bị cáo từ chối hoặc yêu cầu thay đổi người bào chữa hoặc luật sư không được tham gia tố tụng theo quy định.
Vũ Văn Tiến trước vành móng ngựa.
Bà Vũ Thị Thi (mẹ Tiến) nói, mong muốn được một lần đến nhà nạn nhân nói lời xin lỗi và thắp nén nhang cho 6 nạn nhân xấu số. Vì điều kiện chưa gặp được nên bà Thi có làm một lá thư gửi gia đình nạn nhân có nội dung: "Trong một phút sai lầm, nông nổi, nghe lời bạn xấu mà con tôi đã gây ra vụ việc nghiêm trọng như ngày hôm nay. Gia đình chúng tôi mấy lần đến nhà nhưng chỉ biết đứng bên đường chắp tay mong những người đã khuất xá tội. Tôi thành thật xin lỗi gia đình, nỗi đau mất mát của gia đình là quá lớn nhưng tôi vẫn mong gia đình 6 nạn nhân xá tội."
Theo Phap luât Plus
Thảm sát Bình Phước: Nước mắt người mẹ ngày 8.3 Thay vì được những lời chúc, những bông hoa, món quà ngày 8.3, mẹ của Vũ Văn Tiến lại hết nước mắt vì con. Kể từ khi Tiến bị bắt, bà Thi không có đến một giấc ngủ yên bình. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, những phụ nữ, đặc biệt là những người mẹ thường được nhận quà. Đó có thể là...