Mẹ vợ ra trông cháu, soi xét con rể từ đôi giày tới chuyện mua nhà, xe
Mẹ vợ ra trông cháu giúp nhưng bà can thiệp vào cuộc sống của vợ chồng tôi quá nhiều, khiến tôi khó chịu.
Chuyện là vợ tôi vừa hết kỳ nghỉ sinh 6 tháng, nhờ bà ngoại ra trông cháu đến khoảng 2 tuổi rồi mới cho đi học. Bà còn khỏe nên ở quê, bà vẫn có quầy bán đồ khô ở chợ. Ban đầu, bà từ chối, không muốn lên nhưng về sau chắc nghĩ thương con gái nên bà đồng ý.
Hai tuần đầu tiên, tôi thấy cuộc sống dễ chịu hẳn khi có bà. Chúng tôi đi làm không phải lo con ở nhà no hay đói, có quấy khóc hay không. Ngày xưa, bà là y tá nên chăm cháu rất khoa học và biết cách chơi với trẻ con.
Bà cũng giỏi sắp xếp thời gian nên vừa chăm cháu vừa nấu nướng, dọn dẹp rất nhịp nhàng. Hai vợ chồng tôi về đến nhà là có cơm ăn luôn.
Khỏi phải nói, người mừng nhất là vợ tôi. Sáu tháng ở nhà chăm con khiến cô ấy kiệt sức, sắp trầm cảm đến nơi. Mẹ đẻ tôi cũng thi thoảng ở quê ra hỗ trợ, thậm chí đồng ý ở lại chăm cháu một thời gian dài nhưng vợ tôi lại không hợp tính mẹ chồng. Tôi cũng hiểu và chiều ý vợ.
Từ khi bà ngoại xuất hiện, vợ tôi giống như chết đuối vớ được cọc. Tôi cũng thấy mẹ vợ quả không hổ danh đảm đang, tháo vát như mọi người vẫn khen.
Nhưng sống lâu thì vấn đề bắt đầu nảy sinh.
Mẹ vợ lên chăm cháu khiến cuộc sống của con rể ngột ngạt. Ảnh minh họa: Freepik
Cuối tuần, nhà tôi thường đi uống cà phê hoặc đi chơi loanh quanh, ăn hàng quán. Nhưng mẹ vợ cho thế là lãng phí. Đến quán, bà ăn gì uống gì cũng chê ra chê vào, ngúng nguẩy kêu đắt. Có lần chúng tôi rủ đi ăn sáng, bà không đi, đòi ở nhà bế cháu, khiến chúng tôi ăn bát phở cũng áy náy.
Ngay cả chuyện tôi đi đá bóng tuần 1 lần, bà cũng khó chịu. Từ ngày cưới đến giờ đã 3 năm, vợ tôi chưa từng phản đối sở thích này của tôi. Cô ấy bảo đá bóng cũng như chơi thể thao, miễn là có giới hạn, tuần 1 – 2 buổi thì được. Thế mà vừa thấy tôi xách giày ra khỏi cửa, bà đã ngấm nguýt.
Tôi nghe được rõ ràng lời bình phẩm “vô công rồi nghề” của bà. Tôi cũng hơi “sốc” và có chia sẻ với vợ. Cô ấy động viên rồi xuê xoa bảo: “Thế hệ của bà chỉ có làm việc kiếm tiền mới là chân lý, chứ làm gì có thời gian chơi bời, thể thao. Anh thông cảm cho bà, bà nói kệ bà”.
Video đang HOT
Vợ nói thế thì tôi đành cố nhịn. Nhưng đỉnh điểm là lần tôi đặt hàng online một đôi giày đá bóng về nhà. Tôi đi làm nên nhờ bà ở nhà nhận giúp, tiền tôi đã trả. Vừa thấy tôi về đến nhà, bà đá thúng đụng nia, mặt nặng mày nhẹ. Tôi đoán có lẽ bà đã kịp nhìn giá của đôi giày 2 triệu đồng.
Sau bữa cơm tối hôm đó, bà kéo vợ tôi vào phòng. Tôi ở ngoài, vẫn nghe loáng thoáng bà than với cô ấy, nào là “ăn chơi”, “trưng diện”,… thậm chí có cả từ “bồ bịch”. Tôi nghe thấy vợ tôi gạt đi và bênh tôi “một năm anh ấy chỉ mua 1 – 2 đôi giày”, rồi “mua đồ tốt tí thì dùng càng bền”,…
Mặc dù đang rất khó chịu trong lòng nhưng tôi rất cảm kích vợ, cũng định nhắm mắt làm thinh.
Nhưng sáng hôm sau, lúc cả nhà ngồi ăn sáng, bà lại kể tình cờ nghe được chuyện của nhà hàng xóm: “Cậu Hưng sát nhà mình mới 33 tuổi mà mua nhà, mua xe. Hôm trước, mẹ vợ cậu ấy khoe lương tháng 5 – 6 chục triệu. Cậu ấy tốt tính mà chẳng nhậu nhẹt, chơi bời gì. Thanh niên bây giờ giỏi thật đấy!”.
Vợ tôi chắc cũng hiểu ngụ ý của bà nên lại vớt vát cho tôi đỡ “quê”: “Vợ chồng con cũng có kém gì mấy đâu, cũng có nhà mấy năm rồi đấy thôi. Xe thì bọn con chưa có nhu cầu nên chưa mua thôi. Mình thấy đủ là đủ, chứ sống mà cứ so bì thế mệt mỏi lắm mẹ ơi!”.
Cả ngày hôm đó, tôi bực lắm, cảm thấy bị chạm vào lòng tự ái. Mẹ vợ nói thế khác nào chê tôi kém cỏi, không lo được cho con cháu bà.
Tôi định bàn với vợ cho bà về quê để thuê giúp việc. Nếu cứ để bà ở đến năm con tôi 2 tuổi thì cuộc sống mệt mỏi, ngột ngạt quá. Nhưng tôi cũng sợ mẹ vợ và vợ giận. Theo các anh chị, tôi nên làm thế nào?
Chồng ra sức ngăn cản mẹ vợ tái hôn ở tuổi xế chiều, lý do gây phẫn nộ
Biết mẹ vợ có người yêu, muốn kết hôn ở tuổi xế chiều, chồng tôi ra sức ngăn cản.
Tôi mồ côi cha năm lên 7 tuổi. Năm đó, mẹ tôi mới ngoài 30 nên bà vẫn trẻ, đẹp hơn nhiều phụ nữ cùng làng. Là gái một con, mẹ tôi được cánh đàn ông săn đón, chiều chuộng. Thế nhưng, bà quyết ở vậy nuôi tôi khôn lớn.
Mẹ tôi không chỉ đẹp mà còn nổi tiếng giỏi giang, biết làm ăn. Dù chỉ có một mình, mẹ vẫn cho tôi cuộc sống đầy đủ, không thua kém chúng bạn.
Tuổi thơ, ngoài việc thiếu tình yêu thương của cha, tôi không phải lo nghĩ điều gì. Khi trưởng thành, tôi cũng có sẵn cơ ngơi, công việc mà mẹ đã tạo dựng từ trước.
Lúc còn trẻ dại, tôi ít chú ý đến nỗi buồn của mẹ. Mãi đến khi vào đại học, sống xa nhà, tôi mới phần nào thấu hiểu được nỗi cô đơn của mẹ.
Tôi vẫn thường giục mẹ lấy chồng để có người bầu bạn lúc buồn, chăm sóc lúc ốm đau. Nhưng mỗi khi tôi ra lời, mẹ lại cười, bảo: "Chừng nào cô lớn, chồng con yên ấm, tôi sẽ đi lấy chồng cho cô đỡ vướng mắt".
Tôi đau khổ khi biết nguyên nhân chồng quyết ngăn cản mẹ vợ có người yêu, kết hôn ở tuổi xế chiều. Ảnh minh họa: P.X
Câu nói nửa đùa nửa thật ấy của mẹ khắc ghi mãi trong tâm trí tôi suốt thời đại học. Rồi tôi ra trường, có người yêu. Tôi chủ động yêu nhanh, cưới vội để mẹ có thời gian tìm hạnh phúc cho mình.
Sau khi kết hôn, tôi đề nghị chồng về nhà mẹ tôi ở rể. Chồng tôi khi ấy không phản đối. Anh tỏ ra thông cảm, ủng hộ việc tôi muốn gần gũi, chăm sóc mẹ.
Tôi lấy chồng một năm thì được mẹ giao hẳn công việc tại xưởng sản xuất của gia đình cho quản lý. Bà nghỉ hưu, loanh quanh ở nhà cơm nước, trồng hoa...
Lúc này, tôi lại giục mẹ lấy chồng. Cũng như trước đây, mẹ chỉ cười. Bà nói đã quen với cuộc sống tự do, không muốn ràng buộc với ai.
Nhưng tôi thấy mẹ mới ngoài 50 và còn trẻ, đẹp hơn nhiều bạn bè cùng tuổi. Tôi tự thấy mẹ cần được yêu thương, cần được hưởng hạnh phúc.
Tôi đăng ký cho mẹ tham gia các hoạt động vui chơi, du lịch dành cho người có tuổi với hy vọng bà gặp gỡ, tìm được người đàn ông đem lại niềm vui cho mình.
Cuối cùng, cách làm của tôi cũng có hiệu quả. Sau ít tháng tham gia câu lạc bộ thơ, mẹ khoe gặp gỡ và có cảm tình với người đàn ông có đôi mắt, nụ cười giống bố tôi lúc trước.
Do có chung nhiều sở thích, quen biết ít lâu, ông bà định đến với nhau để có người bầu bạn, chăm sóc lúc tuổi già.
Biết tin, tôi vui lắm. Tôi tin mẹ sẽ có được hạnh phúc. Bà sẽ được bù đắp những tháng ngày cô đơn, hy sinh tuổi trẻ để chăm lo cho tôi.
Tôi đem niềm vui ấy kể với chồng. Thật bất ngờ, anh tỏ ra không vui. Biết tôi tìm cách tạo điều kiện cho mẹ tìm bạn đời, anh nổi giận. Anh cho biết bản thân không đồng tình việc mẹ vợ có người yêu, định đi bước nữa.
Tôi hỏi lý do, anh nói rằng làm như vậy sẽ khiến mẹ bị người đời chê cười, ảnh hưởng đến hình ảnh của anh và gia đình. Rồi anh bỏ ngoài tai những lời tôi giải thích, quyết ngăn cản việc mẹ đến với người bà yêu mến.
Anh liên tục bóng gió với mẹ về việc có thể bà bị lừa, bị người khác chê cười già rồi còn ham hố. Anh cũng nói không muốn mẹ có tuổi rồi vẫn đi làm dâu, hầu hạ người khác...
Sự việc khiến tôi bức xúc. Không cùng quan điểm, vợ chồng tôi cãi nhau kịch liệt. Cuối cùng, anh thú nhận rằng, anh lo sợ sẽ mất tài sản vào tay người đàn ông khác. Bởi, lúc này mẹ tôi vẫn chưa cho vợ chồng tôi thừa kế tài sản.
Nếu đi thêm bước nữa, rất có thể mẹ tôi sẽ chia đôi khối tài sản của mình. Đó là điều mà chồng tôi không mong đợi.
Anh thể hiện rõ cho tôi thấy rằng, bao năm qua, anh cố gắng ở rể, chăm sóc mẹ vợ là để chờ ngày được bà cho thừa kế toàn bộ gia tài. Từ lâu, anh đã xem tài sản của mẹ tôi là của mình.
Nay kế hoạch ấy đứng trước nguy cơ đổ bể vì sự xuất hiện của người đàn ông khác. Thế nên anh tức giận, cảm thấy không cam tâm và quyết ngăn cản cho bằng được.
Nghe những câu nói của anh, tôi vừa xấu hổ vừa bẽ bàng. Tôi không ngờ mình lại cưới một người đàn ông ích kỷ, tham lam đến vậy.
Bây giờ, tôi không còn niềm tin ở anh nữa. Bỗng nhiên tôi thấy sợ. Tôi sợ với sự ích kỷ, tham lam của mình, anh có thể làm ra những việc có hại cho tôi và những người xung quanh.
Tuy vậy, tôi cũng không dám nói với mẹ sự thật. Tôi không muốn bà đau lòng vì mình. Mẹ đã hy sinh cho tôi quá nhiều, tôi không muốn bà hy sinh thêm lần nào nữa.
Tôi phải làm sao đây?
Vợ qua đời đã 3 năm, mẹ vợ gọi điện hỏi vay con rể 50 triệu: Tôi lập tức mang tiền đến biếu tận tay Có thể thấy lần này bố mẹ vợ tôi thật sự gặp phải khó khăn rồi mới gọi điện cầu cứu tôi. Hôm đó tôi vừa từ công ty trở về nhà thì nhận được điện thoại của mẹ vợ, bà nói bố vợ tôi bị bệnh nặng phải làm phẫu thuật gấp, cần đóng trước 50 triệu tiền viện phí, bà hỏi...