Mẹ vợ mất, chồng tôi cũng không về
Đúng là tình huống trớ trêu, tôi cũng không biết nên làm thế nào với người chồng này nữa.
Lúc này, đầu óc tôi quay cuồng, tôi còn chưa nguôi nỗi đau mất mẹ thì lại thêm sự thất vọng về người chồng. Chồng tôi là một người đàn ông đê tiện, thực sự là tôi phải dùng từ ấy mới xứng với anh.
Tôi và anh lấy nhau được 3 năm. Ngày đầu, tình cảm vợ chồng chúng tôi rất tốt. Anh cũng không phải là người đàn ông ki bo hay khó chịu gì. Chỉ là anh có tính vô tâm. Điều này thì từ khi yêu nhau, tôi cũng đã biết. Nhưng thiết nghĩ, đàn ông thì ai chẳng vô tâm. Mấy ai quan tâm hết mọi thứ của phụ nữđâu, nên tôi cũng tạm cho qua. Và rồi, cứ thế, mọi điều kiện đều thuận lợi nên chúng tôi lấy nhau.
Chúng tôi đã có với nhau một đứa con gái. Cháu rất ngoan và biết nghe lời bố mẹ. Vì nhà tôi ở xa nên trước khi lấy nhau, tôi đã thỏa thuận với chồng rằng, chúng tôi sẽ thường xuyên về thăm gia đình tôi. Vì như thế sẽ công bằng hơn, chứ không có chuyện, con gái đi lấy chồng là coi như bố mẹ mất con. Với lại, tôi cũng là con, cũng muốn làm tròn bổn phận của người con chứ. Anh đồng ý yêu cầu của tôi.
Nhưng không như thỏa thuận, từ ngày lấy nhau, anh gần như không về nhà tôi. 3 năm làm vợ chồng, anh mới về nhà tôi được 1 lần, đúng là như vậy. Chỉ thi thoảng, tôi giục thì anh mới gọi điện hỏi thăm bố mẹ tôi. Nhưng mà, dần dần, anh cũng không làm việc đó nữa. Bố mẹ tôi cũng góp ý rất nhiều nhưng mà anh không thay đổi. Dường như anh chẳng quan tâm tới chuyện đó, vì là, gia đình xa nhau nên lấy được tôi, anh coi thế là xong. Anh cũng không cần quan tâm nhà vợ nữa vì nghĩ, không về thì thôi, cũng không có gì. Không về thì sau này chẳng giáp mặt nhau, nên không cần thiết.
Đúng là số tôi quá khổ. Con thì nhỏ mà phải li dị chồng nhưng làm sao sống được với người chồng như vậy. (ảnh minh họa)
Anh sống ích kỉ, tôi thì chán nản vì suy nghĩ ấy của anh. Nên lần nào về nhà, tôi cũng tự khắc về. Anh chẳng cản trở tôi, anh bảo tôi có tiền thì cứ về, anh không cấm. Mỗi lần như vậy tôi đều tủi thân vô cùng, vì về xóm làng, họ hàng, hàng xóm đều hỏi tôi sao chồng không về. Họ còn nghĩ tôi bỏ chồng mà giấu họ. Nhưng mà, tôi nghĩ, chuyện này cũng không có gì. Thôi thì cười trừ cho xong.
Tôi mệt mỏi vì thái độ của anh với gia đình tôi. Thôi thì không nói được thì tôi mặc kệ, anh muốn ra sao thì muốn. Tôi chấp nhận tất cả chuyện này, coi như anh không phải là con rể của bố mẹ tôi, là người tách biệt với gia đình tôi. Tôi đã chán ngấy anh rồi, không còn nhắc nhở chuyện phải quan tâm gia đình tôi làm gì.
Video đang HOT
Nhưng mà, sau 3 năm làm vợ chồng, chuyện mà tôi không thể làm ngơ được đó là, anh đã không về nhà tôi khi mẹ tôi mất.Nỗi đau chồng chất nỗi đau. Cả họ hàng chắc như đinh đóng cột là tôi bỏ chồng. Tôi đành gật đầu như vậy vì còn lý do nào nữa đâu, còn lý do nào mà con rể không về viếng mẹ vợ. Tôi cũng xác định, đó là lần cuối cùng tôi gọi anh là chồng, không còn vợ chồng gì với anh nữa. Tôi quyết định từ bỏ tình cảm này, quyết định ly hôn sau khi mọi chuyện xong xuôi.
Đúng là số tôi quá khổ. Con thì nhỏ mà phải li dị chồng nhưng làm sao sống được với người chồng như vậy. Tôi hỏi tại sao thì anh bảo, bây giờ anh không muốn quan hệ gì với nhà vợ nữa, để sau này không phải đi lại nhiều. Lấy được tôi, vậy là xong, cần gì phải đi lại này kia. Nếu tôi thích thì tôi tự giác mà về thăm, làm tròn chữ hiếu, anh không cấm.
Đúng là một người chồng đê tiện, tôi không còn lời nào để nói với anh nữa, tôi quá chán rồi. Giờ đây, tôi thực sự cảm thấy mệt mỏi khi chờ đợi ngày ra tòa ly hôn. Chồng gì mà như vậy, thà không lấy chồng còn hơn!
Theo VNE
Càng nghĩ tôi càng thấy nhục!
Không chỉ bị sui gia coi thường mà cả con dâu tương lai cũng không coi nhà chồng ra gì.
Bây giờ đã vậy, mai mốt cưới nhau, làm sao tôi có thể sống nổi dưới ách thống trị của cả gia đình vợ?
Bây giờ thì tôi biết bị người khác "trèo lên đầu, lên cổ" là như thế nào. "Anh về nói với ba mẹ phải qua đây xin lỗi ba má em. Nếu không, em không hứa là sẽ yên chuyện đâu đấy. Nghèo mà không biết thân phận"- giọng Bích Liên the thé thật chói tai.
Tôi biết chuyện ba mẹ tôi tự ý mang lô hàng thế chấp để vay tiền trả lương công nhân mà không xin phép ba mẹ Bích Liên là không đúng. Thế nhưng, ba mẹ tôi làm chuyện đó vì lợi ích, danh dự của công ty chứ đâu phải tư túi mà con dâu tương lai lại nặng lời như vậy? Đúng là sui gia hùn hạp làm ăn thật khó, nhất là khi ba mẹ tôi lại dưới quyền ba má Bích Liên, chuyện gì cũng có thể bị sui gia và cả con dâu tương lai xài xể, nặng nhẹ.
"Sao chưa đi, còn ngồi đó làm gì?"- thấy tôi còn chần chừ, Bích Liên quát. Tôi đứng bật dậy: "Ừ, thì đi!". Nhưng tôi không về nhà, cũng không nói gì với ba mẹ về những điều Bích Liên nhắn gởi. Tôi rủ thằng bạn thân đi nhậu. Hắn trợn mắt: "Bộ trời sắp sập rồi hay sao mà rủ tao nhậu? Không sợ con cọp cái ở nhà à?". Tôi lắc đầu: "Dẹp đi. Đừng nhắc cô ấy với tao nữa, mắc ói quá rồi đây".
Tôi nhậu say bí tỉ, hôm sau không đến công ty. Bích Liên gọi điện không được thì nhắn tin. Hết nhắn nhẹ nhàng, nàng lại chửi mắng, miệt thị như xưa nay nàng vẫn làm. Gọi, nhắn không ăn thua, nàng đến tận nhà xông vào phòng kéo tóc tôi dựng dậy: "Tưởng anh chết rồi chớ, hóa ra lại chết dí ở đây. Đúng là đồ ăn hại".
Ba mẹ tôi nói là làm. Bích Liên biết chuyện vội chạy sang tru tréo: "Ba mẹ lại muốn qua mặt ba má con lần nữa hay sao? (ảnh minh họa)
Tôi đau quá nên nổi khùng gạt mạnh tay Bích Liên: "Em làm cái gì vậy?". "Nắm đầu anh, không thấy sao còn hỏi? Bảo anh làm gì, anh còn nhớ không?"- Bích Liên tức tối. Tôi nhìn thẳng mặt nàng: "Em về đi, nói thiệt, thấy cái mặt em, anh nổi da gà... Đàn bà con gái gì mà dữ như quỷ sứ. May mà chưa cưới...". "Cái gì, đuổi tôi hả? Biết cái nhà này là của ai không mà đuổi? Không nhớ thì tôi nhắc cho: Cái nhà này ba mẹ đã gán nợ cho nhà tôi, cả nhà anh đang ở đậu, biết không?".
Bích Liên luôn biết đánh vào điểm yếu của tôi. Nếu ba mẹ tôi không làm ăn thua lỗ, nợ nần thì đâu phải lệ thuộc nhà Bích Liên như vậy. Càng nghĩ tôi càng thấy nhục. Không chỉ bị sui gia coi thường mà cả con dâu tương lai cũng không coi nhà chồng ra gì. Bây giờ đã vậy, mai mốt cưới nhau, làm sao tôi có thể sống nổi dưới ách thống trị của cả gia đình vợ?
Chuyện rồi cũng tới tai ba mẹ tôi. Ba tôi bảo: "Ba cũng thấy mệt mỏi lắm rồi. Bạn bè bình thường thì không sao chớ dính tới tiền bạc thì khó lắm. Ba biết bên anh sui coi nhà mình không ra gì, thật khổ tâm hết sức...". Mẹ tôi cũng buồn rầu: "Hay là mình bán cái nhà này, trả hết nợ bên kia cho khỏe; nếu có dư chút đỉnh thì mua miếng đất cất nhà... chớ lệ thuộc người ta như vầy hoài cũng khó".
Ba mẹ tôi nói là làm. Bích Liên biết chuyện vội chạy sang tru tréo: "Ba mẹ lại muốn qua mặt ba má con lần nữa hay sao? Đúng là không biết điều mà". Ba tôi vẫn ôn tồn: "Không phải ba mẹ muốn qua mặt anh chị sui, chẳng qua là ba mẹ muốn mọi chuyện đâu ra đó, không còn nợ nần gì nhau cho dễ tính. Ba không muốn chuyện hôn nhân của tụi con bị tiền bạc chi phối. Con đâu biết là người ta nói sau lưng ba mẹ đủ điều...". Bích Liên tiu nghỉu: "Thì ba mẹ đừng nghe". Quay sang tôi, nàng nhẹ nhàng: "Ý anh sao?". Tôi bảo: "Ba mẹ đã bàn với anh rồi, cứ vậy mà làm. Em về đi, đừng ở đây làm rộn ba mẹ".
Cũng phải mất 10 phút nữa Bích Liên mới chịu ra về. Từ hôm đó, bỗng dưng ngày nào nàng cũng giục cưới dù gia đình hai bên đã chọn ngày lành vào tháng 6 năm sau. Nàng giục đến nỗi tôi phát quạu: "Không có cưới xin gì nữa".
Tôi nói là làm. Mấy hôm sau tôi qua nhà cha mẹ vợ tương lai. Có lẽ tưởng tôi qua để năn nỉ, xin lỗi vụ ba mẹ tôi rao bán nhà nên ông bà không thèm tiếp. Tôi chờ hơn một tiếng đồng hồ, cuối cùng họ cũng phải ra. Vừa thấy tôi, mẹ vợ tương lai nhăn mặt: "Tôi đã nói với anh rồi, biết điều thì còn nói chuyện, không biết điều thì về đi". Cha vợ tương lai của tôi cũng phụ họa: "Anh về kêu anh chị sui qua đây nói chuyện chớ tôi không nói với con nít".
Tôi bỏ về. Ngay tối đó, tôi nhận được điện thoại của mẹ Bích Liên. Bà mếu máo nói rằng cô con gái rượu của mình đã uống thuốc ngủ quá liều, phải chở vô bệnh viện cấp cứu. (Ảnh minh họa)
Phải cố gắng lắm tôi mới kềm chế được. Hai nhà trước đây vốn là chỗ bạn bè. Tôi với Bích Liên biết nhau từ nhỏ. Chuyện hôn nhân của hai đứa cũng do gia đình sắp đặt. Gặp lúc gia đình nguy khốn, có người đứng ra trợ giúp nên dẫu biết Bích Liên tính khí dữ dằn và gia đình nàng rất khinh người nhưng tôi vẫn bấm bụng chịu đựng. Cứ nghĩ mọi chuyện rồi sẽ thay đổi một khi trở thành người nhà của nhau, không ngờ tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Trong suy nghĩ của gia đình Bích Liên, chúng tôi là những kẻ hạ tiện, vô dụng, ăn bám dù ba mẹ và mấy anh em tôi phải làm cật lực cho công ty của họ...
"Nếu không có sự tôn trọng dành cho nhau thì con nghĩ chúng ta nên chia tay. Từ mai, nhà con sẽ không làm việc cho công ty của ba mẹ nữa. Nợ nần thì nhà con sẽ trả đủ. Còn chuyện của con với Bích Liên thì con cũng xin lỗi ba mẹ vì con không thể tiếp tục..."- tôi nói rành rẽ từng câu.
Ba má vợ tương lai của tôi trợn tròn mắt. Có lẽ họ không ngờ tôi lại nói ra những điều này. Cả Bích Liên vừa về tới cũng đã kịp nghe thấy. Nàng chụp lấy áo tôi kéo mạnh khiến tôi suýt ngã: "Anh dám nói như vậy với ba mẹ hả? Anh muốn chết hả?". Tôi gỡ tay nàng ra: "Em nhìn lại mình đi. Anh thấy không có lý do gì để gắn bó cuộc đời với một người phụ nữ như em. Xin phép hai bác, con về".
Nói rồi tôi quay lưng bỏ về, trong bụng rất hả hê như thể vừa cởi được gông xiềng. Mà đúng là tôi đã cởi bỏ được gông xiềng khi tôi đã dám gọi họ là "hai bác" thay cho từ "ba mẹ" hằng ngày. Bích Liên chạy theo túm lấy lưng áo tôi: "Anh đứng lại. Anh không thể nói bỏ là bỏ được. Nếu anh bỏ em, em sẽ chết trước mặt anh cho anh coi". Tôi dứt mạnh tay Bích Liên ra: "Cuộc sống là của em, em muốn làm gì với nó thì tùy em".
Tôi bỏ về. Ngay tối đó, tôi nhận được điện thoại của mẹ Bích Liên. Bà mếu máo nói rằng cô con gái rượu của mình đã uống thuốc ngủ quá liều, phải chở vô bệnh viện cấp cứu. Bà năn nỉ tôi vào bệnh viện với con gái mình. Tôi chạy vô bệnh viện. Bích Liên vẫn chưa tỉnh. Bác sĩ vừa súc ruột cho nàng. "Nếu chậm trễ một chút nữa thì không cứu kịp đâu"- vị bác sĩ bảo tôi.
Mãi tới sáng hôm sau Bích Liên mới tỉnh. Nàng giữ chặt tay tôi: "Anh ở lại đây với em, đừng bỏ em...". Tôi làm thinh. Mẹ Bích Liên mang đồ ăn vào. Nàng ăn một hơi hết tô hoành thánh. Tôi nghĩ bụng, ăn được như vậy thì chắc không chết đâu. Tôi nhìn kỹ Bích Liên. Nàng không có vẻ gì là vừa từ cõi chết trở về. Hay là họ về hùa nhau gạt tôi?
"Con Liên mà có chuyện gì thì tôi không tha cho anh đâu"- ba nàng đe dọa. Trong khi đó, mẹ nàng ngọt ngào: "Nó đang bệnh, con đừng làm gì phật ý nó. Coi như mẹ năn nỉ con đó". Cứ vậy, người đập, kẻ xoa khiến tôi khó chịu vô cùng. Còn Bích Liên thì sau khi ra viện về nhà đến nay bỗng hiền ngoan như chú cừu non. Tuy vậy, nàng vẫn đe tôi: "Nếu anh bỏ em thì em chết cho coi".
Tôi thật sự không muốn dính líu gì với nhà ấy nữa. Lòng tôi cũng không hề có chút tình cảm nào dành cho cô con gái rượu của nhà họ. Tôi thật sự muốn dứt ra. Nhưng họ cứ bủa vây tôi bằng những thứ lưới rập vô hình như vậy, làm sao tôi thoát ra bây giờ? Chẳng lẽ tôi lại lấy cái chết ra để dọa lại họ như họ đã từng dọa tôi?
Theo VNE
4 năm lấy vợ, tôi sống cảnh "chó chui gầm chạn" Nghe nói Tết này được nghỉ tới 9 ngày. Tôi muốn đưa vợ về thăm bố mẹ mình quá. Song vợ tôi lại muốn đi du lịch chứ nhất định không chịu về "cái chốn nhà quê lắm dĩn ấy". Năm hết Tết đến, mối lo tiền bạc ngày một nặng gánh. Nhiều lúc tôi ước gì 10 năm mới có một cái...