4 năm lấy vợ, tôi sống cảnh “chó chui gầm chạn”
Nghe nói Tết này được nghỉ tới 9 ngày. Tôi muốn đưa vợ về thăm bố mẹ mình quá. Song vợ tôi lại muốn đi du lịch chứ nhất định không chịu về “cái chốn nhà quê lắm dĩn ấy”.
Năm hết Tết đến, mối lo tiền bạc ngày một nặng gánh. Nhiều lúc tôi ước gì 10 năm mới có một cái Tết thôi. Bởi bên cạnh niềm vui của vô số người thì vẫn còn sự ấm ức của chàng rể sống nhờ nhà vợ là tôi.
Tôi biết, việc kể lể chẳng đáng mặt đàn ông chút nào. Song tôi cũng là con người với những tâm tư thường nhật. Lẽ nào đàn ông không được lên tiếng trước những áp bức cứ đè nặng trên đầu?
Đã 4 năm sống cảnh “chó chui gầm chạn” mà chỉ được về thăm bố mẹ đẻ có 4 lần. Ngày đầu tôi về thăm gia đình sau ngày cưới. Sau một đêm ngủ, vợ tôi chê nhà quê lắm dĩn cắn đỏ da, đồ ăn chém to kho mặn. Tôi bị vợ ép tức tốc về nhà ngoại. Lần thứ 2, 3 tôi về nhà nội do bố mẹ tôi ốm nặng phải nhập viện. Lần thứ 4 vợ chồng tôi về quê dự đám tang của ông nội. Hết!
Tôi thường phải nghe mẹ vợ thuyết giáo: “Con đã ở rể thì phải toàn tâm chăm lo cho bố mẹ vợ và vợ. Đừng có mà đứng đằng ngoại trông đằng nội nghe. Ăn cơm nhà vợ, ở nhà vợ thì phải chăm sóc cho nhà vợ thật chu đáo. Sau này cả cái cơ ngơi này sẽ chia cho vợ chồng con phần hơn”.
Đã 4 năm sống cảnh “chó chui gầm chạn” mà chỉ được về thăm bố mẹ đẻ có 4 lần. (Ảnh minh họa).
Tôi ậm ừ cho qua chuyện, còn trong lòng không phục. Thế này thì đến lúc vợ chồng tôi có con, tôi sẽ phải vừa làm bố vừa làm mẹ hầu con thôi.
Bố mẹ vợ tôi sinh một bề con gái. Chị vợ đã kết hôn và ra ở riêng. Còn cơ quan tôi cách xa nhà 50 km nên tôi đành ở tạm nhà vợ để tiện cho công việc.
Bố mẹ vợ cũng không muốn vợ chồng tôi dọn ra ngoài ở vì sợ tuổi già dễ bề gặp trái gió trở trời. Thương bố mẹ vợ, tôi buông mình trong kiếp ở rể. Thôi thì ăn nhiều ở hết bao nhiêu.
Ngày Tết ngày nhất, bố mẹ vợ không cho tôi về thăm bố mẹ đẻ. Tôi phải dọn dẹp nhà cửa, nấu mâm cúng suốt 3 ngày Tết. Bố vợ tôi bảo: “1 năm 365 ngày đã ở nhờ nhà vợ được thì Tết cũng về nhà làm gì. Lúc nào có công to việc lớn thì anh mới được về”.
Video đang HOT
Tết năm nào, mọi người trong nhà vợ tôi cũng đi chơi họ hàng, làng xóm láng giềng. Còn tôi trở thành thằng trông nhà tiếp khách bất đắc dĩ. Nghĩ mà muốn đập tung mọi thứ cho bõ tức.
Nhiều lúc có khách khứa đến chúc Tết, bố mẹ vợ tôi cứ thản nhiên giới thiệu: “Nhà thằng rể nghèo nên đành ở Tết đây”.
Nhiều người không biết chuyện đã oán trách tôi. Họ bảo: “Con không chê cha mẹ khó”. Sao vì muốn ăn sung mặc sướng mà không về thăm Tết nhà mình. Họ có biết đâu tôi đã bị bố mẹ vợ cản về thăm nhà. Tôi có uất ức mà chẳng dám nói ra.
Tôi còn nhớ Tết năm ngoái, anh chị vợ về ăn Tết nhà vợ thường tỏ ý khinh thường tôi. Anh rể bảo: “Nhất chú, được bám váy nhà vợ, chẳng phải lo đếch gì đến tiền bạc”.
Quả thực, sinh hoạt phí của vợ chồng tôi vẫn phải nộp cho bố mẹ vợ đầy đủ. Tôi phải đi làm chính, làm thêm để thích ứng kịp với cuộc sống giàu sang nhà ngoại. Chứ tôi chưa từng cầm tiền của bố mẹ vợ lần nào.
Lúc cả nhà ăn lẩu uống rượu, tôi chẳng được ngồi tại mâm mấy phút vì còn phải lăng xăng đi tiếp thức ăn cho mọi người. Tôi chẳng khác gì bồi bàn cả.
Tối đến tôi thủ thỉ với vợ: “Anh là chồng em hay là thằng ở nhà em. Anh có thể chăm chỉ làm lụng việc nhà. Nhưng mọi người phải giữ sĩ diện cho anh lúc có khách chứ”.
Tôi tưởng vợ sẽ thấu hiểu nỗi lòng mình. Ai dè cô ấy bĩu môi: “Cưới 4 năm mà chưa đẻ được con là tại anh. Giờ anh lại bắt vợ làm việc nhà thì đến bao giờ mới được phát lì xì cho con hả?”.
Thì ra từ trước đến nay, cô ấy đổ lỗi hiếm muộn cho chồng. Trong khi bao nhiêu lần tôi giục cô ấy cùng tới viện kiểm tra đều bị chối từ.
Tôi nên làm gì để thoát khỏi kiếp đọa đày ở rể trong những ngày Tết sắp tới. Có lẽ nào tôi xin cơ quan cho lịch trực suốt mấy ngày Tết để khỏi phải chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt ở nhà vợ? (Ảnh minh họa).
Tết nữa lại sắp đến, tôi lại sắp thành thằng lao công dọn dẹp nhà cửa, xách đồ cho mẹ vợ, nấu nướng sắp cỗ.
Nghe nói Tết này được nghỉ tới 9 ngày. Tôi muốn đưa vợ về thăm bố mẹ mình quá. Song vợ tôi lại muốn đi du lịch chứ nhất định không chịu về “cái chốn nhà quê lắm dĩn ấy”.
Tôi nên làm gì để thoát khỏi kiếp đọa đày ở rể trong những ngày Tết sắp tới. Có lẽ nào tôi xin cơ quan cho lịch trực suốt mấy ngày Tết để khỏi phải chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt ở nhà vợ?
Hay tôi cứ một mình về ăn Tết ở nhà bố mẹ đẻ? Hoặc tôi phải đưa điều kiện với vợ: Một là chung tay làm việc nhà trong ngày Tết, hai là đi du lịch? Các bạn thấy cách nào phù hợp nhất với tình cảnh của tôi lúc này?
Theo VNE
Bạn bè cười tôi ở rể, ăn bám nhà vợ
Ở rể 10 năm nhà vợ, tôi có cảm giác hèn. Hèn nhất là khi bị bạn bè chê cười, giễu cợt.
Trước giờ tôi luôn tự hào vì sống ở nhà vợ, có nhà ở Hà Nội lại chẳng phải lo thuê nhà như bạn bè. Tôi chỉ nghĩ đơn giản, việc ở nhà vợ hay không không quan trọng, chỉ cần là có nhà cửa ở đây là đã đáng vui mừng rồi, chẳng có gì mà không vỗ ngực tự hào vì bạn bè cả. Nhà ai đâu phải là thứ quan trọng, chỉ cần là có nơi ăn chốn ở cẩn thận, đường hoàng, không phải khổ sở chen chúc trong căn nhà chật hẹp như hồi sinh viên là được.
Tôi lấy vợ cũng chỉ nghĩ chọn một đám có điều kiện. Và sau rất nhiều lần cố gắng, tôi đã yêu được một cô gái Hà Nội. Em lại thuộc gia đình khá giả, có điều kiện nên tôi cũng mừng lắm. Là sinh viên nghèo, vốn có tài năng ăn nói lại có ngoại hình, tôi được nhiều cô gái vây quanh. Tuy vậy, những cuộc tình sinh viên không đem lại lợi lộc gì nên tôi cũng không muốn đi quá xa. Chỉ hi vọng chọn được một người như ý, và có thể nương tựa vào nhà vợ.
Tôi là một gã đẹp trai, có học thức, được nhiều cô gái vây theo thì hà cớ gì tôi không chọn một người giàu sang để lấy. Nếu tôi xấu, tôi khó có người yêu thì không nói làm gì, đằng này...
Tôi lấy vợ cũng chỉ nghĩ chọn một đám có điều kiện. Và sau rất nhiều lần cố gắng, tôi đã yêu được một cô gái Hà Nội. (Ảnh minh họa)
Cuối cùng, tôi chọn em, người con gái kém tôi 2 tuổi, học dưới khóa tôi. Em là con gái Hà Nội chính hiệu. Bố mẹ em đều làm công nhân viên chức, cũng là người làm trong nghề lâu năm, lại có điều kiện từ trước nên gia đình em khá lắm. Tôi đến nhà em chơi vài lần với tư cách là bạn bè, rồi dần dần tìm hiểu tính nết của em, tôi bắt đầu thấy quý, rồi yêu.
Tôi ngỏ lời với em và cuối cùng, thật may mắn tôi được em chấp nhận. Chính thức yêu nhau được hơn 2 năm thì chúng tôi cưới. Vì cả hai đã ra trường và đều có công việc ổn định cả rồi. Em được bố mẹ lo cho một công việc khá tốt, thu nhập cao. Còn tôi cũng xin làm kinh doanh cho một công ty lớn, lương lậu vào loại khá.
Chúng tôi tính thuê một căn phòng rộng để sống, hi vọng bố mẹ sẽ hiểu cho hoàn cảnh của tôi. Vì là trai tỉnh lẻ, lại chưa có nhà ở Hà Nội nên tôi muốn một vài năm rồi tích tiền mua nhà. Nhưng, thấy con gái vất vả, tháng cứ phải bỏ ra một khoản lớn trả tiền nhà, điện nước, bố mẹ vợ tôi lo lắng và có ý cho chúng tôi về nhà ở.
Nhà em cao, rộng, còn thừa một tầng trên không có người. Trong nhà chỉ có một cô em gái nữa, nhưng nếu chúng tôi về ở thì sau này em gái em sẽ ở nhà chồng. Với lại, người yêu em có vẻ có điều kiện nhiều hơn tôi nên bố mẹ cũng ưu ái con gái lớn. Tôi dọn về nhà em ở trong niềm phấn khích vì nghĩ rằng, từ nay mình sẽ không phải chui ra chui vào cái ngõ nhỏ tí trong căn phòng trọ chật hẹp ấy nữa. Chúng tôi vui vẻ sống cùng cả nhà vợ, và thật sự, tôi thấy không có gì phải ái ngại cả.
Nhà em cao, rộng, còn thừa một tầng trên không có người. Trong nhà chỉ có một cô em gái nữa, nhưng nếu chúng tôi về ở thì sau này em gái em sẽ ở nhà chồng. (ảnh minh họa)
Rồi em có bầu, sinh con, mẹ vợ dọn phòng của em gái xuống tầng dưới, dành cho chúng tôi hẳn một phòng nữa cho rộng rãi, để tiện để đồ và trông con. Gần chục năm nay, tôi đi làm, đi nhậu, về nhà, bố mẹ cũng không bận tâm nhiều. Hôm nào đi chơi khuya, không về sớm được thì gọi điện báo với bố mẹ. Toi luôn tạo cho mình tâm thế, coi bố mẹ vợ như bố mẹ mình, nên có gì cứ nói với bố mẹ và vợ một tiếng thì rất dễ dàng. Vợ tôi cũng là người biết điều nên chuyện đó không có gì khó khăn.
Vả lại, con gái thường sợ lấy chồng vì phải ở chung nhà chồng, làm dâu con. Em được về sống cùng bố mẹ mình, chẳng phải là càng vui và hạnh phúc hay sao. Tôi biết em mừng lắm, dù sao thì có con cái, ở gần ông bà cũng chăm cháu cho. Giờ con đã lớn, em gái vợ cũng đi lấy chồng, thế là căn nhà ấy chỉ có bố mẹ và tôi. Chúng tôi giống như người mua được nhà rồi đón bố mẹ ở quê lên ở. Có gì đâu mà nghĩ ngợi chuyện dâu hay rể.
Nhiều người bảo tôi sướng vì gần chục năm qua không phải lo toan gì chuyện nhà cửa. Nhưng có người nói sau lưng, bảo tôi không biết điều, chỉ nghĩ chuyện hám gái giầu rồi lấy. Bảo tôi là đàn ông mà không biết tự lập, bám váy vợ là hèn.
Thực ra, tôi không quá câu nệ chuyện đó, không phải vì tôi ở rể mà nói như vậy, chỉ là, mình làm gì cần phải sĩ diện. Nhà bố mẹ có nhà, còn thừa hẳn một tầng không ai ở mà con cái lại ra ngoài thuê nhà, chẳng phải thiên hạ cũng có cớ mà nói hay sao. Tôi cho rằng những kẻ nói xấu tôi là những người ghen ăn, tức ở, không muốn tôi hơn họ. Đi họp lớp, thi thoảng bạn bè có hỏi câu: "Dạo này ông vẫn ở nhà vợ à?" khiến tôi có chút chạnh lòng, nhưng tôi quen rồi, cũng nhanh chóng ứng xử.
Họ bảo tôi nhục vì ở rể lâu như thế, không tính chuyện mua nhà. Nhưng mua làm gì bây giờ. 10 năm qua, con tôi cũng lớn, cũng quen ông bà, cũng có cảm giác ở gần ông bà nên giờ chuyển ra ngoài e không tiện. Vợ chồng tôi cũng có khả năng mua nhà rồi nhưng làm sao phải thế, thế khác gì bỏ tiền đi chỗ khác. Trong khi nhà này thì chẳng ai ở, để bố mẹ cô quạnh?
Tôi không quan tâm lời dị nghị của thiên hạ, không ở trong hoàn cảnh của tôi, làm sao mà họ hiểu được. Tôi biết, mình đã tính toán nhưng thử hỏi, đàn ông ở trong hoàn cảnh của tôi ngày trước, các bạn có làm như tôi không. Có nói mồm thì bảo là không vì sĩ diện nhưng tôi chắc, trong tâm các anh chàng, các gã đàn ông luôn nghĩ, nếu có 10 cô gái chọn họ thì họ sẽ chọn một cô gái nào xinh xắn, có điều kiện nhất. Tôi cũng đã chọn vợ như vậy và giờ tôi đang hạnh phúc. Đừng bao giờ nói với tôi là các bạn không thích giàu sang, không thích có nhà Hà Nội. Và cũng đừng sĩ diện mà thừa nhận mình sẽ lấy một cô gái xấu xí, nghèo khó trong đám các cô gái giàu sang kia. Tôi không tin đâu bạn ạ. Và cũng đừng có cười tôi vì &'mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh', mong các bạn hiểu điều này.
Theo VNE
Tôi ở rể sướng như tiên Nghe mấy ông anh nói, ở rể nhục này, nhục nọ, tôi thấy hài hài. Nhục hay không là do các ông suy nghĩ thôi và cũng tùy hoàn cảnh nữa. Đâu phải ông nào cũng nhục khi ở rể, ở rể thì có gì sai nào, có gì không tốt nào? Tôi đây, ở rể sướng như tiên này, nhục đâu mà...