Mẹ vợ của chồng tôi
Mẹ du lịch về, có khi con gái chẳng được món quà nào nhưng hai chàng rể nhất định sẽ có chiếc áo thun thời trang hay cái nón, lá bùa bình an… Mẹ luôn nhớ rõ sở thích của từng đứa.
Những lúc gia đình tụ họp hay có dịp, hai chàng rể của mẹ tôi, trong đó có chồng tôi thường lựa lúc vợ không có mặt để méc những tật xấu của vợ mình. Cũng chẳng có gì ghê gớm, chỉ là cô em gái hay ăn hiếp chồng, không vừa ý gì đó là ngắt nhéo, lại thêm tật lười nấu ăn. Còn tôi thì bị méc vì cái tính khó chịu, hay càm ràm và kỹ quá mức. Ví dụ như khi chồng lấy món gì đó mà không để lại đúng chỗ, tôi rất dễ nổi quạu và đôi khi một lỗi nhỏ bị nhắc lại nhiều lần.
Mẹ vợ ngồi lắng nghe con rể giãi bày rồi thủng thẳng nói: “Đó, tụi con thấy chưa. Hồi đó, tụi con có chịu nghe mẹ nói đâu. Gà mẹ nuôi mẹ biết, nên đã cảnh báo từ xa, lúc tụi con mới lân la tìm hiểu. Mẹ đã kể tính xấu của từng đứa, mà lúc đó có đứa nào thèm nghe đâu. Cái gì cũng nói không sao. Bây giờ méc gì nữa”. Hai chàng rể nghe xong im re.
Nói thì nói thế nhưng mẹ rất cưng con rể và coi như con ruột. Mẹ cũng nhỏ to chỉ cách “trị” hai đứa con gái và vun vén gia đình ấm êm hạnh phúc. Mẹ “xì tin” và hài hước, lại tâm lý nên hai chàng rể có chuyện lớn nhỏ gì cũng hỏi ý kiến và tâm sự như người bạn.
Mẹ coi con rể như người bạn. (Ảnh minh hoạ)
Có hôm mẹ cười khúc khích, đưa cho con gái xem tin nhắn của con rể rồi hãnh diện nói: “Thấy chưa, làm hồng nhan tri kỷ kiểu gì mà những chuyện nhỏ như con thỏ vầy nó cũng hỏi mẹ mà không dám nói với tụi bây”. Hóa ra, ông rể quý muốn mua cái đồng hồ kiểu dáng thể thao, chụp hình hỏi mẹ xem nhìn có đẹp không và nên mua cái nào.
Video đang HOT
Có khi là định sắm cái máy hút bụi mới. Biết hỏi vợ sẽ bị cản trở, bàn lui nên chơi chiêu tiền trảm hậu tấu. Rồi mẹ bảo: “Có thu thì phải có chi, có làm thì phải có chơi mới có động lực mà làm tiếp chứ. Nó thích thì để nó mua, đừng mặt nặng mày nhẹ”.
Mẹ vợ còn có phương châm sống rất hay là “không hà tiện lời khen và rất tiết kiệm lời chê” nên dù có khi bị mắng nhưng con rể không hề để bụng. Con gái lập luận chê trách chồng điều gì cũng bị mẹ bẻ cong hết. Nghe con gái kể chồng nóng tính, mẹ bảo “đàn ông thường nóng tính hơn phụ nữ, người nóng tính thường là người thẳng thắn, chân tình”. Chê chồng bừa bộn, mẹ lại bảo “thì chịu khó dẹp một chút đi, đàn ông bừa bộn còn dễ xài hơn mấy ông kỹ từng cọng tóc, hạt bụi”. Bảo chồng lo cho bên chồng nhiều quá, mẹ hỏi “thế con cũng có con trai, con muốn sau này con trai lấy vợ xong vẫn lo cho cha mẹ hay chỉ lo cho vợ con nó?”… Nói chung là, lời chê bai nào cũng bị mẹ hóa giải hết.
Một lần nhìn thấy con gái “giở thói con nhà võ” và cấu véo chồng mạnh tay, mẹ gọi giật: “Nè nhỏ kia, muốn cả nhà xúm vô đánh hội đồng một trận cho chừa không hả?”. Em rể nghe mẹ vợ bênh vực vậy cũng mát lòng mát dạ. Từ đó về sau, em gái tôi không còn tật xấu ăn hiếp chồng nữa.
Facebook của con rể đăng mấy tấm hình mới, dòng trạng thái mới là y như rằng mẹ vợ “like” trước tiên. Cảm kích, nên biết mẹ mê du lịch và chụp hình, con rể mua tặng mẹ chiếc gậy selfie để điệu cho vui. Mẹ du lịch về, có khi con gái chẳng được món quà nào nhưng hai chàng rể nhất định sẽ có chiếc áo thun thời trang hay cái nón, lá bùa bình an… Mẹ luôn nhớ rõ sở thích của từng đứa.
Mẹ vợ như thế, nên hễ nhà có chuyện cần là hai chàng rể có mặt trong tích tắc và cùng xắn tay vào làm, không nề hà gì. Nhiều người bảo mẹ có phúc, nhưng tôi nghĩ đó không chỉ là phúc phần, mà là kết quả của việc gieo trồng và thu hái thành quả. Chăm chút tình cảm cũng giống như hình thái đầu tư. Đầu tư đúng cách và đúng chỗ thì sinh lợi. Cái lợi đó không cầm nắm hay nhìn thấy được, nhưng giá trị mà nó mang lại thì vô cùng.
Diễm Phương
Theo phunuonline.com.vn
Nếu trả tiền cho công việc nhà với giá rẻ mạt thì người phụ nữ nào cũng sẽ trở nên giàu có
Nhà không gọn gàng, ngăn nắp đó là lỗi của phụ nữ. Cơm nước qua loa sẽ bị cho là không biết chăm lo cho gia đình.
Chồng ra đường ăn mặc không thơm tho, sạch sẽ là do vợ vụng về. Ngay cả việc con cái gầy gò, mãi không tăng cân cũng là do lỗi của phụ nữ nốt. Vậy có công bằng hay không khi bảo rằng vợ chồng bình đẳng?
Hơi chua chát nhưng ngẫm lại cũng có phần đúng khi nhiều người phụ nữ nội trợ bảo mình thua cả những người giúp việc. Bởi người ta đi làm giúp việc còn có giờ giấc nghỉ ngơi, còn được nhận lương hàng tháng. Đằng này, có những người phụ nữ làm việc miệt mài, luôn tay luôn chân cả ngày nhưng chẳng được ai công nhận. Ngay cả người chồng cũng chẳng hiểu những vất vả của vợ, chỉ biết bĩu môi: "Ở nhà chỉ dăm ba việc lặt vặt, quét nhà nấu cơm thì có gì mà khổ?".
Ở nhà có mỗi việc quét nhà, nấu cơm thì có gì là khổ? - Ảnh minh họa: Internet
Thời nào cũng vậy, chuyện nhà cửa, bếp núc luôn luôn được mặc định là của phụ nữ. Đàn bà dù giỏi giang, thông minh đến đâu nhưng bước về nhà luôn có những việc không tên đang đợi sẵn. Thật buồn cười là có những người phụ nữ cực kì giỏi, kiếm tiền không thua đàn ông nhưng khi chểnh mảng việc nhà, vụng về bếp núc thì vẫn được xem là chưa đủ tốt. Bởi đàn bà hoàn hảo thì phải "giỏi việc nước, đảm việc nhà".
Trong một gia đình, cả hai vợ chồng cùng đi làm như nhau, kiếm tiền như nhau. Nhưng sau giờ tan sở, đàn ông được phép nghỉ ngơi. Còn với phụ nữ, lại bắt đầu luôn tay luôn chân với những công việc không tên. Làm tệ một chút, lơ là một chút là bị phán xét ngay.
Nhà không gọn gàng, ngăn nắp đó là lỗi của phụ nữ. Cơm nước qua loa sẽ bị cho là không biết chăm lo cho gia đình. Chồng ra đường ăn mặc không thơm tho, sạch sẽ là do vợ vụng về. Ngay cả việc con cái gầy gò, mãi không tăng cân cũng là do lỗi của phụ nữ nốt. Vậy có công bằng hay không khi bảo rằng vợ chồng bình đẳng?
Bước vào một căn nhà, nếu không gọn gàng ngăn nắp thì ngay lập tức người phụ nữ sẽ bị phán xét không biết chăm lo cho gia đình - Ảnh minh họa: Internet
Nhiều người phụ nữ có công việc ngoài xã hội còn đỡ. Những người phụ nữ lui về chăm sóc con cái, vun vén gia đình liền bị mặc định là ăn bám. Đàn ông nhiều người tự cho mình là trụ cột, là lớn lao vĩ đại khi đi làm kiếm tiền nuôi sống gia đình. Còn người vợ chẳng làm gì cả. Ở nhà chỉ dăm ba việc quét nhà, rửa chén thì tại sao cứ than vãn, kể công? Kì thực, người phụ nữ chẳng ai muốn than vãn, chẳng ai muốn kể công. Họ chỉ muốn người chồng nhìn rõ, nhìn thấu được công sức mình bỏ ra cho gia đình cũng chẳng thua kém chồng.
Một ngày phụ nữ phải làm bao nhiêu việc? Có ông chồng nào thử ngẫm xem: Nấu ăn ngày ba bữa, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chăm con, dạy con học... Trong những việc đó lại kèm thêm bao nhiêu việc lặt vặt không tên. Những người phụ nữ vừa chăm con mọn vừa làm việc nhà còn mệt mỏi hơn. Nhiều khi vừa bế con vừa nấu ăn, vừa quét nhà. Cơm chưa kịp nuốt đã phải bỏ bữa vì con thức giấc... Thử hỏi có buồn hay không khi nghe chồng nói: "Ở nhà chẳng làm gì cả cũng than mệt".
Phụ nữ sẽ rất hạnh phúc nếu có một người chồng biết thấu hiểu những vất vả của vợ - Ảnh minh họa: Internet
Nếu trả tiền cho công việc nhà với giá rẻ mạt thì người phụ nữ nào cũng sẽ trở nên rất giàu có. Sẽ không thua kém số tiền lương mà người chồng mang về hàng tháng. Là đàn ông hay phụ nữ, mỗi người đều góp công góp sức để xây dựng, vun vén gia đình. Người phụ nữ nào cũng sẽ thấy hạnh phúc nếu như có một người chồng biết thấu hiểu, biết những vất vả, hy sinh của vợ.
Theo phunuvagiadinh.vn
Biết rõ đứa con trong bụng là của chồng, tôi quyết không cho nhận nội vì một lý do Cưới nhau 3 năm, cuộc sống của tôi và chồng có phần khó khăn vì chuyện con cái không được như ý. Cả hai mong ngóng từng ngày có được đứa con chung nhưng vì tôi có vấn đề về nội tiết nên phải chạy chữa thuốc thang nhiều năm mà chưa có. Mẹ chồng gây áp lực, nhiều người nói ra nói...