Mẹ Việt ở Úc chia sẻ mẹo sắp xếp căn bếp lúc nào cũng ngăn nắp, thoáng sạch dù “nổi lửa” suốt đêm ngày
Hàng ngày, chị Dung thường cùng cậu con trai vào bếp chế biến nhiều món ngon, đặc biệt là các loại bánh. Tuy căn bếp có vô số đồ đạc, vật dụng, nguyên liệu nhưng luôn ngăn nắp, thoáng sạch. Tất cả là nhờ những bí quyết thú vị của bà mẹ trẻ.
Chị Nguyễn Dung hiện đang sống cùng chồng và con trai tại Úc. Hàng ngày, chị vẫn thường dành thời gian vào bếp để mang lại niềm vui cho chính bản thân mình cũng như những bữa ăn hấp dẫn, đầy đủ dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình.
Tự nhận mình là một người vợ “lười”, căn bếp của chị lại sở hữu vô số đồ đạc, vật dụng, nguyên liệu làm bánh, hộp đựng các loại hạt… Vì thế, điều quan trọng theo chị Dung chính là cách phân chia các khu vực lưu trữ cụ thể, rõ ràng. Chị luôn nhớ từng khu vực để lấy đồ dễ dàng và cất đồ nhanh chóng.
Căn bếp cũng gắn liền với câu chuyện về tuổi trẻ của chị, về hành trình 12 năm theo đuổi một đam mê. Với chị, 12 năm có lẽ là một chặng đường rất dài nhưng khi nhìn lại thì thấy trôi qua quá nhanh. Chị Dung chia sẻ : “Mình không phải sinh ra là đã thích nấu nướng. Ngược lại, mình rất lười nấu ăn. Thế rồi, 18 tuổi mồ côi cả bố lẫn mẹ, một mình khoác vali sang Úc du học. Kể từ đó, cuộc sống tự lập bắt đầu”.
Chị Dung bên con trai.
Góc bếp tinh tươm, gọn gàng của chị Dung.
Các ngăn bếp đều được sắp xếp ngăn nắp.
Chị kể rằng, chị đã tự đi học, tự đi kiếm việc, tự đi làm, tự nấu ăn, dọn dẹp phòng. Căn nhà thuê kê đủ 2 giường đôi, 1 tủ quần áo và 1 bàn học cho 4 đứa con gái. Nhưng chính ở căn nhà này lại là khởi điểm cho đam mê nấu nướng của chị.
Cả 4 đứa con gái đến từ 4 nước khác nhau (Việt, Trung, Thái, Brazil) lúc nào cũng đầu tắt mặt tối, chia nhau nấu từng bữa cơm, giới thiệu món ngon của đất nước mình cho bạn bè năm châu. Chị Dung nhớ khi ấy phòng nhỏ, bếp nhỏ, tủ lạnh cũng nhỏ. Vậy mà mọi người vẫn sống hạnh phúc, quây quần bên nhau, vẫn dành thời gian vào bếp nấu ăn. Có những bữa ăn tối xong, đóng đồ mai mang đi học đi làm, dọn dẹp xong xuôi cũng là lúc đồng hồ điểm 12 giờ đêm.
Tình yêu với căn bếp nhỏ, thậm chí là tồi tàn chưa khi nào nguội đi. Nói đúng hơn, chính căn bếp là động lực để mơ ước của chị trở thành hiện thực, đó là có cán bàn chuẩn bị đồ ăn thật to, có máy rửa bát, có tủ lạnh xịn xò… Tuy khi đó, vừa đi học, vừa đi làm kiếm tiền nhưng lúc nào cũng dành một số tiền nho nhỏ để sắm dụng cụ nhà bếp.
Căn bếp được lựa chọn màu trắng làm tông màu chủ đạo.
Mọi khu vực đều được sắp xếp ngăn nắp.
Góc bếp được chị vệ sinh sạch sẽ hàng ngày sau khi nấu nướng.
Video đang HOT
Bếp ga cao cấp.
Bồn rửa hướng tầm nhìn ra khoảng sáng.
Chị và con trai có thói quen thưởng thức các loại hạt khô.
Rồi khi gặp người chồng hiện tại, cả hai người quen và yêu nhau gần chục năm, cùng nhau sống trong những căn nhà thuê nhưng tình yêu với căn bếp chưa bao giờ tắt. Mãi đến cuối năm ngoái, ngôi nhà của anh chị mới hoàn thiện, cũng chính lúc đó, chị mới có căn bếp trong mơ của mình.
Trong căn bếp, chị Dung chú trọng thiết kế đảo bếp với kích thước 3 x 0,8m được làm bằng đá Michelangelo Quartz bề mặt dày 40mm, bề mặt đá thả 2 bên dày 20mm.
Đây là đá chế tác được tạo thành từ đá thật được nghiền nhỏ và liên kết với các hạt nhựa acrylic để tạo nên bề mặt đá có hiệu suất cao.
Chính vì thế, đá chế tác không khó bảo dưỡng, bề mặt lại bóng hơn. Tuy nhiên, cũng phụ thuộc vào chất liệu đá thật và kỹ thuật chế tác để có thể đánh giá mức độ bóng, bền và chống thấm của sản phẩm.
Các ngăn bếp được sắp xếp gọn sạch, dễ tìm đồ khi cần.
Bên cạnh đảo bếp, vợ chồng chị Dung chọn tủ bếp màu gỗ sồi Laminated gồm một lớp màng bảo vệ bên ngoài, sau đó là lớp nền vân gỗ sồi tự nhiên và trong cùng là cốt gỗ MDF. Đây là dạng ván gỗ chuyên sử dụng làm nội thất bếp, giá vừa phải và rất dễ vệ sinh, không gây nấm mốc và có độ bền cao.
Tủ bếp trắng Laminated được thiết kế cho cửa tủ kèm kính để có thể dễ nhìn thấy thực phẩm bên trong tủ.
Mặt bàn bếp được chị Dung sử dụng đá Alpine White, là dạng đá chế tác nhưng rẻ hơn nhiều so với đá làm mặt đảo bếp.
Với gạch ốp, ông xã thích thiết kế kiểu tổ ong nên cả hai quyết định lựa chọn. Chị Dung thích căn bếp luôn sáng bóng, có thể đón nhiều ánh nắng nên tổng thể bếp được lựa chọn màu trắng. Tuy nhiên, để bếp không bị lạnh lẽo, mình kết hợp màu gỗ sồi của tủ bếp và nền nhà. Điểm nhấn là chút màu đen từ máy rửa bát, tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng và khung kính cửa sổ.
Con trai yêu thích vào bếp cùng mẹ.
Niềm vui của bé khi chiếc bánh mẹ làm mới ra lò.
Trong quá trình sử dụng bếp, chị Dung cũng rút ra được một số kinh nghiệm giúp không gian nấu nướng luôn giữ được sự sạch sẽ, ngăn nắp. Trong bếp có 4 vị trí dễ bám bẩn nhất:
1 là bếp nấu và vùng xung quanh bếp: dầu mỡ bắn, hơi mỡ bốc lên trong lúc ấn ăn sẽ bám vào bếp. Vì thế khi nấu chị thường bật hút mùi để hút mỡ lên trên, tránh việc tỏa và bám ra xung quanh. Sau mỗi lần nấu, chị luôn sau sạch để mỡ không bám lại. Lau bếp chỉ mấy khoảng 5 – 10 phút nhưng căn bếp luôn thơm tho và sạch bóng.
2 là vòi và bồn rửa bát: nơi có nhiều vi khuẩn, đồ thực phẩm sống trước khi nấu hay dầu mỡ sau khi nấu đều không rửa sạch sau mỗi bữa ăn có thể gây mùi và là nơi cư trú của vi khuẩn. Đừng quên lau sạch cả phần tay nắm mở vòi.
3 là miếng xốp rửa bát: Đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất, sau mỗi lần sử dụng chị đều giặt miếng xốp sạch sẽ.
4 là sàn khu vực bếp và đặc biệt là khu vực bồn rửa bát: Một tấm thảm thấm nước là rất cần thiết, nước có bắn ra thì lau luôn để không bị két bẩn lại. Sàn nhà ướt, dẫm chân vào rồi đi sang những khu vực khác sẽ khiến hằn vết chân, bám bụi bẩn không bóng được.
Những món ngon chị Dung làm cho con.
Với những kinh nghiệm và tình yêu đối với căn bếp, chị Dung cùng các thành viên trong gia đình luôn coi bếp là trái tim của căn nhà, là nơi giữ lửa, giữ trọn yêu thương.
Nguồn ảnh: NVCC
Hết hợp đồng, cô gái trả phòng trọ bẩn như "bãi rác Nam Sơn"
Trước đây, đã có không ít những bài đăng "bóc phốt" về việc khách trọ ra đi và để lại căn phòng ngập rác. Những tưởng sau khi bị lên án như vậy, các vị khách sẽ gọn gàng, sạch sẽ hơn, ít nhất là họ sẽ dọn dẹp tươm tất phòng ốc trước khi trả cho chủ nhà.
Tuy nhiên, có vẻ như không phải ai cũng có ý thức như vậy. Mới đây, một bài đăng về cô gái trả phòng trong tình trạng bẩn và bừa bộn khủng khiếp đã khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Có vẻ như câu chuyện này khiến nhiều người bất ngờ đến quên cả like mà phải bình luận ngay. (Ảnh chụp màn hình)
Choáng váng vì phòng trọ bẩn như "bãi rác Nam Sơn"
Chia sẻ trong một group cộng đồng, tài khoản T.Q cho biết hiện mình đang sống trong một dãy trọ. Trong khu có một cô gái đôi mươi thuê phòng, hôm nay cô chuyển về ở với mẹ. Do chủ khu nhà trọ vừa bị tai nạn nên đã nhờ T.Q tới dọn dẹp phòng của cô gái giúp. Thế nhưng chàng trai này đã phải "tá hỏa" khi vừa mới bước chân vào bên trong.
Hình ảnh chàng trai thấy ngay khi vừa mở cửa bước vào phòng. (Ảnh: FB T.Q)
Góc bàn học đầy giấy rác. (Ảnh: FB T.Q)
Theo lời kể của T.Q, vừa mới vào phòng, anh tưởng mình "lạc vào bãi rác Nam Sơn". Mặc dù là phòng con gái nhưng đồ đạc quăng khắp nơi, quần áo vứt la liệt, bát đũa bẩn vứt đầy chậu rửa và giấy rác có ở khắp mọi nơi. Ngay cả chiếc tủ lạnh cũng bẩn đến khó mà tả nổi.
Chậu rửa đầy bát đũa bẩn. (Ảnh: FB T.Q)
Nhà vệ sinh có vẻ cũng không được dọn dẹp từ lâu. (Ảnh: FB T.Q)
Chiếc tủ lạnh cũng khiến nhiều người "hết hồn". (Ảnh: FB T.Q)
Cộng đồng mạng "hết hồn"
Khi những hình ảnh về căn phòng trọ này được T.Q chia sẻ, đã có rất nhiều cư dân mạng phải "hết hồn" vì độ ở bẩn của một cô gái đôi mươi. Nhiều người không ngờ rằng một cô gái trẻ lại có thể sống trong căn phòng bừa bộn như vậy.
"Rồi cô gái này nằm ngủ ở đâu?"
"Để nhà cửa thế này mà về nhìn không bị stress ư? Phải mình thì không thể nào ở nổi."
"Cái tủ lạnh này đúng là ác mộng."
"Mặc dù không phải người gọn gàng gì nhưng tôi vẫn thấy giật mình khi nhìn căn phòng ấy."
"Ở mấy tháng không dọn nhà hay sao mà khủng khiếp thế này?"
Bình luận từ cộng đồng mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Trong bài đăng, đã có không ít người đã bình luận về những trường hợp tương tự mình từng gặp phải. Hiện câu chuyện này vẫn đang nhận được rất nhiều sự chú ý của cư dân mạng.
Dụng cụ nhà bếp kỳ lạ khiến dân mạng ngẩn ngơ không biết gọi tên là gì Trên mạng xã hội, chị em nội trợ hỏi nhau về tên gọi của dụng cụ nhà bếp kỳ lạ, lai giữa thìa và nĩa. Trên một diễn đàn Facebook nhiều thành viên, bức ảnh loại đồ dùng nhà bếp có hình dáng giống chiếc thìa nhưng lại có "răng" như nĩa đang thu hút sự quan tâm đặc biệt. Cùng bức hình,...