Mẹ ung thư, bé gái lớp 4 đi học cứ lo… mẹ chết
Mỗi lần đi học về, cháu Huyền ôm mẹ nó rồi khóc nức nở. Ban đầu tôi chẳng biết chuyện gì, cứ nghĩ cháu bị cô thầy quở phạt. Sau này hỏi ra mới biết, cháu nó khóc là vì lo mẹ chết, bỏ lại nó!” Bà Võ Thị Lem, dì ruột cháu Huyền chia sẻ.
Theo đơn xin giúp đỡ của gia đình anh Phạm Văn Khó (38 tuổi) và chị Võ Thị Vẹn (40 tuổi) – ngụ ấp Đông Giang A, xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, PV Dân trí cùng chính quyền địa phương đến tìm hiểu. Trong căn nhà cấp 4 tương đối sạch sẽ, chúng tôi nghĩ vợ chồng anh Khó đang khốn khó thế này cũng có chút niềm an ủi khi xây được tổ ấm nhưng hóa ra, căn nhà mà anh chị đang ở là của bà Võ Thị Lem – chị ruột chị Vẹn. Vợ chồng anh Khó đang “ở nhờ” dài hạn.
Bé học lớp 4 đi học mà cứ lo mẹ chết
Bà Lem ngồi cạnh chị Vẹn, bùi ngùi kể: “Cha mẹ tôi chết hết rồi, chỉ còn lại hai chị em. Bản thân tôi 25 năm qua đi làm thuê đủ mọi việc nuôi đứa con trai khôn lớn sau khi chồng tôi bỏ nhà đi. Do một thân một mình, không đất đai, nghề nghiệp nên đến giờ gia tài chỉ có cái nhà này nhưng tính ra cũng đỡ khổ hơn vợ chồng em Vẹn. Tụi nó đi làm cả chục năm đến lúc lâm bệnh, chẳng có cài giường để ngã lưng. Do vậy, từ khi em nó mắc bệnh hiểm nghèo, tôi đưa về đây chăm sóc, chị em đùm bọc nhau, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo chứ biết làm sao bây giờ”.
Vì biết mẹ mắc bệnh ngặt nghèo nên mỗi lần đi học là bé Cẩm Huyền lo sợ mẹ mất nên đi học về bé Huyền ngày nào cũng ôm mẹ khóc nức nở thế này
Theo bà Lem kể, chị Vẹn đã phát hiện những cơn đau ở vùng ngực phải 2 năm qua nhưng vì gia đình nghèo nên chỉ chạy chữa thuốc nam cầm chừng rồi gắng gượng đi làm công nhân tiếp. Đến 26 tết năm rồi (2014 âm lịch), khối u bị vỡ miệng và chị Vẹn không thể chịu đựng được những cơn đau nhức như cắt da, cắt thịt nên bà Liềm đưa chị đến Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ thăm khám, các bác sĩ cho biết chị Vẹn bị ung thư vú. Các bác sĩ yêu cầu vô hóa chất 6 lần rồi sẽ phẫu thuật.
Gia đình về nhà cố gắng vay hỏi bạc nóng để có đủ tiền vô hóa chất cho chị Vẹn. Vì là người xa xứ, không có hộ khẩu ở địa phương nên gia đình chị Vẹn không thuộc diện hộ nghèo hay cận nghèo dù gia đình trong tình trạng nghèo “rớt mồng tơi”. Do vậy, mỗi lần vô hóa chất, chi phí lên đến 3 triệu đồng, chưa tính tiền xe, ăn uống và các chi phí khác.
Những lúc học bài, bé Huyền cũng kê bàn gần mẹ để đọc cho mẹ nghe những bài tập đọc
Sau khi vô hóa chất đủ 6 lần, các bác sĩ đã phẫu thuật khối u cho chị Vẹn và xem như chị thoát qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên do khối u đã di căn nên các bác sĩ yêu cầu vô hóa chất thêm 6 lần nữa rồi mới có kết luận cuối cùng về tình trạng bệnh tình. “Lần hẹn vô hóa chất thứ 7 là vào ngày 15/10 vừa qua, nhưng vì gia đình không vay hỏi ai được nữa nên tôi đành để vợ nằm ở nhà. Mấy hôm nay vợ tôi kêu than đau nhức nhiều lắm, nhưng mỗi toa vô hóa chất đến 3 triệu đồng. Nói thật hàng ngày chạy gạo cho 4 miệng ăn đã khó thì làm sao kiếm số tiền bạc triệu được”, anh Khó bùi ngùi chia sẻ.
Trước cảnh khó của gia đình, anh Khó định vài ngày nữa lên Bình Dương tìm việc làm rồi ứng tiền gửi về cho vợ vô hóa chất
Theo anh Khó cho biết, để có tiền chữa bệnh cho vợ anh thời gian qua, gia đình anh đã đi vay bạc nóng 40 triệu đồng để rồi bây giờ phải còng lưng ra trả đến 4 triệu đồng tiền lời/tháng. Trước cảnh khó của gia đình, từ ngày vay tiền đến nay anh Khó chưa trả được đồng tiền lời nào, chủ nợ nhiều lần đến siết nợ, nhưng cũng may trong nhà bà Liềm chẳng có thứ gì có giá trị để chủ nợ lấy.
Anh Khó nói: “Tháng rồi tôi đi chở lúa thuê được 1 tháng, tiền công 2 triệu đồng rồi lo tiền ăn học, thuốc thang cho vợ nên chẳng đủ đâu vào đâu. Phải chi năm nay nước lũ nhiều thì tôi còn đi giăng câu, giăng lưới… kiếm chút tiền đong gạo cũng đỡ khổ. Vài ngày nữa, tôi gửi vợ lại cho chị Liềm chăm sóc rồi lên Bình Dương kiếm việc làm. Nếu có việc, tôi xin ông chủ cho ứng tiền lương, gửi về cho vợ vô hóa chất và cho bé Huyền đi chữa mắt vì mắt bé bị sốn và cứ chảy nước mắt liên tục”.
Có khi cha và dì bận đi làm thuê, Cẩm Huyền về nhà bới cơm trắng ăn như thế này
Trong lúc chúng tôi đang trò chuyện, đứa con gái duy nhất của vợ chồng anh Khó là cháu Phạm Cẩm Huyền (11 tuổi) đi học về. Vừa bước vào nhà bé Huyền, khoanh tay lễ phép chào hỏi chúng tôi rồi để nguyên bộ đồ đồng phục chạy đến nắm tay chị Vẹn. Bé Huyền lí nhí một vài câu vào tai chị Vẹn rồi hai mẹ con khóc nức nở. Chúng tôi hỏi mãi, cháu mới chịu nói: “Mấy hôm nay, mẹ cháu đau nhiều lắm, mẹ cứ than mệt hoài, cháu đi học mà cứ lo mẹ chết rồi bỏ lại con và ba!”. Nói đến đó, cháu Huyền càng khóc to hơn làm mọi người trong nhà không cầm được nước mắt.
Mọi công việc vệ sinh cá nhân, đến việc học, giặt đồ… Cẩm Huyền tự làm hết
Video đang HOT
Riêng chị Vẹn, không nói câu nào, chị úp mặt vào trong rồi sụt sùi nước mắt. Ông Trần Điền Lan – Trưởng ấp Đông Giang A cho biết, vợ chồng anh Khó, chị Vẹn là một hộ khó khăn nhất ở địa phương. Khoảng 10 năm nay, vợ chồng anh đi làm công nhân ở Bình Dương, cuộc sống cũng vừa đủ ăn, tuy nhiên cuối năm 2014, chị Vẹn phát bệnh ung thư vú nên cuộc sống càng khó khăn hơn khi số tiền chữa bệnh lên đến vài chục triệu đồng. Bây giờ, việc chữa bệnh đã đi được hơn nửa chặng đường nếu dừng lại ở đây thì uổng phí công sức, nhất là bệnh tình sẽ trầm trọng hơn. Qua đây, tôi mong các nhà hảo tâm kịp thời giúp đỡ để chị Vẹn có cơ may thoát khỏi bệnh tình, tiếp tục sống với chồng với con”.
Vừa chăm sóc đưa em bệnh tật nhưng ở địa phương có ai thuê đi làm cỏ vườn là bà Lem đi làm để có tiền đong gạo hoặc mua vài liều thuốc nhức cho chị Vẹn uồng cầm chừng
Một người đi trong đoàn chúng tôi dẫn bé Huyền ra trước hiên nhà rồi dúi vào tay cháu 50.000 đồng, bảo cháu để dành tiền đi học ăn bánh. Cháu Huyền lễ phép cám ơn và nói: “Cháu không ăn bánh đâu, cháu để dành tiền cho mẹ đi vô hóa chất”. Câu nói ngắn gọn, thơ ngây của cháu Huyền, làm chúng tôi thấy đắng ở cổ họng.
Dân sống vùng lũ, nhưng lũ năm nay nhỏ nên việc kiếm thêm con cá, con ốc đối với những nông dân nghèo khó như anh Khó là vô cùng khó
Tôi nhìn ra cánh đồng sau nhà, nước lũ không mênh mong, trắng xóa như mọi năm. Trên bờ mẫu (ranh đất) hàng bắp đã vàng lá dù chưa bung cờ. Anh Khó mang cái thao ra đồng bắt ốc nói băng quơ: “Chẳng hiểu sao, nước lũ vẫn chưa về, nước cứ mấp mé chân bờ thế này thì có cá, cua…gì mà bắt”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1960: Bà Võ Thị Lem – chị ruột chị Võ Thị Vẹn – ngụ ấp Đông Giang A, xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. ĐT: 0121 808 5839
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Ngô Nguyễn
Theo Dantri
BV Ung bướu Đà Nẵng sẽ xin lại 37,2 tỷ đồng tài trợ
Sáng 8.10, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Đặng Việt Dũng đã làm việc với Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng về tình hình hoạt động của bệnh viện sau hơn 1 tháng chuyển qua bệnh viện công lập
Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và các sở ban ngành liên quan, ông Trịnh Lương Trân, Giám đốc Bệnh viện Ung thư (cũ) cho biết, số tiền hơn 37 tỷ đồng do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tài trợ là để mua trang thiết bị phục vụ cho bệnh viện.
Phó chủ tịch UBND thành phố Đặng Việt Dũng làm việc với Bệnh viện Ung bướu.
"Chúng tôi đã xin ý kiến anh Thanh (ông Nguyễn Bá Thanh - nguyên Chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh thành phố Đà Nẵng) về việc này. Tuy nhiên, thời điểm đó, anh Thanh bị bệnh nặng đang điều trị bên Mỹ nên chưa duyệt được", ông Trân nói.
Theo ông Trân, trên cơ sở bệnh viện chuyển từ bệnh viện của Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh thành phố Đà Nẵng qua bệnh viện công lập, theo ý kiến của UBND thành phố là bàn giao nguyên trạng nên thành phố đã bàn giao đầy đủ.
"Riêng số tiền khoảng 37 tỷ, khi chúng tôi chuyển giao thì có trục trặc. Cụ thể là khi chúng tôi chuyển vào tài khoản của Sở Tài Chính thì bị ách lại, không chuyển được, do Hội "cản trở", bảo chuyển cho Bệnh viện Ung bướu", ông Trân giải trình trong cuộc họp trước đó.
"Sau đó, tôi đã xin ý kiến chuyển tiền vào tài khoản Sở Tài chính. Tôi thấy việc chuyển tiền vào tài khoản của Sở Tài Chính là đúng, bảo toàn được nguồn vốn của bệnh viện. Tuy nhiên, do không chuyển được nên tôi chuyển trả lại cho ngân hàng", ông Trân nói.
Giám đốc cũ Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng đã tự ý chuyển trả số tiền tài trợ
Trước đó, năm 2014, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tài trợ cho Công ty TNHH MTV Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng số tiền 37,275 tỷ đồng để mua hệ thống chụp mạch máu số hóa (DSA) nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị ung thư cho người dân.
Đây là số tiền được ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, khi giữ chức Chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh thành phố vận động ngân hàng tài trợ mua trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Ung thư từ tháng 7.2014. Theo cam kết thì thời hạn sử dụng số tiền này đến hết năm 2015.
Sau đó, thành phố Đà Nẵng có chủ trương chuyển Bệnh viện Ung thư sang công lập. Đến tháng 8.2015, số tiền này vẫn chưa được sử dụng, giữ trong tài khoản của bệnh viện, mở tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Ngày 1.9, bệnh viện Ung Thư chuyển sang công lập và sáp nhập khoa Ung bướu - Bệnh viện Đà Nẵng, đối tên thành Bệnh viện Ung bướu.
Tuy nhiên, trước khi bệnh viện được đưa về công lập một ngày, ngày 31.8, lãnh đạo bệnh viện (cũ) đã viết lệnh chi, tự ý chuyển trả 37.275.000.000 đồng vào tài khoản của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Trong lệnh chi này, ngoài chữ ký của bác sĩ Trịnh Lương Trân - Giám đốc cũ bệnh viện, còn có kế toán là bà Hồ Thị Diễm Phương.
Kết thúc cuộc họp, trao đổi với ông Trân về việc có xin lại số tiền trên không, ông cho biết, ngày mai ông và Phó Chủ tịch Đặng Việt Dũng sẽ ra Hà Nội để làm việc với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt xin lại số tiền trên.
"Tôi sẽ cố gắng, làm sao để họ hiểu thông cảm để xin lại nguồn vốn đó...", ông Trân nói.
Theo Danviet
'Bệnh viện Nguyễn Bá Thanh' chính thức chuyển đổi thành công lập Sau gần 3 năm hoạt động với mục đích nhân văn nhưng gặp nhiều bất cập, hôm nay 1.9, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, vốn được người dân gọi là "Bệnh viện Nguyễn Bá Thanh" đã được chuyển thành công lập. Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng - Ảnh: Nguyễn Tú Hôm nay 1.9, Sở Y tế TP.Đà Nẵng công bố quyết...