Mẹ tự tử ép con cùng chết: Đau đớn nhất là vì trẻ con vô tội!
Trong trường hợp trẻ con bị ép chết cùng mẹ, thì đứa trẻ không có đủ khả năng tự vệ, nó phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ và đau đớn nhất là vì trẻ con vô tội!
Đó là chia sẻ của GS.TS Lê Thị Quý – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển, Trưởng bộ môn Công tác xã hội của trường ĐH Thăng Long (Hà Nội) trước việc liên tiếp xảy ra các vụ việc mẹ tự tử ép con cùng chết thời gian gần đây.
“Nạn tự tử” là biểu hiện của một xã hội loạn kỷ cương
Những người phụ nữ mang trong mình thiên chức làm mẹ vì một lý do gì đó mà cảm thấy bế tắc, không tìm ra lối thoát cho mình thì thường nghĩ đến cái chết. Và khi nghĩ đến cái chết, thì điều đầu tiên họ nghĩ tới lại là đứa con ruột thịt của mình. Trong trường hợp này, họ tỏ ra lo sợ khi mình chết đi, đứa con sẽ khổ vì mất mẹ, sẽ không được sống một cuộc sống hạnh phúc, không có ai nuôi dạy nên người, và cũng có thể, nó sẽ phải chịu đau đớn và hành hạ nếu phải sống với dì ghẻ…
Vì vậy, khi họ chết thường kéo theo đứa con chết cùng bằng nhiều hình thức khác nhau, dù cho đứa trẻ mới được vài tháng tuổi hay đã lớn và nhận thức được mọi việc. Đây quả thực là một thực trạng xã hội rất đau lòng.
GS.TS Lê Thị Quý – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển, Trưởng bộ môn Công tác xã hội của trường ĐH Thăng Long (Hà Nội).
Nhận định về thực trạng này, chuyên gia xã hội học, GS.TS Lê Thị Quý – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển, Trưởng bộ môn Công tác xã hội của trường ĐH Thăng Long (Hà Nội) cho rằng, có thể nói, trong xã hội ngày nay đang hiện hữu một thực tế gọi là “nạn tự tử”, bởi ngay cả có những thứ không có gì to tát, lớn lao cũng khiến cho người ta tìm đến cái chết để giải quyết.
“Nhà xã hội học người Pháp nổi tiếng David E’mile Durkheim trước đây có xuất bản tác phẩm rất hay là “Nạn tự tử”, trong đó có một câu rất nổi tiếng là “Nạn mại dâm cũng như nạn tự tử là biểu hiện của một xã hội loạn kỷ cương”. Tôi cho rằng, nạn tự tử có nghĩa là sự không hòa nhập của cá nhân nào đó với xã hội xung quanh. Tự tử cũng chính là một sự sai lệch chuẩn mực xã hội, vì con người chỉ sống một lần, mạng sống rất là quý mà khi người ta đã tự hủy hoại bản thân mình đi rồi, thì điều đó chứng tỏ bi kịch nó quá lớn” – GS.TS Lê Thị Quý chia sẻ.
Video đang HOT
Nói về nguyên nhân của thực trạng đau lòng này, chuyên gia xã hội học Lê Thị Quý cho rằng, điều đầu tiên là do việc khủng hoảng về tâm lý, tinh thần ở một số người, trong khi đó ở nước ta lại không có nhiều cơ sở tư vấn về tâm lý kịp thời giải tỏa những bế tắc cho họ.
Những người phụ nữ tự tử gần đây hầu hết đều có lý do về gia đình hoặc tình yêu. G.TS Lê Thị Quý cho rằng, nhiều người hiện nay rất dễ khủng hoảng tâm lý và khủng hoảng niềm tin, đến nỗi nhiều trường hợp không có chuyện gì lớn cũng đi đến tự tử. Trong các nghiên cứu của mình, GS Quý cũng chỉ ra rằng, mâu thuẫn gia đình là điều rất bình thường, bởi gia đình không chỉ là “tổ ấm”, mà còn là nơi hội tụ mâu thuẫn và đấu tranh. Vậy nên nếu hiểu được điều này thì chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn để đối mặt với khó khăn.
Mẹ ép con cùng chết, đáng trách nhiều hơn đáng thương
Về những người phụ nữ tự tử thường kéo theo con chết cùng, thì theo bà Quý, đó là những người phụ nữ vừa mạnh mẽ vừa yết ớt, vừa dũng cảm vừa hèn nhát. Dũng cảm vì người ta có thể chọn cái chết, nhưng hèn nhát là khi người ta dùng cái chết để trốn tránh những bế tắc trong cuộc sống của mình.
Đặc biệt, những người phụ nữ này khi chết thường ép con của mình cùng chết, một phần lý do là vì người phụ nữ muốn trả thù người khiến cho họ phải tìm đến cái chết (thường là chồng và gia đình của chồng), bởi một khi đứa bé chết sẽ làm những người này phải đau khổ, day dứt và ân hận suốt đời.
Bà Quý cho biết, bà vẫn bị ám ảnh khi chứng kiến vụ hai mẹ con rơi từ tầng 11 xuống đất.
Với những trường hợp này, nhiều người lên tiếng phản đối hành động của người mẹ, vì cho rằng như thế là người mẹ ích kỷ, độc ác, nhẫn tâm cướp đi tương lai của con mình. Nhưng bên cạnh đó, lại có những ý kiến tỏ về cảm thông, chia sẻ, vì cho rằng chắc chắn phải trong tâm trạng ức chế, phẫn uất lắm thì người mẹ mới nghĩ đến điều dại dột ấy… GS.TS Lê Thị Quý thẳng thắn bày tỏ rằng, bà không bao giờ đồng tình với những hành vi tiêu cực như trên.
“Theo tôi, nếu thông cảm thì chỉ có thể thông cảm 1 phần rất nhỏ là do quẫn quá nên người mẹ làm liều, còn không ai có thể đồng tình với hành vi ép con cùng chết, không lời nào có thể biện minh cho hành động này. Bởi nếu nghĩ cho con thì không nên tự tử, mà phải sống và chiến đấu đến cùng vì con” – bà Quý khẳng định.
Khi nói về hậu quả của những sự việc đau lòng trên đối với xã hội, nhà nghiên cứu xã hội học Lê Thị Quý còn thẫn thờ ngồi nhớ lại khoảnh khắc gần đây nhất, khi bà cùng chồng đi đến tòa nhà chung cư Mipec (Đống Đa – Hà Nội), thời điểm đó cũng đúng lúc hai mẹ con cậu bé gần 2 tuổi nhảy từ tầng 11 xuống, dù đã mấy ngày trôi qua nhưng bà cho biết, bà vẫn bị ám ảnh bởi điều đó.
“Là một nhà nghiên cứu lâu năm, tôi không còn lạ gì những việc như thế, nhưng khi tận mắt chứng kiến thì tôi thấy sốc vô cùng. Hình ảnh người mẹ bị biến dạng nằm trên vũng máu, hình ảnh cậu bé chưa đầy 2 tuổi cũng nằm bất động cách mẹ không xa… những hình ảnh ấy cứ ám ảnh tôi suốt. Từ hôm ấy về đến nay, tôi vẫn chưa lấy lại được tinh thần” – bà Quý tâm sự.
Qua đây có thể thấy, những trường hợp mẹ kéo theo con cùng chết thường gây sốc cho xã hội. Đặc biệt đau đớn khi những đứa con phải chết cùng mẹ, bởi đứa bé vốn không có khả năng tự vệ, nó phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ và đau đớn nhất là đứa bé vô tội, nó không phải chịu trách nhiệm về chuyện của người lớn.
Chia sẻ về các giải pháp để có thể hạn chế thấp nhất những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, GS.TS Lê Thị Quý cho rằng, mỗi người nên chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể, trò chuyện với bạn bè… Vì môi trường sống của con người rất quan trọng, nó làm cho con người sống lành mạnh tránh bị khuyết tật về tinh thần. “Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên đào tạo và mở rộng các cơ sở phục hồi tâm lý khi bị trầm cảm, khủng hoảng, giảm thiểu tối đa nạn tự tử”, bà Quý nói.
Theo Đời sống Pháp luật
68 người "nhận tội" đánh chết trộm chó: Tự thú hay quấy nhiễu?
Diễn biến bất ngờ vụ đánh chết trộm chó ở xã Gio Thành (Quảng Trị) khi xuất hiện tình tiết 68 người nộp đơn tự thú có tham gia đánh chết nghi can trộm chó làm nảy sinh nhiều tình tiết pháp lý phức tạp.
Trước tình huống này, các cơ quan tiến hành tố tụng Quảng Trị cũng đang lúng túng tìm hướng xử lý. Liệu có oan sai hay không khi xuất hiện nghi can mới hay đây chỉ là hình thức quấy nhiễu, bao che cho tội phạm?
Ngày 10.6, tại xã Tân Thành (H.Yên Thành, Nghệ An), người dân địa phương cũng vây đánh hai người trộm chó, khiến một người tử vong sau đó tại bệnh viện. Lúc công an xã đến đưa hai người trộm chó đi bệnh viện, người dân địa phương còn chặn cả xe cấp cứu, vây xe công an... vì phẫn nộ với hành vi trộm chó - Ảnh: N.Phê
Theo luật sư (LS) Cao Minh Triết (Đoàn luật sư tỉnh Tiền Giang) vụ việc này ban đầu do cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Trị khởi tố nên về thẩm quyền, sau khi Công an H.Gio Linh nhận đơn tự thú sẽ chuyển cho Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Trị thụ lý.
"Luật Tố tụng Hình sự cho phép quá trình điều tra phát hiện tội phạm đến đâu thì xử lý đến đó. Nên trong trường hợp này Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Trị có quyền điều tra, xác minh nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố, xử lý tiếp", LS Triết nói.
Chứng minh có phạm tội mới xửTuy nhiên, cũng theo LS Triết, trong vụ án này không thể tách vụ án như trên để xử lý vì sẽ trái nguyên tắc có lợi cho bị cáo và việc điều tra sẽ không toàn diện khách quan vì biết đâu trong số 68 người kia có kẻ chủ mưu hoặc người trực tiếp gây ra cái chết cho người trộm chó? Vì vậy, nên nhập vụ án lại điều tra mới toàn diện cũng như tránh bỏ lọt tội phạm không làm nặng những bị cáo đã đưa ra xét xử trước và tránh oan sai. Đồng thời trong quá trình điều tra, nếu xác định 68 người này không liên quan, không có dấu hiệu tội phạm thì hành vi của 68 người này không thể xử lý hành chính hay xử lý hình sự được hành vi của vì họ không gây nguy hiểm cho xã hội.
Trao đổi với phóng viên , thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) khẳng định: nghĩa vụ chứng minh tội phạm là của các cơ quan tiến hành tố tụng.
"Anh tự thú, tự khai là quyền của anh nhưng cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh anh có phạm tội thì mới xử", thẩm phán Hùng phân tích.
Cũng theo thẩm phán Phạm Công Hùng, trong trường hợp này 68 người kia có thể quậy phá, dùng áp lực số đông để tìm cách giải thoát cho những người bị xét xử mà cũng có thể họ là đồng phạm. Vì vậy, trước hết cần phải xem xét dấu vết để lại trên thân thể nạn nhân, theo đó có nhiều vết thương hay không để chứng minh đám đông có đánh hay không. Ví dụ như 70 mấy vết chẳng hạn thì là nhiều người đánh và phải cẩn trọng xem xét có thể việc tự thú có căn cứ.
Cũng theo thẩm phán Phạm Công Hùng, trong trường hợp 10 bị cáo không kháng cáo thì án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật và đơn này sẽ được chuyển cho tòa cấp sơ thẩm để chuyển toàn bộ hồ sơ lên cấp tòa phúc thẩm giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nếu có kháng cáo, kháng nghị cộng thêm đơn tự thú thì chuyển lên tòa phúc thẩm để tòa phúc thẩm xem xét có bao nhiêu người đánh. Nếu xác định chỉ có 10 bị cáo này đánh, đơn tự thú không có cơ sở thì loại những người tự thú này ra. Trong trường hợp này, nếu họ lặng lẽ nộp đơn không la ó, gây mất trật tự công cộng thì không thể xử lý được họ.
"Ngoài ra, nếu đơn tự thú phù hợp với vết thương trên cơ thể nạn nhân thì đã có dấu hiệu lọt tội phạm và tòa phúc thẩm sẽ hủy án để điều tra lại", thẩm phán Phạm Công Hùng nói.
Theo TNO
Kẻ đánh con 8 tuổi đến chết bị chuyển tội danh, vì sao? Công an tỉnh Bắc Ninh đã chính thức thay đổi quyết định khởi tố bị can Đỗ Văn Lợi (46 tuổi, ngụ phố Nhà Chung, phường Tiền An, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đối tượng đánh con trai 8 tuổi đến tử vong) sang tội danh "Giết người". Việc thay đổi tội danh với Lợi sau khi hậu quả nạn nhân tử vong...