Mẹ trì hoãn chữa ung thư để sinh con
Phát hiện ung thư vú di căn gan, phổi, xương từ lúc mang thai con thứ hai được 16 tuần, chị Phan quyết tâm giữ lại con đến 28 tuần thai thì sinh bé nặng 1,1 kg.
Sau đó là khoảng thời gian hai mẹ con cùng chiến đấu vì sinh mệnh của mình. Người mẹ cấp cứu tại Bệnh viện K, đối diện với ca phẫu thuật sinh tử, con được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Phụ sảnTrung ương do sinh non tháng.
Đến nay, sau hơn một tháng, điều kỳ diệu đã đến với gia đình, khi mẹ đáp ứng thuốc tốt, tỉnh táo, sinh hoạt ổn định trở lại; con gái đã tăng cân lên 1,6 kg, tự thở được, chờ ngày ra viện.
Hai ca đại phẫu trên nền bệnh ung thư
Chị Phan, 32 tuổi, là nhân viên khách sạn, chồng nghề cơ khí, con trai đầu lòng 4 tuổi. Đầu năm 2021, chị mang bầu lần hai. Một tháng sau khi biết mình có thai, chị Phan có dấu hiệu khác thường ở vùng lưng, theo dõi tại nhà.
Tháng 4, các cơn đau mỗi lúc một nhiều, chị Phan đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai, được chẩn đoán ung thư vú trái di căn gan, xương, phổi, khi ấy thai vừa ở tuần 17.
“Tôi thương con và bản thân. Con được hơn 4 tháng thai, tôi phải đứng trước sự lựa chọn giữ con hay dừng thai kỳ để điều trị”, chị Phan nhớ lại. “Chồng và gia đình rất lo lắng nhưng tôi quyết tâm để giữ lại em bé”.
Đầu tháng 7, bác sĩ yêu cầu nhập viện tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương theo dõi. Một tuần sau chị được các bác sĩ mổ lấy thai 28 tuần, con gái Nguyễn Ngọc Quỳnh My ra đời nặng 1,1 kg. 5 tiếng sau mổ, người mẹ được chuyển sang khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện K, đêm 10/7.
Video đang HOT
Bác sĩ Trang thăm khám và động viên khi chị Phan chuẩn bị được ra viện. Ảnh: Thái Hà.
Hai hôm sau, chị Phan chuyển biến xấu, chảy máu trong ổ bụng vì nhân di căn gan vỡ, các bác sĩ chạy đua thời gian để nút mạch u gan cầm máu cho bệnh nhân. Nguy hiểm cho người bệnh và khó khăn với kíp bác sĩ chưa dừng lại ở đó, đêm 13/7, bệnh nhân có dấu hiệu chảy máu tử cung sau mổ lấy thai ngày thứ 4.
Bác sĩ các chuyên khoa từ Hồi sức cấp cứu, Gây mê, Chẩn đoán hình ảnh, Huyết học, Ngoại phụ khoa phối hợp hội chẩn, quyết định mổ cấp cứu cho bệnh nhân.
“Nếu không phẫu thuật sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh bởi lượng máu mất đi quá lớn gây sốc do mất máu. Trong mổ, bệnh nhân chảy máu ở eo tử cung, rối loạn đông máu, chúng tôi đã cắt tử cung bán phần, cắt ruột thừa”, bác sĩ Lê Trí Chinh, Trưởng khoa Ngoại phụ khoa, người trực tiếp phẫu thuật cho chị Phan, chia sẻ.
“Ở thời điểm gia đình tôi nghĩ mất con thì các bác sĩ thắp lên hy vọng, cả chục người ra ra vào vào, chạy chữa, cấp cứu, cả đêm đó tôi không thể quên”, bà Đặng Thị Chín, 60 tuổi, mẹ bệnh nhân Phan, chia sẻ.
Kết quả sinh thiết cho thấy vú trái Carcinoma xâm nhập, di căn tử cung, ruột thừa, kèm di căn gan, phổi, xương trên chẩn đoán hình ảnh. Là người ung thư vú mới trải qua hai ca phẫu thuật lớn, biến chứng nặng do suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, chị Phan được chăm sóc tại Khoa Hồi sức tích cực với rất nhiều diễn biến cần theo dõi sát và hội chẩn liên khoa hàng ngày.
Sau một tháng điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, sức khỏe bệnh nhân còn rất yếu nhưng đã có dấu hiệu tiến triển khá hơn, chị chuyển điều trị tại khoa Nội 5.
Hình ảnh phim chụp di căn nhiều nơi. Ảnh: Thái Hà.
Hồi sinh kỳ diệu
Bác sĩ Phạm Thị Thu Trang, khoa Nội 5, cho biết bệnh nhân nhập khoa điều trị với thể trạng yếu, u lan tỏa chiếm gần toàn bộ 2 vú, hạch nách trái – phải rất nhiều, kích thước 1-3 cm, thậm chí 8 cm, di căn gan, xương, tổn thương xẹp phổi thùy dưới, thị lực hai mắt giảm…
“Đây là một trong số ít trường hợp bệnh tiến triển rất nặng mà tôi điều trị”, bác sĩ đánh giá.
Chị Phan sau đó được điều trị hóa chất, nâng cao thể trạng và hạ men gan. Sau ba tuần điều trị, đánh giá lâm sàng thể trạng bệnh nhân tốt, ăn, ngủ, sinh hoạt bình thường, không đau bụng, không thiếu máu; tiểu cầu về chỉ số bình thường. Đặc biệt u hai bên vú mềm hơn, kích thước u nhỏ hơn đã giảm 30%, hạch nách hai bên giảm kích thước còn 1-2 cm, không còn chèn ép hố nách; hết phù bạch huyết tay trái; thị lực tốt hơn; men gan chỉ tăng nhẹ.
“Tuy bệnh giai đoạn rất muộn, di căn nhiều vị trí, thể trạng yếu, tiên lượng ban đầu rất xấu, nhưng sau ba tuần điều trị, bệnh nhân đang có những chuyển biến tích cực, bệnh đáp ứng rất tốt với phác đồ hóa trị hiện tại”, bác sĩ Trang đánh giá.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục phác đồ hóa trị và đánh giá lại sau 6 tuần điều trị để kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân”.
Đầu tuần tới chị Phan sẽ truyền hóa chất đợt ba, sau đó ra viện. “Chuẩn bị vài ngày tới là về nhà và có thể sẽ được ôm con đó là điều hạnh phúc kỳ diệu với tôi. Chỉ cần được một lần như vậy cũng là mãn nguyện rồi”, chị tâm sự.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Bệnh viện Bạch Mai cách ly 19 y bác sĩ tiếp xúc ca Covid-19
Bệnh viện Bạch Mai đang cách ly 19 y bác sĩ do tiếp xúc với ca 3491 là bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện K.
Chiều 11/5, giáo sư Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết 19 nhân viên y tế đang được cách ly tại tầng 9, Trung tâm Khám bệnh theo yêu cầu. Trong số này có bác sĩ khám chuyên khoa nội tiết, bác sĩ siêu âm tim, bác sĩ chuyên khoa tim mạch, điện tim, nhân viên lấy mẫu máu.
Hôm 4-5/5, Bệnh viện Bạch Mai đã lấy mẫu xét nghiệm nCoV toàn bệnh viện, tất cả đều âm tính. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, sáng nay bệnh viện tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm lại với 19 nhân viên này, hiện chưa có kết quả.
"Bệnh nhân 3491" vừa được Bộ Y tế công bố trưa nay là nam, 68 tuổi, quê ở Trực Ninh, Nam Định, điều trị tại Khoa Ngoại Tiết Niệu, Bệnh viện K.
Bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện K từ ngày 27/4 với chẩn đoán nghi ung thư tiền liệt tuyến. Ngày 28/4, bệnh nhân được con trai đưa sang Bệnh viện Bạch Mai khám tim mạch để đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi sinh thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Theo Bộ Y tế, Bệnh viện K ghi nhận 13 trường hợp dương tính nCoV. Bệnh viện có 3 cơ sở tại Hà Nội, đều cách ly y tế từ sáng 7/5.
Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Giang Huy.
Y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa chống dịch, vừa hiến máu cứu bệnh nhân COVID-19 Trước tình trạng khan hiếm máu điều trị cho bệnh nhân COVID-19, các y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai đang công tác tại Trung tâm hồi sức COVID-19 (đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16) xin hiến tặng máu để cứu bệnh nhân COVID-19 nguy kịch. Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa chống dịch, vừa hiến máu cứu bệnh...