Mẹ trẻ sợ hãi cả cho con bú vì ‘kẻ hủy diệt bên trong’ mang tên trầm cảm sau sinh
Những câu chuyện đau lòng về trầm cảm sau sinh luôn khiến chúng ta phải giật mình thảng thốt. Nhiều bà mẹ sau khi trải qua chứng bệnh đáng sợ đó đã rút ra bài học đầu tiên là phải tự cứu chính mình.
Chị Đỗ Hải Yến (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ từng rơi vào trầm cảm sau sinh.
Cuộc hôn nhân của vợ chồng chị ban đầu không được nhà chồng chấp nhận vì chị là gái quê tỉnh lẻ còn chồng là trai phố. Tới khi chị lỡ mang bầu 5 tháng thì mới được làm đám cưới cho xong.
Trong thời gian mang bầu, chị Yến bị sa tử cung nên phải nghỉ việc, treo chân ở nhà. Mẹ chồng vốn không ưa chị, chồng thì nghe lời mẹ nên mâu thuẫn gia đình thường xuyên xảy ra. Hầu như tuần nào hai vợ chồng cũng cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt.
Mọi sự khiến chị rơi vào stress, mất ngủ liên miên, lo sợ đủ thứ có thể xảy ra với mình lúc sinh đẻ. Những cơn ác mộng làm chị bật dậy khóc tu tu lúc nửa đêm.
Ảnh minh họa
Chờ mãi cũng đến ngày chuyển dạ, chị Yến sinh được một bé trai kháu khỉnh. Tưởng rằng những căng thẳng trước sinh sẽ dịu đi, nào ngờ những ngày ở cữ với chị chẳng khác gì cực hình.
Trời nắng như đổ lửa nhưng chị phải kiêng bật quạt, bật điều hòa vì cả nhà lo em bé viêm phổi. Bức sữa phát sốt cộng với đau vết khâu tầng sinh môn khiến chị mệt mỏi vô cùng. Thế nhưng, chồng lại chẳng hề quan tâm hay biết khiến chị vừa tủi thân vừa nghi hoặc có phải mình kết hôn sai lầm.
Đêm xuống, chị càng không chợp mắt được vì con quấy khóc. Chồng chị nghĩ có bà ngoại đến chăm cháu nên phó mặc tất cả để sang phòng khác ngủ.
Video đang HOT
Có hôm chị thấy mình như bốc hỏa, cáu giận tới mức quát nạt, bỏ mặc con nằm gào khóc và bảo mẹ đẻ bế ngay con về quê nuôi giúp.
Mẹ chị thương con, quý cháu nhưng cũng chỉ ở lại chăm sóc được 2 tuần. Lúc mẹ về quê, chị cảm thấy hoang mang như thể chị bị bỏ lại ở nhà chồng.
Mẹ chồng không đưa cơm lên phòng như mẹ đẻ nên hàng ngày chị Yến phải vịn cầu thang từ tầng 3 xuống tầng 1 để ăn uống.
Mẹ chồng thường hay ca thán chị ăn không đúng bữa khiến bà phải dọn dẹp nhiều lần. Chồng không hiểu chị bận chăm con thì chớ lại còn lên nhắc vợ lần sau mẹ gọi phải xuống ăn ngay.
Rồi thì hầm bà lằng những chuyện nhỏ nhặt như chị mải dỗ con khóc nên trời mưa không kịp lên sân thượng dọn quần áo, chưa kịp rửa bình sữa, thu dọn tã bỉm… liền bị mẹ chồng và chồng cho là lười biếng. Chị càng thanh minh càng bị cho là giỏi cãi.
Điều khiến chị Yến mệt mỏi nhất là lúc nào mẹ chồng cũng chê sữa chị hoi nên con còi không lớn. Dù tháng đầu tiên bé lên 1kg nhưng bà vẫn cho rằng như thế là chậm tăng cân. Đó cũng là lý do bà liên tục nhắc con dâu cho con uống thêm sữa công thức thay vì bú mẹ.
Chị Yến lúc nào cũng sợ hãi cho con bú vì lo mẹ chồng và chồng bắt gặp sẽ lại kêu sữa nóng, sữa hoi mà vẫn cho con ăn.
Mặc dù ngày mới sinh con rất nhiều sữa, nhưng chỉ hơn 3 tháng sau do bé ít bú, cộng thêm việc mẹ stress, mất ngủ nên chị Yến dần mất sữa. Bé nghiền sữa ngoài nên thậm chí không chịu uống sữa mẹ.
Có lẽ vì cữ bú mẹ ít đi nên bé cũng quấy khóc nhiều hơn. Dỗ con hoài không được, chị Yến nước mắt lã chã nghĩ mình là một bà mẹ thất bại. Thi thoảng ý nghĩ bỏ con đi lại xuất hiện trong đầu chị.
Tâm sự của một bà mẹ từng mắc trầm cảm sau sinh.
Giữa lúc bức bối, chị Yến đọc được thông tin vụ việc bà mẹ trẻ bế con nhảy cầu ở Hà Nội do trầm cảm sau sinh. Chị Yến giật mình nghĩ nếu mình không tự cứu mình thì không ai cứu được.
Chị tìm hiểu các cách vượt qua trầm cảm sau sinh và bắt đầu thay đổi dần. Đầu tiên, chị Yến tập tành bán hàng online qua việc chỉ nhận đơn và chuyển đơn cho chị gái. Công việc vừa kiếm thêm tiền vừa giúp chị quên đi những áp lực từ mâu thuẫn gia đình.
Nhờ thế, chị trở nên vui vẻ hơn, biết buông bỏ, không để ý tới những lời xì xào như bé còi cọc, mẹ ăn hết phần con, sữa mẹ hoi,…
Hầu hết người thân không ai hay biết chị Yến đã trải qua quá trình trầm cảm sau sinh rồi biến đổi tâm lý như thế nào. Vì thế, sau này chị Yến thường nói chuyện, động viên chia sẻ với những bạn bè, người thân vừa sinh con để giúp họ tránh rơi vào tình trạng tồi tệ của trầm cảm sau sinh.
Tiến sĩ Tô Thanh Phương – nguyên Phó giám đốc BV Tâm thần trung ương 1 cho biết: Trầm cảm sau sinh là một thể trầm cảm ở phụ nữ sau sinh đẻ. Hầu hết phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng trong 1 tháng sau sinh. Trầm cảm khiến người phụ nữ cảm thấy buồn, chìm xuống, cảm thấy vô vọng, hoặc cáu kỉnh hầu hết trong ngày và hầu như mỗi ngày.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh đó là phụ nữ buồn rầu, cáu kỉnh, hoặc lo âu, giảm tập trung chú ý, mất ngủ, hay khóc…
Những phụ nữ có tiền sử trầm cảm thường có nguy cơ trầm cảm sau khi sinh cao hơn những phụ nữ chưa mắc.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
4 lý do khiến phụ nữ sau sinh không thích 'chuyện ấy'
Phụ nữ sau sinh thường không hứng thú với 'chuyện ấy' vì nhiều lý do như việc chăm sóc con khiến họ mệt, hoặc thức khuya chăm con...
Ảnh minh họa: Shutterstock
Tuy nhiên, đó là những lý do phổ biến, còn 4 lý do sau đây ít người biết đến, theo Mirror.
Có người để ôm ấp mỗi ngày
Phụ nữ mang thai thường dành cả ngày cho đứa con bé bỏng của mình. Và việc ôm ấp con mình là một phần quan trọng ảnh hưởng lớn đến không gian cá nhân của người mẹ. Họ có thể cảm thấy việc ở bên cạnh con là tất cả mọi thứ mà họ cần.
Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến 1 trong 10 phụ nữ. Và nghiên cứu đã tìm thấy tỷ lệ này với nam là 1 trong 25 người. Các triệu chứng có thể có ảnh hưởng sâu rộng và có thể bao gồm cảm giác tội lỗi, vô vọng, tự trách mình, thờ ơ và chán ăn.
Trầm cảm sau sinh cũng có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của bà mẹ. Thăm hỏi sức khỏe và quan tâm lo lắng phụ nữ lúc này hoặc cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý là những thứ rất hữu ích cho sức khỏe tâm thần của các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh.
Tác động vật lý của việc sinh nở
85% phụ nữ sinh ngã âm đạo sẽ trải nghiệm một số chấn thương vùng tầng sinh môn. Trải nghiệm này có tác động vật lý lớn lên phụ nữ. Những lý do phổ biến nhất là bệnh trĩ, mũi khâu đáy chậu hoặc do cắt tầng sinh môn... Những yếu tố này đã ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ mang thai. Họ cần thời gian để chữa lành vết thương.
Cho con bú
Cho con bú làm cơ thể phụ nữ sản xuất ra loại hoóc môn để sản xuất sữa, và cũng được coi là biện pháp tránh thai, nhưng đồng thời làm suy giảm ham muốn tình dục của họ. Ngoài ra, sau sinh con phụ nữ sẽ trải nghiệm tình trạng khô âm đạo, mà sẽ làm cho giao hợp bị đau. Vì vậy, họ không có tâm trạng "yêu" lúc này.
Ngọc Lam
Bổ sung nội tiết tố nữ có giúp giảm rụng tóc sau sinh? Thống kê cho thấy có tới 90% phụ nữ gặp phải tình trạng rụng tóc sau sinh, trong đó có tới một nửa trong số đó gặp phải tình trạng rụng tóc nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng và cuộc sống. Nhiều chị em phụ nữ tìm đến các giải pháp bổ sung nội tiết tố nữ với hy...