Mẹ trẻ chia sẻ nguyên nhân bị tắc sữa sau sinh
Thời con gái chị Mai nặng 54kg, vóc dáng đầy đặn, xinh xắn. Thế nhưng sau khi sinh con đầu lòng, bà mẹ trẻ gặp phải tình trạng tắc sữa liên tục khiến sức khoẻ giảm sút, cân nặng chỉ còn 44kg.
Hành trình sinh con của chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (27 tuổi, Quảng Ninh) khá gian nan. Bà mẹ trẻ đau đớn vật vã suốt 19 tiếng đồng hồ nên mất nhiều sức, đến khi tử cung mở hết, lên bàn đẻ loay hoay 30 phút con vẫn chưa ra được. Nghe bác sĩ doạ: “ Em phải cố gắng không con chết ngạt bây giờ” thì chi Mai sợ hãi, cố gắng lấy hết sức bình sinh để rặn con ra. Đau đớn cũng tạm qua đi khi chị Mai nhìn thấy con chào đời, khoảnh khắc da tiếp da ấm áp của hai mẹ con đối với chị là điều thật tuyệt vời và kỳ diệu.
Thế nhưng nếu như sau cơn đau như gãy 20 chiếc xương sườn ấy, nhiều mẹ nhanh chóng phục hồi và có thể chăm sóc cho con mình thì chuỗi ngày dài sau sinh của chị Mai lại phải đối diện với một nỗi đau đớn khác mang tên tắc tia sữa. Nhưng nếu người ta chỉ tắc một, hai, ba lần thì số lần tắc tia sữa của chị Mai phải lên đến gần 40 lần.
Ảnh cưới của chị Mai và ông xã, lúc này chị đang nặng khoảng 54kg, thân hình đầy đặn, tràn sức sống.
Tuần nào cũng bị tắc sữa, sốt 2-3 lần/tháng, cho con bú là chân tay co quắp vì quá đau
“ Tắc tia sữa thì chắc mình cũng giống như nhiều mẹ khác, sữa về con bú không hết nên cương đau và tắc. Mình sinh con lần đầu nên chẳng có kinh nghiệm, chẳng ai chỉ bảo gì, ở bệnh viện thì cũng không được bác sĩ, y tá hướng dẫn đến nơi đến chốn. Nghe lời họ đi massage để giảm cương, đau ở phòng dịch vụ của bệnh viện, ai ngờ lại càng gọi sữa về thêm.
Mình còn bị đầu ti ngắn , một bên ngắn, một bên tụt vào trong nên con khó bú. Mình đã quyết tâm cho con bú mẹ nhưng đến ngày thứ ba thì phải đi mua máy hút sữa. Sau 5 ngày ở viện về nhà là mình bị nứt cổ gà, 2 bên đều rỉ máu.
Mỗi lần cho con bú là mình cứ co quắp hết chân lại. Con ăn thì chẳng được bao nhiêu, bú được tí lăn ra ngủ khì còn mẹ lại hì hục đi vắt sữa. Ngực mình lúc nào cũng như cái bát tô ấy, ai nhìn cũng sợ.
Đến ngày thứ 8 sau sinh mình bắt đầu sốt, cặp nhiệt độ thấy 38,5 độ nhưng cũng không hiểu là mình bị làm sao. Chồng đi làm, mẹ chồng thì cũng nhiều tuổi nên không hỗ trợ được nhiều nên mình tự bắt taxi đến bệnh viện nơi mình sinh con để khám thì mới biết là mình bị sốt do tắc sữa. Và chuỗi ngày kinh hoàng bắt đầu từ đây” – chị Mai nhớ lại.
Khi mang thai chị Mai không tăng cân nhiều, vẫn luôn giữ được ngoại hình trẻ trung, rạng rỡ.
Chị Mai được bác sĩ kê thuốc kháng sinh, kháng viêm, chiếu đèn, tiêm thuốc để làm giãn nở tia sữa cho dễ thông, mỗi mũi tiêm đau như thấu xương, ngày nào cũng phải tiêm 2 ống, đi đi về về giữa bệnh viện và nhà. Thế nhưng chị Mai vẫn chưa hết sốt, cứ 4-5 tiếng lại sốt một cơn và phải uống thuốc giảm đau, hạ sốt. 3 ngày sau chị sốt gần chạm 40 độ nên ông xã quyết định cho chị nhập viện, bác sĩ yêu cầu phải đưa em bé vào cùng.
Mặc dù đã nhập viện nhưng phương pháp điều trị của bệnh viện lại khiến tình trạng của chị Mai trầm trọng hơn. Ngày nào cũng có một người được bệnh viện thuê đến nặn sữa rất mạnh khiến chị đau thấu trời, đau hơn đau đẻ. Mỗi lần y tá nặn là chị Mai co quắp người lại, run rẩy rồi giãy đành đạch, chân đạp xuống giường, môi mím chặt nhưng cuối cùng vẫn phải hét lên vì đau không thở được. Quá sợ hãi nên gia đình chị Mai lại yêu cầu bệnh viện có phương án điều trị khác.
Video đang HOT
Hôm sau thì bệnh viện bố trí một người trẻ tuổi và cách nặn sữa cũng nhẹ nhàng hơn và tình trạng cũng có thuyên giảm. Sau 6 ngày thì mẹ con chị Mai được xuất viện về nhà.
Sau sinh chị Mai ăn uống tốt nhưng có lẽ ăn bao nhiêu đều vào hết sữa nên chị sụt cân liên tục, cân nặng chỉ còn 44kg.
Chị Mai cho rằng việc chị bị tắc sữa có thể là do 3 nguyên nhân:
Thứ nhất là do cơ địa của chị quá nhiều sữa, có lần chị vắt 2 bên ngực được 800ml.
Thứ hai là do chị không cho con bú trực tiếp mà hút sữa ra bình cho con ăn. Có lần chị bị tắc và cố cho con bú thì bé bú xong là cục tắc cũng biến mất. Nhưng khổ nỗi là con trai chị Mai nhất định không ti mẹ dù chị làm đủ mọi cách, bé chỉ ti bình mà thôi.
Và nguyên nhân thứ ba, chị Mai cho rằng có thể việc tắc sữa của chị còn do yếu tố tâm lý. Bà mẹ trẻ để ý cứ hôm nào có nhiều chuyện buồn hay bị stress là hôm sau sẽ bị tắc sữa.
Ngoài ra, có những hôm mệt quá ngủ quên hút sữa là chị Mai cũng bị tắc sữa. Hoặc hôm nào chị Mai lỡ ăn những món lợi sữa như xôi, các loại chè đỗ là hôm sau lại tắc sữa liền.
Tuần nào chị cũng tắc sữa, tháng sốt 2-3 lần là chuyện bình thường, đến mức ông xã của chị phải mua sẵn đèn hồng ngoại, hễ tắc là chiếu vào ngực vợ luôn rồi hút sữa chứ suốt ngày gọi người đến thông vừa bất tiện, vừa tốn kém. Nhờ vậy mà chồng chị Mai cũng ngày càng khéo léo trong việc chữa tắc sữa cho vợ, anh biết làm bước nào trước, bước nào sau, biết cách để chị đỡ đau và biết luôn cả việc lúc nào thì cần phải đưa vợ đi bệnh viện.
Bé Bi-a ăn sữa mẹ hoàn toàn, trộm vía cậu bé rất bụ bẫm, khoẻ mạnh.
Chị Mai cũng thử các mẹo dân gian mà mọi người mách như: Chải lược, uống nước đinh lăng, lá bưởi, bồ công anh… nhưng tất cả đều không ăn thua. Sau 9 tháng sinh con, chị Mai bị tắc sữa khoảng gần 40 lần. Trong đó có 2 lần nặng phải nằm viện mỗi lần 2 tuần và một lần bị áp xe.
Sức khoẻ suy kiệt, sụt cân liên tục, dùng đủ các cách để làm mất sữa mà sữa vẫn về đều
Ăn bao nhiêu vào hết sữa nên chị Mai cũng sụt cân không kiểm soát được. Thời con gái chị Mai nặng 54kg, lên bàn đẻ nặng 60kg thế mà hiện tại dù ăn gấp đôi gấp ba lần ngày xưa nhưng chị Mai chỉ còn có 44kg.
“ Ông xã và bố mẹ đẻ đều khuyên mình cai sữa cho con từ lâu rồi vì sức khoẻ của mình yếu đi rất nhiều. Hơn nữa giờ bé cũng đã ăn cháo đặc rồi nên ăn ít sữa đi, mình đã tích được 2 tủ lạnh sữa cho con, phải ăn 3 tháng nữa mới hết. Nhưng vì lo cho sức khoẻ của con nên mình vẫn lưỡng lự. Vả lại tìm được sữa công thức phù hợp với con cũng chẳng dễ dàng gì, nuôi con sữa mẹ hoàn toàn lại tiết kiệm chi phí nữa… Nhưng đến khi bị tắc 10 ngày liên tiếp không thông được, sức khoẻ suy kiệt thì chồng mình xót vợ, nhất định bắt chị phải cai sữa cho con. Lần này mình mới quyết định nghe lời chồng.
Chị Mai tích được một tủ sữa cho con đủ dùng trong 3 tháng tới và quyết định cai sữa cho bé Bi-a.
Nhưng cai sữa với mình cũng không phải điều dễ dàng. Mình ăn bắp cải, lá lốt liền một tuần cho với mong muốn sẽ mất sữa nhưng sữa vẫn về đều. Thử mẹo chán rồi thì quay ra mua thuốc tiêu sữa nhưng sữa vẫn về nhiều. Người bán thuốc dặn không được vắt sữa để sữa không về nữa nhưng mình chỉ chịu chịu được tầm 15 tiếng đồng hồ, ngực sưng to như hai trái dưa hấu, nằm ngửa thì không thở được, quay trái không được mà quay phải cũng không xong nên lại phải hút.
Uống hết 3 ngày thuốc vẫn không mất sữa, mình và ông xã đang tính đến phương án tiêm tiêu sữa xem sao, vài ngày tới mình sẽ đến bệnh viện nghe bác sĩ tư vấn. Cách này tuy sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa cho bé sau nhưng nếu không thể có cách tốt hơn thì đành phải chấp nhận”.
Mẹ Đà Nẵng đẻ mổ tuần 39, em bé nằm trong bụng bị "trói" không cựa quậy nổi người
Chị T.N run run khi nghe ekip mổ hốt hoảng bảo nhau: "Nhanh nhanh, em bé quấn rốn 4,5 vòng, quấn từ cổ đến thân, và cả tay chân nữa, siết chặt em bé không cựa quậy luôn rồi".
Mỗi một dấu mốc hay bất kỳ dấu hiệu nào trong quá trình mang thai luôn cần được mẹ bầu chú ý thật cẩn thận. Và việc lựa chọn tin tưởng bác sĩ theo dõi thai kỳ, bệnh viện sinh con, điều trị cho con cũng cần phải được suy tính kỹ càng. Bởi chẳng ai nói trước được điều gì, nhiều trường hợp chủ quan nghĩ rằng mọi thứ bình thường lại mang đến những hậu quả khó lường.
Câu chuyện của chị T.N (hiện đang sống ở Đà Nẵng) chia sẻ về trường hợp sinh bé đầu lòng, khi siêu âm không phát hiện ra con quấn cổ 4 vòng, bị suy thai khiến cho việc phải mổ gấp, em bị suy thai, suýt mất mạng và dẫn tới những ngày tháng rong ruổi khắp các bệnh viện là một minh chứng rõ ràng cho điều này. Khi chia sẻ trong một hội nhóm kín, câu chuyện của chị T.N đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều mẹ khác. Chỉ trong vài ngày, nhật ký đi sinh của bà mẹ một con này đã nhận về gần 5.000 lượt like và hơn 2.200 bình luận.
Chị N.T đã có một thai kỳ khỏe mạnh và nghĩ mình sẽ đẻ thường dễ dàng nhưng không ngờ...
Chị T.N viết: " Hôm nay là ngày đầy tháng của con, mình chẳng mong gì ngoài việc em bé P. thật khỏe mạnh như bao em bé khác. Kể lại hành trình 1 tháng qua giống như một cơn ác mộng. Sáng ngày 16/4, mình bỗng bong nút nhầy và đau bụng lâm râm. Lúc này em bé được 39 tuần nên mình vội nhập viện và chuyển tuyến lên bệnh viện tỉnh.
Mình vẫn khỏe mạnh lắm nên đinh ninh sẽ đẻ thường được. Bác sĩ khám 2 lần đều mở 1 phân, dây rốn quấn 1 vòng. Đến 7h tối đi đo tim thai thì phát hiện nhịp tim lúc được lúc mất. Bác sĩ yêu cầu mình qua phòng siêu âm và quay lại đo tim thai 1 lần nữa. Mặc dù trước đó mình đã báo trước với bác sĩ là ngày hôm nay không thấy em bé đạp mà chỉ gò cứng bụng. Nhưng bác sĩ cũng chủ quan, tới lúc này đo tim thai không được mới yêu cầu mổ gấp. Mình nghe mổ thì bắt đầu bủn rủn và khóc. Vì thương em bé bỏng đang suy thai dần.
9h20' tối bắt đầu ca mổ. Mình được tiêm gây mê tuỷ sống, nghe mọi người bảo đau lắm nhưng mình chẳng thấy đau gì vì lúc này chỉ lo cho con. Cả ekip khi mở bụng mình ra đều hốt hoảng: "Nhanh nhanh, em bé quấn rốn 4,5 vòng, quấn từ cổ đến thân, và cả tay chân nữa, siết chặt em bé không cựa quậy luôn rồi", "nước ối đen kịt phân su luôn rồi!". Mình nằm nghe mà người run lên, mắt nhoè hết nước. Bác sĩ phải trấn an liên tục vì sợ ảnh hưởng cả mẹ và con.
Đến lúc bác sĩ gần như hoàn tất ca mổ mà vẫn chưa thấy tiếng khóc của con, mình mới hỏi: "Con cháu đâu bác sĩ?". Lúc này bác sĩ báo em bé đã được đưa ra với gia đình rồi, con yếu quá nên không khóc được, hô hấp yếu và chỉ nặng 2,3kg. Mình nghe lại càng thương con hơn nữa. Nhưng cũng thật may vì con được mổ kịp thời nên giữ được mạng sống".
Con gái chị N.T chào đời trong tình trạng dây rốn quấn cổ nhiều vòng, quấn thêm cả người và tay chân không cựa quậy nổi.
6 ngày nằm viện sau mổ, chị T.N không được gặp con vì bé ở phòng ấp. Đến ngày thứ 2, thứ 3, mỗi 3 tiếng 1 lần, chị hút sữa mang vào cho con. Thật may là sữa chị về nhiều ngay ngày thứ 2. Sau 6 ngày, bé được xuất viện nhưng 2 đêm về nhà là 2 đêm con quấy khóc liên tục, khó thở. Chị T.N lo quá nên cho con nhập viện Nhi. Sau khi làm các xét nghiệm chụp phim thì bác sĩ chẩn đoán con bị viêm tiểu phế quản.
Chị kể tiếp: "Họ cho con kháng sinh 3 mũi/ngày, hút dịch nhầy và hỗ trợ oxi liên tục. Vì con nếu bú và khóc lại tím tái không thở được. Tuy nhiên, sau đó mình hỏi lại chẩn đoán thì được con bị mềm sụn thanh quản, đây là bệnh lý có thể tự khỏi sau khi em bé lớn vì sụn cứng lại. Cả đội ngũ bác sĩ ở viện Tỉnh đều khuyên gia đình yên tâm với phác đồ điều trị của họ. Mặc dù vậy, điều trị đến ngày thứ 12 mà không bớt nên nhà mình quyết định chuyển tuyến vào viện Nhi Đồng TP.HCM khám.
Trước khi bay, mình đã chuẩn bị kiến thức về hô hấp nhân tạo vì sợ trong quá trình bay con có vấn đề xảy ra, nhưng thật may là con ngoan. Vừa đến viện, mình cho con vào khoa cấp cứu, bác sĩ đưa con đi làm nhiều loại xét nghiệm. Đến 15h, sau khi nội soi, bác sĩ kết luận con bị màng chắn thanh quản 80% và ngay lập tức liên hệ với 2 khoa: tai-mũi-họng và hô hấp để phẫu thuật gấp. Mình nghe tin mà chỉ biết khóc và cầu nguyện cho con. Lúc này con cứ khóc liên tục. Chắc mệt và đói vì phải nhịn đói hơn 3 tiếng để được nội soi.
Mình thương con, muốn cho con bú 1 chút cho đỡ khát mà bác sĩ cấm. Con khóc rồi mình cũng khóc nức nở bên cạnh. Rồi bác sĩ cho con về phòng chăm sóc, mình không còn được bế con nữa, cảm giác chỉ thấy bất lực. Đến 7h tối, mình kí giấy mổ cho con, lại thêm 1 lần nữa mình khóc như mưa, cả bầu trời như sụp đổ sau khi bác sĩ trao đổi: "Gia đình chuẩn bị tâm lý, tiên lượng ca mổ có thể bé sẽ tử vong vì hiện tại thanh quản nhỏ không thể đưa ống vào nội soi được mà phải mổ ngay cổ...". Nhìn con nhắm nghiền mắt trên băng ca để đẩy vào phòng mổ mà lòng mẹ xót xa. Em bé mới 23 ngày tuổi lọt thỏm giữa đống dây rợ từ mũi, miệng, đến tay chân".
Sau sinh là quãng ngày càng thêm khó khăn với chị N.T khi con phải phẫu thuật.
2 tiếng ngồi đợi con mổ dài đằng đẵng trong lo lắng dường như là quãng thời gian dài và khó khăn nhất trong đời chị N.T. Trong lúc ca mổ diễn ra, chị còn thấy có 3 bác sĩ được gọi thêm vào hỗ trợ, càng lo lắng khôn cùng. Rồi con cũng được đẩy ra phòng hồi sức, con lướt qua mà chị không kịp nhìn mặt. Đợi thêm 1 tiếng nữa, bác sĩ thông báo tình hình, chị mới thở phào nhẹ nhõm vì ca phẫu thuật tạm ổn. Con đã tỉnh và có thể khóc. Tuy nhiên bác sĩ lại bảo các biểu hiện của con có thể là dấu hiệu của ảnh hưởng tới não, do thiếu oxi, và tim của con cũng yếu. Bác sĩ sẽ can thiệp các từng phần 1 sau khi con khỏe hơn. Bà mẹ trẻ lại chìm vào lo âu...
"Con gái nằm hồi sức 4 ngày, mỗi ngày mình chỉ được thăm mình 5 phút. Nhưng cứ nhìn thấy con, mình lại khóc như mưa nên hôm sau mình để bố vào thăm, trò chuyện với con. Mình vẫn duy trì 3 tiếng hút sữa 1 lần để bác sĩ truyền thẳng sữa vào dạ dày cho con. Đến ngày thứ 5, con đã không cần thở máy nữa. Bác sĩ thông báo tình hình của con khả quan hơn, mình mừng không kể xiết.Đến ngày thứ 7, vợ chồng mình được gặp con, đưa con đi chụp CT. Bác sĩ khen con ngoan, lúc chụp không quấy như những em bé khác. Hôm nay cũng là ngày đầy tháng, mình chỉ khấn cầu để P. của mình không phải chịu thêm một nỗi đau từ 1 căn bệnh nào khác nữa", chị nói.
Chị T.N chia sẻ thêm, em bé P. hiện tại vẫn còn đợi hội chẩn từ khoa để biết phác đồ điều trị hay những vấn đề cần khắc phục tiếp theo. Vì mặc dù ca phẫu thuật thành công nhưng vẫn chưa triệt để. Ngoài ra, bé còn đợi kết quả siêu âm tim vào tuần sau. Tuy vậy, bé đã được bác sĩ chăm nuôi rất tốt, bé cũng tự thở được nên gia đình cũng đỡ lo hơn.
Con gái chị N.T vẫn đang trong thời gian điều trị dù sức khỏe đã ổn định hơn.
Vì con vẫn đang điều trị và chưa biết kết quả như thế nào, chị T.N không muốn công khai danh tính và hình ảnh của con, nhưng chị vẫn muốn chia sẻ câu chuyện của hai mẹ con, để gửi gắm lời khuyên và nhắn gửi đến các mẹ bầu khác: "Đến bây giờ, mình vẫn hối hận vì không thể sinh con ở một bệnh viện tốt hơn, không đi khám ở phòng khám tốt hơn để phát hiện ra các dấu hiệu khác thường trong bào thai.
Vì vậy, mình mong có thể nhắn gửi đến các mẹ hãy lựa chọn những địa chỉ tốt nhất như tuyến Trung ương để khám thai, sinh nở và điều trị cho con trong trường hợp con có vấn đề. Bởi ngay cả việc bác sĩ tư vấn, nhưng linh tính của người mẹ là khác thì hãy chắc chắn việc bạn sẽ lựa chọn tin thêm cả linh tính của người mẹ, để kiểm tra vấn đề an toàn cho con. Cửa sinh là cửa tử nên hãy cẩn thận với tất cả bất thường khi mang thai. Chúc cho các mẹ đều có một thai kỳ khỏe mạnh, sinh nở mẹ tròn con vuông".
Đang ở cữ, ái nữ nhà Minh Nhựa "trốn" đi biển, diện bikini khoe dáng nuột sau sinh Vóc dáng nuột nà không vết rạn sau khi sinh của Joyce Phạm khiến nhiều chị em phải ghen tị. Ngày 16/4 vừa qua, Joyce Phạm - ái nữ của đại gia Minh Nhựa và người vợ đầu tiên - vui mừng thông báo đã hạ sinh con đầu lòng sau hơn 7 tháng kết hôn. Cháu ngoại đầu tiên của đại gia...