Mẹ ‘trắng đêm’ ở khu cách ly tại TP.HCM vì con 6 tháng tuổi ở nhà khóc đòi
Nỗi đau mất chồng chưa nguôi, bà D. phải bỏ lại bé 6 tháng tuổi ở nhà cho con gái 15 tuổi chăm để đi cách ly vì bà và con gái lớn nhiễm Covid-19. Nghe con khóc qua điện thoại, bà thương đứt ruột nhưng bất lực.
Nỗi đau mất chồng chưa nguôi ngoai, nay xót xa hơn khi bà D. phải bỏ lại bé 6 tháng tuổi ở nhà cho đứa lớn chăm để đi cách ly nghi nghi nhiễm Covid-19. Nghe tiếng con khóc qua điện thoại, bà thương đứt ruột nhưng cũng đành… bất lực.
Bé gái 6 tháng tuổi liên tục khóc đòi mẹ và con hẻm nơi em sống đang bị phong tỏa. ẢNH: NVCC
Đêm trằn trọc vì nhớ con
Chia sẻ với Thanh Niên, Bà V.N.D (44 tuổi) cho biết 2 tháng nay, 4 mẹ con bà nương tựa lẫn nhau trong căn trọ nhỏ trên đường Bông Sao, P.5, Q.8 sau khi người chồng đột ngột qua đời. Đến tối 13.7, bà và con gái đầu (đều nghi nhiễm Covid-19) được đưa tới một xóm đạo trên địa bàn Q.8 để cách ly. Ở nhà, bé út 6 tháng tuổi (chưa xác định được F) được người chị tên H. (15 tuổi) trông nom.
Trước đó, bà D. đưa các con về quê nhà Quảng Ngãi để chịu tang bố. Nhân lúc chưa bùng dịch, mẹ con bà tranh thủ đặt vé xe vào lại TP.HCM để con cả kịp thi đại học. Không ngờ vừa thi xong thì mấy mẹ con phải xa nhau. Ở trong khu cách ly, người phụ nữ trung niên không khi nào thôi thấp thỏm lo âu. Ngày nào bà cũng gọi điện về cho H. để hỏi thăm tình hình. Cứ hễ nghe tiếng con gái nhỏ gào khóc, người mẹ như đứt từng khúc ruột.
Bà bộc bạch: “Từ lúc sinh tới giờ bé có xa mẹ đâu, nghe con khóc mà chị dỗ không nín là tôi sốt ruột lắm. Mấy ngày đầu tôi lo đến nỗi không ăn uống gì được, đêm nhớ con khóc rồi trằn trọc mãi. Nhưng giờ phải cố gắng để còn đoàn tụ với các con”. Đến khi được hỏi: “Trước khi đi bà đã chuẩn bị đủ sữa, tã bỉm, bột ăn dặm ở nhà cho con chưa?”, bà D. đáp gọn lỏn: “Tôi không nhớ nữa”.
Tất tả tiếp tế cho mẹ già 80 tuổi “kẹt” trong khu phong tỏa Covid-19 quận 10
Mấy ngày đầu, dù có bỡ ngỡ trong việc pha sữa và tắm rửa cho em gái nhưng H. vẫn tự tin có thể chăm lo ổn thỏa. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, chính em cũng không biết mình có đủ sức hay không. “Mỗi lần em bé khóc, con dỗ khoảng 15 phút mới nín. Ban đêm cũng có khóc, chắc em nhớ mẹ”, em H. nói.
Con gái lớn của bà D. cho biết em và mẹ đã được lấy mẫu xét nghiệm vào sáng nay 15.7 và hiện đang chờ kết quả. Sức khỏe của hai mẹ con tạm thời ổn định.
Mất đi trụ cột gia đình
Chị Mai Thị Thanh Thúy (35 tuổi, ngụ Q.8) là chủ một đại lý vé số chia sẻ, vợ chồng bà D. lấy vé số ở chỗ chị để bán hơn 10 năm nay. Khi chưa có dịch, hai vợ chồng mỗi ngày bán trung bình từ 5-6 lốc vé số, tương ứng với 500.000 – 600.000 đồng. Đến khi bà D. nghỉ để sinh nở, chồng bà vẫn lấy từng đó vé số cố bán thay phần vợ. Có hôm ông ấy than với chị rằng bữa giờ bán mệt quá nhưng không dám nghỉ vì sợ đói.
Người phụ nữ này kể lại, hôm đó đi mua gạo, mì gửi tặng bạn hàng, chợt nhớ tới mẹ con bà D. nên gọi điện hỏi thăm và mang sang. Tới nơi thì giật mình vì thấy rất đông người đã mặc đồ bảo hộ chuẩn bị theo xe đi cách ly.
“Bà D. khờ lắm, việc lớn việc nhỏ trước nay đều có chồng lo hết. Lúc đi test nhanh Covid-19, bà lại không ẵm bé út theo để làm xét nghiệm nên đến hiện tại vẫn chưa xác định được bé là F mấy. Bà ấy mới gọi điện nhờ tôi sang ôm bé nhỏ về chăm giúp nhưng sao được, tôi động viên bà ráng ăn uống cho mau khỏe”, chị Thúy tâm sự.
Trao đổi với Thanh Niên , đại diện Công an P.5, Q.8 cho hay tối ngày 13.7, có 85 ca nghi nhiễm Covid-19 sống trong hẻm 161 đường Bông Sao được đưa tới khu cách ly tập trung. Tại đây, những người này sẽ được xét nghiệm tiếp, trường hợp nào dương tính mới chuyển tới bệnh viện dã chiến. “Cán bộ phường cũng đã gửi sữa, bánh, trái cây nhờ 2 người ở bên trong lo cho các con của bà D. vì khu vực này hiện đang phong tỏa. Em bé 6 tháng tuổi sẽ được xét nghiệm vào đợt tiếp theo”, vị đại diện thông tin.
F0 tại TP.HCM: 'Ở đâu cũng phải tự lo, được về nhà thì còn gì bằng'
Nhận được kết quả xét nghiệm của đứa con trai 3 tuổi, người cha sững sờ, không gạt nổi hàng trăm suy nghĩ về những ngày tháng khó khăn sắp tới.
Thứ 6, ngày 9/7, trời sẩm tối. Nhẽ ra đây là khoảng thời gian để anh N.X.H., 32 tuổi, cùng gia đình nhỏ của mình quây quần bên bữa tối giản dị trong căn hộ ở quận 7, rũ bỏ hết mệt mỏi sau một tuần làm việc.
Thứ 6 này không phải một ngày như vậy. Chiều hôm đó, trước cửa, cạnh nhà và đầu hẻm nhà anh H. xuất hiện nhiều bóng áo xanh trùm kín đầu, dây ruy băng và rào chắn được dựng kín lối đi. Nhà anh H. nằm trong khu vực bị phong tỏa sau khi một trường hợp ngay gần đó được phát hiện có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Kết quả test nhanh Covid-19 của bé P. (bên trái, dương tính) và anh H. (bên phải, âm tính). Ảnh: NVCC .
Toàn bộ cư dân quanh đó được lấy mẫu test nhanh với nCoV. Anh H. may mắn âm tính. Tuy nhiên, bé N.T.P., 3 tuổi, con trai lớn của anh., lại không được như vậy.
Tự lo
Ngay trong đêm, bé P. được yêu cầu chuyển tới cách ly và theo dõi sức khỏe tại cơ sở tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên, với hơn 10.000 ca mắc được phát hiện sau 2 tháng dịch bùng phát tại TP.HCM thời điểm đó, mọi bệnh viện dã chiến đều đã quá tải.
Để khắc phục, lực lượng y tế quyết định đưa bé P. cùng các bệnh nhân khác tới trường Mầm non Tân Phong thuộc địa phận quận 7. Không còn cách nào khác, anh H. cũng nhanh chóng sắp xếp một vài bộ quần áo của hai cha con, ít đồ dùng cá nhân và cùng con trai lên xe cấp cứu.
"Việc xảy ra bất ngờ, tôi chưa kịp chuẩn bị nhiều, trường học này có vẻ mới được sử dụng làm nơi tiếp nhận bệnh nhân nên mọi thứ đều thiếu. Không được bố trí chăn hay chiếu, tôi đành xé tạm miếng bìa của thùng mỳ gói cho con nằm tạm", anh H. chia sẻ.
Bé P. phải nằm ngủ tạm trên tấm bìa từ thùng mỳ gói trên sàn trường Mầm non Tân Phong. Ảnh: NVCC .
Tạm thời giải quyết được chỗ ngủ nhưng đêm đó, nằm ôm con, anh H. lại lo những ngày tới, hai cha con sẽ sống như thế nào.
Anh H. kể lại: "Mấy ngày đầu, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn. Giống những người khác, tôi phải tự túc trong các vấn đề sinh hoạt như ăn uống, tìm nơi giặt quần áo, chỗ nghỉ. Đa số bệnh nhân ở đây chọn ăn mỳ gói. Bé P. còn nhỏ, lại đang ốm nên tôi pha tạm cháo gói cho con ăn".
Những ngày sau, anh H. cùng những bệnh nhân khác được cách ly tại trường Mầm non Tân Phong phấn chấn hơn khi nghe thông tin sẽ có suất ăn hàng ngày cho mỗi người. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là thông tin truyền tai. Dù sao, điều anh P. lo nhất vẫn chưa đến.
Ba ngày sau khi vào khu cách ly, bé P. bất ngờ có biểu hiện ho và sốt nhẹ. Do quá tải và thiếu nhân lực, trường Mầm non Tân Phong tuyệt nhiên không có điều dưỡng hay bác sĩ thường trực.
Bất lực, anh H. gọi tới số điện thoại cấp cứu 115. Sau khi có mặt và thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé P. bị viêm phổi nhẹ, cho thuốc và dặn cha theo dõi bé thêm.
Lo lắng cho con, anh H. đề nghị các bác sĩ cho bé P. tới bệnh viện. Tuy nhiên, điều người cha trẻ nhận lại chỉ là cái lắc đầu cùng lý do bệnh viện quá tải, không thể tiếp nhận thêm bệnh nhân.
"Tôi cũng đã gọi điện báo với trung tâm y tế của quận nhưng đến giờ vẫn chưa có người đến. Lúc này, tôi chỉ mong sao con mau khỏe. Ở đây không có bác sĩ, lo nhất là nhỡ bé có vấn đề gì, tôi cũng không biết kêu ai", anh H. nói.
Được về nhà thì tốt
Ngày 13/7, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh đã có văn bản khẩn về việc triển khai những biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 gửi đến các địa phương, cơ sở y tế. Theo đó, TP.HCM chính thức triển khai cách ly tại nhà với trường hợp F0, F1.
Dù chưa biết có nằm trong nhóm được cách ly tại nhà hay không, với anh H. và cả bé P., đây là thông tin rất vui.
Dù ở lại khu cách ly, bố con anh H. vẫn phải tiếp tục tự xoay sở để chăm sóc cho bản thân. Ảnh: NVCC .
"Nếu được cho cách ly và theo dõi tại nhà thì tốt quá vì ở đây, chúng tôi còn khó khăn hơn. Về nhà, không gian chật hơn nhưng ít nhất, gia đình có đủ tiện nghi để chăm cho bé, thuốc men cũng chủ động được", anh H. chia sẻ.
Nếu được về, anh H. và gia đình sẽ phải tự xoay sở việc cách ly, ăn uống cũng như sinh hoạt trong nhà, thậm chí đối mặt với việc bé P. không may có diễn biến xấu. Việc này khiến anh H. phần nào lo lắng. Dẫu vậy, thực tế là dù ở đâu, anh đều phải tự lo như vậy.
"Ở đâu cũng phải tự lo, được về nhà thì còn gì bằng. Về cách ly tại nhà nhưng nếu con tôi vẫn được bác sĩ quan tâm, chăm sóc, khám, chữa bệnh thì tốt quá. Dù là thăm khám qua điện thoại, tôi cũng rất mừng", anh H. ước.
Được sự chấp thuận của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, TP.HCM mới đây đã chính thức thí điểm cách ly, điều trị F0 tại nhà với 2 nhóm đối tượng.
Thứ nhất là trường hợp không có triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện. Trường hợp xét nghiệm rRT-PCR ngày thứ 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp, không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp) thì chuyển về cách ly tại nhà. Tiếp tục xét nghiệm PCR tại nhà vào ngày 14 và 21.
Thứ hai là F0 không triệu chứng, trường hợp này được thí điểm áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm, được cách ly tại nhà khi có đủ điều kiện tương tự F1.
Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu ngành y tế địa phương tổ chức đội theo dõi sức khỏe hàng ngày với F0 cách ly tại nhà; tổ chức đường dây nóng tiếp nhận thông tin trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng, khẩn trương đưa vào bệnh viện điều trị. Với trường hợp F1 được theo dõi tại nhà, ngành y tế yêu cầu xét nghiệm rRT-PCR theo quy định như trường hợp cách ly tập trung.
TP.HCM: Các quận, huyện phải lập khu cách ly tạm cho người nhiễm COVID-19 Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố, về việc đảm bảo an toàn người bệnh mắc COVID-19 tại các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19. Dân quân tự vệ đang chuẩn bị cơ sở vật chất tại khu cách ly thuộc KTX ĐH quốc gia TP.HCM -...